Châu Âu có một nhà thơ, nhà soạn nhạc nổi tiếng là U Sếch-xpia, ông có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng. ông có một thành tựu to lớn trong cuộc đời là con người của thiên niên kỉ thứ hai của đất nước. ông nổi tiếng với một tác phẩm đặc sắc và sâu sắc là Romeo và Juliet.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích nhân vật Juliet trong tình yêu và thù hận:
* Mở bài:
Giới thiệu sơ lược về tác phẩm Tình yêu và thù hận
Giới thiệu khái quát về nhân vật Juliet
* Thân bài:
Tình yêu của Romeo và Juliet là tình yêu trên nền thù hận, đối với Juliet sự hận thù của hai gia đình được nhắc đến như một nỗi sợ hãi, một nỗi đau dai dẳng.
“Ôi chao”, cảm xúc chất chứa dồn nén ở trong ấy, đó là tình yêu được gói gọn trong mối tình đầu tiên của mình, nhưng cũng là tiếng thở dài lo lắng, là nỗi băn khoăn của cô về tình yêu của Romeo.
Đề xuất giải pháp một trong hai người phải rời xa gia đình, có thể thấy tình yêu của Juliet dành cho Romeo vô cùng lớn lao, đó là lời khuyên chân thành của trái tim.
Dùng lý lẽ để bảo vệ và biện minh cho việc từ bỏ gia đình vì tình yêu “Chỉ có tên họ…đổi lấy cả em đây!”.
Có vẻ như Juliet không còn là cô bé 14 tuổi nữa mà đã là một người trưởng thành và chín chắn.
Luôn ám ảnh nỗi sợ hãi thường trực, cô luôn nhắc đến mối thù giữa hai gia tộc lớn, hiện thân của nỗi lo lắng đó chính là bức tường đá.
Bức tường đá bảo vệ gia đình khỏi sự xâm nhập của những kẻ có ý đồ xấu, là sự ngăn trở tình yêu, là rào cản, là mối thù sâu sắc giữa hai gia đình, nó còn là biểu tượng cho nỗi lo lắng của Juliet về tình yêu của Romeo.
* Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về nhân vật Juliet
2. Phân tích nhân vật Juliet trong tình yêu và thù hận hay nhất:
“Romeo và Juliet” được mệnh danh là một bản tình ca bất hủ của nhân loại, một nỗi niềm thổn thức lấy đi nước mắt của nhiều khán giả ở mọi lứa tuổi. Trong đó, hình ảnh nhân vật Juliet nổi bật lên thông qua những diễn biến tâm lý trong đoạn trích.
Juliet có thân phận là một cô gái xuất thân từ gia đình quý tộc, diễn biến tâm trạng của Juliet có phần mang nhiều suy nghĩ, thận trọng hơn. Sau buổi dạ hội, nàng đã trót mang lòng vấn vương đến chàng Romeo. Khi gặp Romeo trong vườn, nàng có chút lo lắng và sợ hãi.
Mối thù giữa hai gia đình đã phần nào bào mòn lý trí của nàng, và nàng không thể chống cự với tư cách là một người phụ nữ, quay lưng lại với gia đình để đi theo người tình. Trong lời thoại của nàng, luôn có hai tâm trạng song song, một bên là tình yêu ngây thơ, một bên là sự bồn chồn khi nàng nhận ra được những nguy hiểm của mối tình oan trái này.
Câu hỏi rất ngây thơ: “Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi? Cái tên nó có ý nghĩa gì đâu” cho thấy bản thân nàng cũng muốn Romeo rời xa gia đình để theo nàng. Nàng tin vào tình yêu, nhưng niềm tin đó không hoàn toàn tuyệt đối. Đó là lý do tại sao nàng cảm thấy thảng thốt khi gặp Romeo: “Anh làm thế nào mà tới được chốn này anh ơi, và tới làm gì thế?”. Nàng chỉ không ngờ rằng tình cảm của mình lại mãnh liệt tới mức có thể khiến người tình của nàng bất chấp hiểm nguy đến vậy.
Mặc dù nàng đã cầu xin: “Romeo chàng ơi! Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy đổi lấy cả em đây” nhưng trong trái tim của cô gái vẫn có điều gì đó lấn cấn, không dám, không nỡ. Một bên là hận thù, một bên là tình yêu, một bên là danh dự của cả gia đình và một bên là hạnh phúc cá nhân của riêng nàng. Cuộc đấu tranh nội tâm của cô gái mười lăm tuổi lần đầu biết yêu đã cho thấy đam mê và sức mạnh tiềm ẩn của tình yêu.
Suy cho cùng, câu nói “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” là một sự đồng thuận theo tình yêu một cách đầy ý nhị. Thù hận với Juliet cũng chẳng còn nghĩa lý gì, tình yêu của một trái tim trẻ trung, một cảm xúc trong sáng đã vượt lên trên cái nền của mối nợ máu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tư tưởng nhân đạo trong thời kỳ Phục hưng đã được bộc lộ một cách thẳng thắn, dứt khoát.
Cái dai dẳng và khủng khiếp của sự hận thù được thể hiện rõ trong dòng tâm trạng của Juliet, nhưng cuối cùng, tình yêu của cả hai bên đã vượt qua tất cả, đó là tình yêu của thời đại, tình yêu bất tử. Những lễ giáo đã ràng buộc con người quá lâu và đã đến lúc cần được phá bỏ, bài trừ, giống như kết thúc của tác phẩm, khi bi kịch kết thúc, hận thù cũng bị xóa bỏ, chỉ là cái giá phải trả để đánh đổi là quá lớn, quá bi thương.
Với mười sáu lời đối thoại giữa Romeo và Juliet, sự phát triển tâm trạng của các nhân vật được miêu tả rõ ràng. Nếu Romeo có chút bốc đồng và hấp tấp thì Juliet lại mang nốt trầm của một cô gái trẻ nhưng chín chắn và trưởng thành. Cộng hưởng và hỗ trợ lẫn nhau, họ đã đưa tình yêu của mình vượt qua rào cản đạo đức, để lại cho muôn đời một bài ca về tình yêu kỳ diệu.
Với khả năng khai thác dòng cảm xúc của nhân vật, để nhân vật bộc lộ tính cách qua chính lời nói và hành động cùng những nút thắt mở linh hoạt, Shakespeare đã khẳng định chiến thắng của nhân loại, gửi vào tác phẩm một thông điệp đi trước thời đại về mọi khát vọng tự do của con người.
3. Phân tích nhân vật Juliet trong tình yêu và thù hận ý nghĩa nhất:
Nhân vật Juliet trong tình yêu và thù hận của Shakespeare đại diện cho những con người mới của thời đại mới, những con người luôn sống với trái tim mình, dám lên tiếng để bày tỏ khát vọng, vượt lên mọi thù hận, mọi ràng buộc xã hội.
Sau khi gặp nhau tại buổi dạ hội, cả Romeo và Juliet đều có tình cảm với nhau. Và như người ta vẫn nói, khi hai ánh mắt chạm nhau, trái tim cùng đập, đó là lúc hai tâm hồn thuộc về nhau.
Juliet đại diện cho những con người khao khát sự tự do và hạnh phúc. Nàng sẵn sàng vượt qua hàng rào ấy để có được tự do và hạnh phúc cho riêng mình. Sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình để được đến bên nhau.
Và vẻ đẹp của Juliet đã thắp lên ngọn lửa tình yêu trong Romeo, từ vẻ đẹp đó, khát khao được tỏ tình, được gần gũi, được chia sẻ, được thấu hiểu đã được đánh thức, điều này được thể hiện qua câu thoại “Ôi, giá nàng biết nhỉ”.
Nếu Romeo chỉ đắm chìm trong đam mê tình yêu mãnh liệt thì Juliet luôn sống thực tế, một thực tế đau lòng, đó là mối hận thù sâu sắc giữa hai gia đình. Chúng ta có thể thấy qua lời độc thoại nội tâm của nàng, “Ôi chao!” một từ rất ngắn, nhưng chúng ta có thể tìm thấy những cảm xúc được chứa đựng và kìm nén trong đó, đó là tình yêu gói ghém dành cho mối tình đầu tiên của mình.
Đặc biệt, Juliet còn thể hiện nỗi lo lắng thường trực của mình khi gọi khu vườn của nhà mình là “tử địa” và cảnh báo Romeo rằng nếu bị bắt, chàng sẽ bị giết không chút nghi ngờ.
Hành động của Juliet không phải là hành động vô tình của một người dám từ chối gia đình mình, mà đó là sự chống lại những thành kiến vô lí. Juliet đã nói: “chàng hay thề là chàng yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu lét nữa”.
Những lời nói tha thiết của hai người đã chứng minh cho tình yêu nồng cháy của họ. Đó là một tình yêu trong sáng và nhẹ nhàng. Dưới con mắt của Romeo đang yêu, Juliet đẹp và dịu dàng hơn tất cả.
Tình yêu của họ đã làm được điều mà ngay cả quyền lực của Vương chủ thành Vê-rô-na cũng không làm được. Chuyện tình Romeo và Juliet đã trở thành một huyền thoại tình yêu đẹp, một tình yêu lý tưởng cho toàn thể nhân loại.