Văn bản Người thầy đầu tiên sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong chương trình môn Ngữ văn. Chính vì vậy, chúng tôi cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên ấn tượng:
Ai-tơ-ma-tốp là một nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Duy-sen.
Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Duy-sen hiện lên là một người thầy nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc của mình. Chính thầy Duy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tu-nai cùng lũ trẻ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Duy-sen “mỉm cười, niềm nở” lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy giáo ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”
Thầy Duy-sen cũng là một người tràn đầy tình yêu thương, luôn thấu hiểu tâm hồn trẻ thơ. Ngay buổi gặp gỡ đầu tiên, người thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi niềm khao khát được đến trường. Khi biết được hoàn cảnh của An-tu-nai, thầy đã an ủi một cách chân thành “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?” Những lời nói này cùng nụ cười hiền hậu của thầy Duy-sen khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh thấy “ấm lòng hẳn lại”. Cũng chính thầy Duy-sai là người đã khơi dậy khao khát đi học của An-tu-nai.
Không chỉ là người giảng dạy trực tiếp mà thầy Duy-sen luôn quan tâm đến đời sống của học sinh. Mỗi lần đến trường, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Vào mùa đông, nước đóng băng lạnh buốt đến nỗi các em không thể lội qua được. Để giúp các em học sinh đến lớp, thầy Duy-sen đã bế các em qua suối, cõng trên lưng và tay thì bế để các em nhỏ có thể đến trường an toàn. Kể cả khi bọn nhà giàu ngu ngốc, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể những câu chuyện hài hước để giúp học trò quên đi tất cả. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ dưới đáy kênh bằng đá, mảnh cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tu-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tu-nai lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tu-nai để ngồi lên và thầy thìy tiếp tục làm việc. Đối với An-tu-nai, thầy Duy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé còn mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.
Như vậy, nhân vật thầy Duy-sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người đáng được ngưỡng mộ và yêu mến.
2. Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên hay:
“Người thầy đầu tiên” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật thầy Duy-sen được nhà văn khắc họa một cách chân thực và sống động.
Nhân vật “tôi” nhận được bức thư của dân làng mời đến dự khai trương một ngôi trường mới được nông trường xây dựng. Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được một lá thư từ bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và người thầy đầu tiên của mình. An-tu-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với dì và chú và thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thầy Duy-sen đã giúp đỡ để An-tu-nai đến trường.
Trong ký ức của An-tu-nai, thầy Duy-sen là một người có trái tim nhân hậu, bao dung và tràn đầy yêu thương. Thầy chính là người đã giúp đỡ các em học sinh có một ngôi trường để đến học. Chính thầy cũng đã khơi dậy niềm khao khát đi học của các em: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?” ; thầy còn an ủi khi biết hoàn cảnh của An-tu-nai: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Khi thấy học sinh phải lội qua suối trong mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Học sinh trong làng lại rất yêu mến thầy Duy-sen. Về phần An-tu-nai, cô thầm ước có một người anh trai như thầy. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã truyền cảm hứng cho nhân vật của tôi vẽ nên bức tranh “Người thầy đầu tiên”.
Dưới lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Duy-sen hiện lên là một người hết lòng vì học trò. Khi thấy học sinh của mình phải mang những bao ki-jack, thầy đã động viên, an ủi các em. Những lời quan tâm đó dường như xua tan đi sự mệt mỏi, lạnh lẽo của tiết trời mùa đông. Trước hành động của bọn nhà giàu sống trên núi, thầy Duy-sen không hề tỏ ra tức giận mà thầy lại “nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự”. Sau mỗi buổi học, thầy còn cố gắng tìm đủ gỗ để làm một chiếc cầu bắc qua dòng suối dưới chân đồi. Thầy Duy-sen nhận thấy kế hoạch này không khả thi nên tiến hành xây những ụ đất nhỏ dưới lòng sông bằng đá và đất cỏ, giúp học sinh đi lại mà không bị ướt chân. Thầy làm tất cả mọi việc với mong muốn rằng học sinh sẽ luôn được an toàn trên con đường đến trường. Có thể thấy, mọi lời nói, hành động đều thể hiện tấm lòng nhân hậu, trái tim cao cả của Thầy Duy-Sen.
Tóm lại, nhân vật thầy Duy-sen hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của một người giáo viên. Điều này càng khiến mọi người yêu mến và ngưỡng mộ nhân vật hơn.
3. Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên điểm cao:
Trích đoạn “Người thầy đầu tiên” là lời kể lại của người họa sĩ và An-tu-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Duy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ động viên các học sinh đến trường mà còn đích thân tự tay bế các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết giá lạnh hay sự quấy rối của những kẻ cưỡi ngựa. Thầy Duy-sen quan tâm đến học sinh và đặc biệt là An-tu-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn để học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai đã khiến một người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ nên một bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.
“Người thầy đầu tiên” ca ngợi thầy Duy-sen với những tâm huyết, tận tâm và yêu thương thầy dành cho học trò của mình, đặc biệt là cô bé An-tu-nai. Thầy Duy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tu-nai, người nuôi dưỡng ước mơ và hy vọng cho các em học sinh.
Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc nghèo An-tu-nai xuất hiện trong những trang truyện nhẹ nhàng trong trẻo của Ai-ma-top đã để lại bao suy ngẫm trong lòng chúng ta một thời cắp sách. Hình ảnh người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm xúc sâu sắc nhất để lại trong mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Thầy Duy-sen còn rất trẻ, nhiệt tình, yêu nghề và rất mong muốn những điều tốt đẹp đến với những trẻ em nghèo, lạc hậu.
Trong buổi gặp đầu tiên, thầy Duy-sen mỉm cười nhiệt tình mời các em làm quen với trường. Duy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ.Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng các em học sinh. Khi An-tu-nai cùng lũ trẻ đến thăm trường, tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy khoe trường học và khơi dậy khao khát đến trường của các em nhỏ.
Không chỉ trực tiếp giảng dạy, thầy còn cõng các em vượt suối hàng ngày, cõng trên lưng, bế trên tay để các em có thể đến trường an toàn. Kể cả khi bọn nhà giàu ngu ngốc ,bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể những câu chuyện hài hước để giúp học trò quên đi tất cả. Chi tiết này cho thấy thầy là người có học thức và kiên nhẫn. Thầy Duy-sen không những không quan tâm hay tranh cãi với những người thiếu hiểu biết mà còn không muốn học trò của mình bị lời nói của họ ảnh hưởng và khiến cho tâm trạng không tốt.
Để việc qua suối bớt nguy hiểm hơn, thầy và An-tu-nai còn cố gắng tìm gỗ làm cầu cho học sinh đi qua con suối, thầy đi chân không, làm không ngơi nghỉ tay. Nhưng khi thấy An-tu-nai ngã xuống, thầy Đuy-sen lập tức quan tâm, quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tu-nai ngồi ở đó, xoa bóp và ân cần giúp cô bé ấm lên. Duy-sen bày tỏ mong muốn An-tu-nai có thể lên thành phố lớn học tập vì nhìn thấy tiềm năng và trí thông minh của cô học trò nhỏ.
Ai-ma-top viết cuốn tiểu thuyết dưới dạng một hồi ức chân thật, cảm động. Hình ảnh Duy Sen – người thầy đầu tiên đầy mẫu mực và đáng kính với lòng tận tụy đáng nhớ đã trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.
4. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của “Người thầy đầu tiên”:
4.1. Giá trị nội dung:
“Người thầy đầu tiên” ca ngợi sự nhiệt huyết và tình yêu thương vô bờ bến của thầy Duy-sen dành cho học trò. Ngoài ra, qua nhân vật An-tu-nai, tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự đóng góp to lớn của thầy Duy-sen. Từ đó, ta cảm nhận được một mối quan hệ cao đẹp, thiêng liêng giữa thầy và trò.
4.2. Giá trị nghệ thuật:
– Sử dụng nhiều ngôi kể chuyện: tạo ra nhiều góc nhìn, khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn và chân thực hơn.
– Nghệ thuật tạo hình nhân vật: thể hiện nhân vật qua hành động và lời nói.
– Ngôn từ giàu chất thơ.