Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm hay nhất của tác giả Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã làm nổi bật hình ảnh người lao động từng trải, nhiều kinh nghiệm, mưu trí, dũng cảm trong việc đối diện với thiên nhiên. Để tìm hiểu thêm về tác phẩm, mời bạn đọc theo dõi bài viết Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận nhé.
Mục lục bài viết
1. Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận đặc sắc nhất:
Nguyễn Tuân (1910 – 1988) là một con người tài hoa, uyên bác, thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mọi miền đất nước. Ông là nhà văn có phong cách nghệ thuật mới lạ, luôn khao khát tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” mà Nguyễn Tuân đã khám phá ra khi đến với Tây Bắc thơ mộng và hùng vĩ.
Cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà” được Nguyễn Tuân ví là cảnh “xưa nay chưa từng có” bởi đây là cuộc chiến dữ dội giữa thiên nhiên rộng lớn với con người bé nhỏ”. Nguyễn Tuân đã chú ý tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong việc sáng tạo nghệ thuật mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Cảnh vượt thác được tái hiện ở ba trùng vi thạch trận với những thử thách khắc nghiệt nhưng đã giúp đề cao sự gan dạ, trí dũng của ông lái đò khi vượt qua cả ba trùng vi thạch trận.
Ở trùng vi thứ nhất, cuộc chiến giáp lá cà giữa ông lái đò và dòng sông diễn ra với sóng nước dữ dội, hò hét, “đá trái, thúc gối vào bụng”, vào hông con thuyền, bám lấy cpn thuyền như đô vật. Dòng sông tung ra những đòn hiểm độc nhất để “bóp chặt bộ hạ người lái đò”. Ông lái đò đã kiên cường vượt qua cửa thứ nhất. Ông đã “cố nén vết thương”, “mặt méo lệch đi”, “đánh đòn tỉa”, cố gắng giữ tỉnh táo để vật lộn với sóng thác và vượt qua thạch trận ở vòng thứ nhất an toàn. Ông đã nén chịu nỗi đau về thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên để cố giữ tỉnh táo, giữ vững nghị lực trí tuệ để vượt qua thạch trận thứ nhất.
Sang đến trùng vi thạch trận thứ hai, khó khăn nối tiếp khó khăn đòi hỏi ý chí kiên cường và sự khéo léo của người lái đò thì mới có thể vượt qua được. Ở vong này tăng thêm nhiều cửa tử và chỉ có một cửa sinh để đánh lừa con thuyền rơi vào hố đen. Bằng sự am hiểu tính nết con sông và quy luật phục kích của đá nước, ông lái đò đã thay đổi chiến lược ở vòng vây thứ hai. Ông lái đò bình tĩnh vượt qua các cửa tử và những dòng thác hùm beo. Ông nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá nên không một phút nghỉ tay thì ông lái đò đã phá luôn được trùng vi thạch trận thứ hai. Ông đã “ghì cương bám chắ lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh” khiến cho thằng đá tướng “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”.
Trung vi thạch trận thứ ba còn đáng sợ hơn cả vì nó ít cửa hơn khi bên phải, bên trái đều là luông chết. Thiên nhiên ngày càng dữ dằn như tranh đấu với con người để khẳng định sức mạnh và sự thống trị của nó. Ông lái đò đã chiến thắng bằng những động tác mạnh mẽ, dứt khoát. Ông đã xử lý khôn ngoan để vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền về đích an toàn. Ở vòng vây thứ ba, ông “phóng thẳng con thuyền, chọc thủng cửa giữa” rồi “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép” một cách nhanh chóng. Ông lái đò mang dáng vẻ của những người anh hùng trong cuộc thủy chiến. Ông đặt mình vào thử thách và coi sự đối mặt với thiên nhiên rất đỗi đời thường vì chẳng có ai bàn thêm lời nào về cuộc chiến vừa qua.
Cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà” đã ngợi ca kỳ tích của ông lái đò trong thế đối lập với thiên nhiên. Ông lái đò mang dáng vẻ của người anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến đối với thiên nhiên dữ dội. Vẻ đẹp của ông lái đò chính là vẻ đẹp của con người trong thời đại mới vì với Nguyễn Tuân thì “anh hùng đâu chỉ có trong chiến đấu mà còn có ngay trong cuộc sống đời thường”. Tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả giàu chất tạo hình cùng hàng loạt các động từ để khẳng định vẻ đẹp của ông lái đò trước trận chiến gay cấn đối với sông Đà. Qua đó, chúng ta thấy được sự tài hoa, uyên bác của ngòi bút tác giả Nguyễn Tuân.
2. Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận hay nhất:
Trong thời kỳ đổi mới, có rất nhiều tác phẩm viết về đời sống sinh hoạt, lao động đầy vui tươi, hứng khởi của những người dân sống trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa. “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân có hình tượng trung tâm là ông lái đò mang nét độc đáo, bản lĩnh, tài hoa, phi thường của người lao động trong thời đại mới. Để làm nổi bật những phẩm chất ấy, nhà văn đã chọn miêu tả cảnh vượt qua ba trùng vi thạch trận của ông lái đò. Chỉ bằng một vài hành động, cử chỉ của ông lái đò khi giao chiến với thác đá sông Đà, người đọc đã cảm nhận được tinh thần dũng cảm, tài hoa của người lái đò trong cuộc chiến không cân sức giữa thiên nhiên và con người.
Hình tượng người lái đò mang vẻ đẹp người lao động vừa rắn rỏi vừa điêu luyện với nghề của mình. Ông lái đò được khắc họa đậm nét qua ngoại hình và tính cách. Không chỉ mang nét đẹp sương gió ở ngoại hình, người lái đò còn nổi bật bởi tính cách và trí thông mnh. Đối với ông, sông Đà như một thiên hùng ca và ông thuộc lòng sông Đà, thuộc tất cả các lạch, nắm được binh pháp của thần sông thần đá. Chính vì vậy, trong trận thủy chiến đầy binh hùng tướng mạnh, phần thắng vẫn thuộc về con người trí dũng và tài hoa ấy.
Ở trùng vi thạch trận thứ nhất, sông Đà đã phô ra sức mạnh thể chất của nó với sự phối hợp giữa đá, sóng, nước. Chúng vừa đánh trực diện vừa tung đòn đánh tỉa, để dồn ông lái đò vào thế yếu. Ông lái đò được đặt vào tình huống đầy cam go, “hai tay giữ chặt mái chèo”, hiên ngang như một tướng soái phóng thẳng vào đối phương. Ông lái đò một mình chiến đấu với dòng sông hung bạo như trận đồ bát quái, nó chỉ trực chờ cơ hội để giết chết ông lái đò. Cuộc chiến giáp lá cà giữa ông lái đò và dòng sông diễn ra với sóng nước dữ dội, hò la, “đá trái”, “thúc gối” vào bụng, vào hông con thuyền, bám lấy con thuyền như đô vật. Nó tung ra những đòn hiểm nhất để “bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Ông lái đò kiên cường vượt qua sông, nước, thác đá qua các chi tiết: “cố nén vết thương”, “mặt méo lệch đi”, “đánh đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm”. Ông luôn cố gắng giữ tỉnh táo để vật lộn với song thác và vượt qua thạch trận thứ nhất an toàn. Ông đã nén chịu nỗi đau về thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên để cố giữ tỉnh táo, giữ vững nghị lực trí tuệ để vật lộn với sóng thác, vượt qua thạch trận ở vòng thứ nhất.
Sang đến trùng vi thạch trận thứ hai, khó khăn lại nối tiếp khó khăn đòi hỏi ý chí cam trường và sự khéo léo của người lái đò thì mới có thể vượt qua được. Ở vòng này tăng thêm nhiều cửa tử và chỉ có một cửa sinh để đánh lừa con thuyền rơi vào hố đen. Bằng sự am hiểu về tính nết của dòng sông và quy luật phục kích của đá nước, ông lái đò đã thay đổi chiến lược ở vòng thứ hai. Ông lái đò bình tĩnh vượt qua các cửa tử và những dòng thác hùm beo. Ông nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá nên không một phút nghỉ tay thì ông lái đò đã phá được luông trùng vi thạch trận thứ hai. Ông “ghì cương bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh” khiến cho thằng đá tướng “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”.
Trung vi thạch trận thứ ba còn đáng sợ hơn cả vì nó ít cửa hơn khi bên phải, bên trái đều là luông chết. Thiên nhiên ngày càng dữ dằn như tranh đấu với con người để khẳng định sức mạnh và sự thống trị của nó. Ông lái đò đã chiến thắng bằng những động tác mạnh mẽ, dứt khoát. Ông đã xử lý khôn ngoan để vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền về đích an toàn. Ở vòng vây thứ ba, ông “phóng thẳng con thuyền, chọc thủng cửa giữa” rồi “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép” một cách nhanh chóng. Ông lái đò mang dáng vẻ của những người anh hùng trong cuộc thủy chiến. Ông đặt mình vào thử thách và coi sự đối mặt với thiên nhiên rất đỗi đời thường vì chẳng có ai bàn thêm lời nào về cuộc chiến vừa qua.
Cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà” đã ngợi ca kì tích của ông lái đò trong thế đối chọi với thiên nhiên. Ông lái đò mang dáng vẻ của người anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến với thiên nhiên dữ dội. Vẻ đẹp của ông lái đò chính là vẻ đẹp của con người trong thời đại mới vì với Nguyễn Tuân thì “người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu nà còn có ngay trong cuộc sống đời thường”. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả giàu chất tạo hình cùng hàng loạt động từ để khẳng định vẻ đep của ông lái đò trước trận chiến gay cấn với dòng sông Đà. Qua đó, ta thấy được tài năng, sự tài hoa, uyên bác của ngòi bút Nguyễn Tuân.
3. Phân tích người lái đò sông Đà qua 3 trùng vi thạch trận ngắn gọn nhất:
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, cảnh vượt thác được tác giả Nguyễn Tuân khắc họa vô cùng sinh động, độc đáo.
Mở đầu, tác giả miêu tả thác đá sông Đà không chỉ hùng vĩ mà còn hiểm trở, nguy hiểm cho bất kì ai có ý định vượt thác qua con sông Đà này. Ở trùng vi thạch trận đầu tiên, Sông Đà chia thành năm cửa trận (bốn cửa tử và một cửa sinh), cửa sinh được ngụy trang nằm lập lờ bí hiểm phía tả ngạn. Khi ông lái đò sông Đà vừa vào thạch trận sóng, nước, đá sông hò la vang dậy. Sóng nước đá trái, thúc gối vào bụng, vào hông thuyền. Nước như một đô vật “túm thắt lưng ông đò đòi vật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”. Khi ông lái đò bị trúng đòn, mắt người lái đò như thấy một cửa bể đom đóm nhưng cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái. Qua đó cho thấy, ông lái đò thực sự là một con người lão luyện, luôn bình tĩnh, dũng cảm, biết nén mọi đau đớn để chiến thắng đối thủ hiểm ác của mình. Ở trùng vi thạch trận thứ hai, con sông Đà đã thay đổi chiến thuật thay đổi: “Thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch sang phía bờ hữu ngạn nhằm đánh lừa con thuyền”. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá nên đã nắm chặt được bờm sóng đúng luồng rồi ghì cương lái mà phóng nhanh vào cửa sinh. Đám thủy quân định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Nhưng ông đã có cách trị, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông chặt đôi ra để mở đường tiến. Là một con người có nhiều kinh nghiệm nên ông lái đò đã có hành động chuẩn xác, mau lẹ, quyết đoán. Ở trung vi thạch trận thứ ba, con sông Đà đã ít cửa nhưng đều là nguồn chết cả. Cửa sinh nằm giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Ông lái đò như một chỉ huy dạn dày kinh nghiệm: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa mà vượt qua cửa đá. Thuyền như một mũi tên xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, thế là hết thác. Qua đó thấy được, trình độ chèo thuyền lái đò vượt thác đã được nâng lên thành nghệ thuật chèo đò – một tay lái tài hoa.
Qua ba lần vượt trùng vi thạch trận, tác giả ca ngợi sự tài hoa, dũng cảm. Bên cạnh đó, tác giả ca ngợi tư thế chiến thắng của con người trước thiên nhiên hung bạo, mà cụ thể chính là con sông Đà nham hiểm, thâm độc và hung bạo.
THAM KHẢO THÊM: