Phân tích bài Mùa xuân chín là một chủ đề hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tuy nhiên sẽ có nhiều bạn chưa biết cách phân tích đánh giá bài thơ Mùa xuân chín. Nếu như các bạn lớp 10 vẫn còn đang băn khoăn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, thì hãy tham khảo dàn ý và bài văn mẫu phân tích Mùa xuân chín, trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử:
1.1. Mở bài:
‐ Giới thiệu Hàn Mặc Tử là một nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới, theo đuổi chủ nghĩa tượng trưng siêu thực.
‐ “Mùa xuân chín” là một tác phẩm của Hàn Mặc Tử trích trong tập “Đau thương” (1938).
1.2. Thân bài:
Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:
‐ Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ bức tranh ngoại cảnh đến tâm cảnh, từ cảnh xuân đến tình xuân
‐ Nhan đề “mùa xuân chín”
Cảnh xuân
‐ Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, sống động
‐ Hình ảnh báo hiệu mùa xuân về: nắng ửng, khói mơ, mái nhà tranh, tà áo biếc, giàn thiên lý
‐ Các từ kết hợp đặc biệt: nắng ửng, khói mơ tan, sóng cỏ, đám xuân xanh
‐ Nghệ thuật đảo ngữ “sột soạt gió trêu tà áo biếc”.
‐ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “bóng xuân sang” thành “tiếng ca vắt vẻo”
=> Cảnh làng quê thanh bình, yên ả, thân thương.
Tình yêu mùa xuân
– Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương, khát khao giao cảm với cuộc đời
‐ Niềm vui của người dân khi mùa xuân đến: “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy / Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”.
‐ Tình yêu cuộc sống, khát khao được hòa nhịp với cuộc đời: “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây”
‐ Nỗi nhớ làng quê da diết: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín / Lòng trí bâng khuâng sự nhớ làng”
Nét độc đáo, hấp dẫn của bài thơ
– So sánh “Mùa xuân chín” với thơ Đường, từ đó làm rõ tính cổ điển và hiện đại của bài thơ.
1.3. Kết bài:
Khẳng định giá trị thẩm mĩ, tư tưởng của bài thơ.
2. Phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử chọn lọc hay:
Hàn Mặc Tử là nhà thơ có phong cách thơ rất riêng và độc đáo. Ông để lại nhiều tập thơ nổi tiếng như Gái quê, Thơ điên hay Chơi giữa mùa trăng. Bài thơ “Mùa xuân chín” là bài thơ tiêu biểu làm nên tên tuổi của nhà thơ.
Nhan đề bài thơ thật ấn tượng “Mùa xuân chín”, nó âm vang sự dịu dàng, hương thơm nhè nhẹ của một mùa xuân rạo rực nhưng cũng không kém phần đằm thắm, chất chứa những tầng nghĩa sâu xa khiến ta phải băn khoăn tìm tòi, thôi thúc chúng ta muốn khám phá đi sâu vào nội dung tác phẩm để tìm hiểu xem mùa xuân trong thơ Hàn Mặc Tử “trưởng thành” như thế nào.
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang”
Bức tranh quê mùa xuân êm đềm, đậm đà, đằm thắm. Trong ánh nắng rực rỡ của bầu trời, những làn khói như tan ra, tạo nên một vẻ đẹp mộng mơ, không quá chi tiết, chỉ vài nét chấm phá nhưng lại khiến ta xao xuyến trước khung trời lúc này đã tĩnh lặng. Trên những mái nhà tranh của miền quê ngập tràn sắc hoa của trời, gió khẽ lay động những chiếc lá xanh tạo nên một tiếng “sột soạt” lạ lùng, tất cả thật tinh tế và thân thương biết bao. Mùa xuân đang len lỏi vào cảnh vật, trên thềm trời, xuân đang về, xuân đang về, cỏ cây, thiên nhiên, đất trời, lòng người như hòa vào nhau:
“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;”
Vạn vật mang theo sức xuân, mưa xuân tiếp thêm sức sống tươi xanh cho cỏ cây, “gợn tới trời” như đùa giỡn với nắng gió, mây trời. Khúc hát chào xuân của bao cô gái quê chan chứa tình cảm, mùa xuân đến vui tươi, phấn khởi, tràn đầy sức trẻ và tình yêu cuộc sống. Giai điệu nhạc cất lên cùng lời ca:
“Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.”
Niềm vui của mùa xuân hòa cùng niềm vui lứa đôi, để rồi mai đây trong số những cô thôn nữ ấy sẽ có người đi lấy chồng bỏ lại cuộc vui sau lưng, có chút gì đó tiếc nuối đan xen trong niềm vui ấy. Mùa xuân làm đẹp đời, đơm hoa kết trái ngọt cho tình yêu chan chứa hạnh phúc.
“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…”
Tình yêu cuộc sống vẽ nên “tiếng ca vắt vẻo” hồn nhiên, trong trẻo, vui đùa trên triền núi, hòa vào cảnh vật khiến cho giọng ca vang vọng mãi. Những tiếng nói như chuyển động theo nhịp điệu của thời gian, “hổn hển”, “thì thầm” với nhau, đầy ẩn ý và tình cảm. Giọng thơ khiến người ta bâng khuâng, rạo rực lạ thường.
“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
Nếu như ở câu thơ đầu tiên có hình ảnh cỏ cây xanh tươi thì đây là hình ảnh đối lập, khi chín thì mùa xuân không còn thơ mộng như lúc mới đến, nó mang màu sắc của tiếc nuối ngậm ngùi, mang màu của nắng gió thôn quê: “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” Chữ “ang” ở cuối khổ thơ khiến cho câu thơ mang một không khí mênh mang khó tả, như nỗi lòng của người thi nhân băn khoăn, xót xa cho thân phận người con gái:
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
Nếu như trước đây ở tuổi thanh xuân, nhịp xuân đã đi vào lòng bao cô gái ngân nga câu ca vọng cổ, thì nay khi xuân đã chín, bỏ lại xuân xanh, “chị ấy” giờ đã trở thành một người phụ nữ với bao nỗi lo toan. Cuộc sống và trách nhiệm công việc của một người mẹ, người vợ nhiều vất vả nhưng vẫn tỏa sáng, ánh lên nét đẹp rạng ngời.
Lời thơ thật nhẹ nhàng, ngôn ngữ giản dị nhưng nhà thơ lại lựa chọn thật tinh tế. Mỗi âm tiết thốt ra là cả một trời thương nhớ, mang theo cả sự đồng cảm và nỗi nhớ da diết về mảnh đất quê hương gian khó. Bằng ngôn ngữ kết tinh và trái tim nhân hậu của một nhà thơ, Hàn Mặc Tử đã viết nên một “mùa xuân chín” vẹn tròn, đầy đặn, thiết tha.
3. Phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử chọn lọc ấn tượng:
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có nhiều sáng tác hay về mùa xuân, một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông là bài thơ Mùa xuân chín để lại cho tác giả nhiều cảm xúc.
“Mùa xuân chín” là tác phẩm viết về mùa xuân vào độ chín rộ, hình ảnh này gây được tình cảm đặc biệt của người đọc mà trước hết tác giả sử dụng những hình ảnh báo hiệu mùa xuân đến, hình ảnh những tiếng gió xào xạc, sột soạt soạt trên mái nhà, và những khoảng trời thông báo mùa xuân đến, những hình ảnh này gợi cho người đọc một liên tưởng và những ấn tượng nhất định:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý- đón xuân sang”
Những tia nắng đang dần nhẹ đi, vì mùa xuân đang đến, những mái nhà đã được lấm tấm vàng, ở đây hình ảnh vàng có thể thấy là hình ảnh những chiếc lá vàng rơi, gió xào xạc trên mái nhà là những hình ảnh sáng tạo gợi cho người đọc cảm giác rằng mùa xuân đã đến:
“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Ba cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”
Hình ảnh bầu trời trong xanh “gợn tới trời” gợi những hình ảnh tươi đẹp, dần lan rộng và bao trùm cả không gian nơi đây, nó thể hiện một tình cảm đặc biệt nhất, ngân nga tiếng hát với hình ảnh cánh đồng và mùa xuân xanh. Đây là phép ẩn dụ muốn nói rằng các cô gái đến tuổi thanh xuân đến tuổi đi lấy chồng, hình ảnh của bầu trời xanh với các cô gái đang hát trên núi. Hình ảnh này tượng trưng cho tiêu đề, mùa xuân đã chín, cho thấy giai đoạn tràn đầy sức sống của mùa xuân và mọi thứ đang dần lớn lên:
“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới gốc trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.”
Giữa lưng chừng núi, tiếng những cô thôn nữ và câu hát trong trẻo, vắt vẻo trên không gian núi rừng, hình ảnh những câu hát như hòa vào thiên nhiên rừng núi. Một bức tranh mây núi, với nhiều hình ảnh đẹp và màu sắc, đặc sắc nhất chính là giá trị mà bức tranh ấy để lại cho mỗi chúng ta cái nhìn mới mẻ và sâu sắc. Hình ảnh con người giữa núi rừng, với những giai điệu âm vang thì thầm bên cạnh tạo cảm giác nên thơ và hài hòa với thiên nhiên, cảm giác thi vị và hòa nhập với thiên nhiên.
Hình ảnh những cô thôn nữ hòa cùng nhịp sống để lại cho người đọc một diện mạo mới về mùa xuân tươi tắn, căng tràn sức sống.
“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông nắng trắng chang chang.”
Còn hình ảnh kẻ khách đang lưu luyến trước cảnh sắc mùa xuân, luyến tiếc cảnh đẹp, hình ảnh này lay động tâm hồn họ với nỗi nhớ da diết, bâng khuâng. Hình ảnh mùa xuân mang lại cảm giác thân thuộc với người con gái gánh thóc năm nay và bên bờ sông nắng vẫn đang chang chang soi rọi vào tâm trí của con người, để lại trong lòng người ba cảm xúc lưu luyến trước khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và tươi đẹp.
Bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc nhất, nó thể hiện một mùa xuân đang nở rộ mà tác giả đang tìm kiếm. Và tác giả cũng muốn khơi gợi trong lòng người đọc về tình yêu quê hương và mang đến cho bạn đọc những giá trị, những cái nhìn mới mẻ và thi vị. Hình ảnh mùa xuân hòa cùng tâm trạng của người đọc tạo cảm giác mạnh mẽ, bồi hồi cho cảnh sắc mùa xuân.