Thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ phổ biến được sử dụng trong thơ ca Trung đại. Có rất nhiều tác phẩm của các tác gia nổi tiếng sử dụng thể thơ này vào sáng tác. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một bài thơ tiêu biểu, "Qua đèo ngang", một sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mở bài phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
- 2 2. Thân bài phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
- 3 3. Kết bài phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
- 4 4. Một vài nét về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật:
- 4.1 4.1. Đôi nét về Bà huyện Thanh Quan:
- 4.2 4.2. Một số nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan:
- 4.3 4.3. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Qua Đèo Ngang :
- 4.4 4.4. Đặc điểm thể thơ của bài thơ Qua đèo ngang:
- 4.5 4.5. Phương thức biểu đạt của tác phẩm và giải thích một số từ ngữ:
- 4.6 4.6. Bố cục bài thơ Qua đèo Ngang:
- 4.7 4.7. Một vài giai thoại sưu tầm về Bà Huyện Thanh Quan:
1. Mở bài phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
Đất nước Việt Nam nổi tiếng có một dãy Hoành Sơn hùng vĩ trên con đường thiên lý Bắc Nam, có một đèo ngang ghi dấu lịch sử đất nước trong suốt hàng trăm thập kỷ. Có một bài thơ viết về khung cảnh nổi tiếng ấy đó chính là bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan – một nữ sĩ tài danh hiếm có thời trung đại.
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số ít những nữ thi sĩ có tài năng văn chương xuất hiện trên diễn đàn văn học Việt Nam thời trung đại. Tên tuổi bà gắn liền với nhiều tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng như Qua đèo ngang, Chiều hôm nhớ nhà
2. Thân bài phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
2.1. Hai câu đề:
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá trên hoa
Đầu tiên cảnh tượng đèo ngang được miêu tả trong hai câu thơ đề khiến ta suy nghĩ về không gian và thời gian được lựa chọn để miêu tả trong bài, là thời điểm ranh giới giao thoa chuyển mình giữa ngày và đêm, không gian được lựa chọn là đèo ngang, một con đèo hùng vĩ phân chia ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, cũng là ranh giới phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài, là ranh giới giữa hai triều đại đó cũng chính là ranh giới của hai tâm trạng. Như vậy không gian này đã gợi lên được sự mênh mông rộng lớn, hùng vĩ của cảnh vật.
Thứ hai là thời gian được nhắc đến ở đây đó chính là bóng xế tà hay còn gọi là xế chiều. Thời gian vào lúc xế chiều là cái thời điểm dễ gợi cho con người ta về những nỗi buồn, cô đơn, sự trống vắng và đây là lúc mà trời đã về chiều đang có sự chuyển giao giữa ngày và đêm. Đó là cái thời khắc của ngày tàn. Lúc này, bầu trời chỉ còn lại những tia nắng yếu ớt đó và màn đêm thì đang dần buông xuống sau một ngày lao động mệt mỏi và cật lực con người và cảnh vật dường như cũng muốn nghỉ ngơi ngừng mọi hoạt động để quây quần bên gia đình, bên những người thân yêu. Nhưng cũng chính vào thời điểm đó thì tác giả mới bắt đầu đặt chân đến vùng đất mênh mông, xa lạ đó. Thời điểm ấy không còn là thời điểm của vui tươi, rạng rỡ như lúc bình minh sáng sớm mà nó đã xiêu xiêu về những hoài niệm mơ màng.
Thời điểm chiều tà cũng rất phù hợp với tâm trạng của người lữ khách xa nhà, hình ảnh uổi xế chiều mang nét gợi buồn, gợi nhớ nó gợi nên sự cô đơn. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” hay trong tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du ông đã từng viết “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” hay chính Bà Huyện Thanh Quan cũng miêu tả nỗi buồn vào cảnh chiều tối trong bài Chiều hôm nhớ nhà” của mình bà cũng viết “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn/ Tiếng ốc xa đưa vắng trống rồi”. Nhà thơ Huy Cận cũng đã từng chung cảm xúc ” Lòng quê rờn rợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Tóm lại, thời gian và không gian được miêu tả trong hai câu thơ đề cũng thể hiện yếu tố nghệ thuật được sử dụng với mục đích bộc lộ tâm trạng.
Nếu như câu thơ đầu tiên khiến người đọc liên tưởng về không gian và thời gian trong tác phẩm thì sang đến câu thơ thứ hai của gợi nhắc người đọc đến cảnh vật thiên nhiên xuất hiện ở đào ngang. Vậy cảnh vật thiên nhiên ở hai câu đề đã được gợi tả qua những từ ngữ nào? Có thể thấy cảnh vật xuất hiện ở trong câu thơ thứ hai có sự xuất hiện của cỏ cây, của lá, của đá. “Cỏ cây chen đá lá chen hoa” các sự vật đã được nhắc đến ở đây đó là cỏ cây, đá, lá và hoa. Chỉ với một câu thơ mà chúng ta thấy có rất nhiều những biện pháp nghệ thuật ở đây thứ nhất là biện pháp nghệ thuật liệt kê. Tác giả liệt kê ra hàng loạt các sự vật của cảnh vật để gây ấn tượng với số lượng bộn bề dày đặc của cảnh vật. Thứ hai, là sử dụng điệp từ “chen” vào câu thơ. Từ “chen” được lặp lại đến 2 lần càng thể hiện sự dày đặc bao bọc của núi rừng thiên nhiên. Chen có nghĩa là lẫn vào nhau lẫn nhau đan xen nhau không có hàng lối, không có trật tự nào cả. Thứ ba, là nghệ thuật sử dụng các cách gieo vần độc đáo điệp âm qua tử “đá, lá, hoa” và đặc biệt thứ tư đó là nghệ thuật sử dụng phép tiểu “Cỏ cây chen đá” đối với lại “lá chen hoa”. Cảnh vật rậm rạp, hoang vắng, chen lấn nhau để tồn tại. Thiên nhiên hoang sơ nhưng không có dấu ấn của con người, chưa có sử tác động của bàn tay con người, sự quan sát cận cảnh với đôi nét chấm phá đã gợi nên cái không khí chung của toàn cảnh đó là cái cảnh vật đầy sức sống nhưng hoang sơn rậm rạp và hắt hiu. Như vậy thì cái nét tả thực đã gợi lên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và cái không gian vắng lặng đượm buồn. Nói tóm lại, hai câu mở đầu đã mở ra một thế giới thực tại và một cái thế giới tâm tưởng: trong thế giới thực tại là thế giới hoang dã hắt hiu dù đầy sức sống, còn ở cái thế giới tâm tưởng chính là cái nỗi buồn và sự cô đơn trong lòng của nữ sĩ.
2.2. Hai câu thực:
Chuyển xuống hai câu thơ thực trong bài:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nếu như hai câu thơ đề hai câu thơ đề đã miêu tả bao quát về cảnh vật thiên nhiên của đèo ngang thì hai câu thơ thực này lại miêu tả chân thực về cái cảnh cuộc sống sinh hoạt của con người ở đèo ngang đó. Đọc câu thơ thực, chúng thấy được rằng cách sử dụng từ của tác giả rất độc đáo. Người ta thường nói là trên núi nhưng trong tác phẩm, tác giả lại nói là “dưới núi”. Việc sử dụng từ như vậy đã khiến điểm nhìn của nhân vật trữ tình đã có sự thay đổi và dịch chuyển từ cái cách nhìn cận cảnh, nhìn gần chỉ thấy đá, lá và hoa chen chúc nhau thì bây giờ nữ thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa đứng từ trên cao nhìn xuống dưới để bao quát một cách chân thật về con gnười và sự vật. Bức tranh đèo ngang lúc này đã có sự xuất hiện của con người và sự sống của con người qua hình ảnh “tiều vài chú” và “chợ mấy nhà”. Tiều là từ ngữ chỉ những người đi đốn củi, còn “chợ mấy nhà” chính là hình ảnh của cái xóm chợ.
Vậy thì, tác giả đã vận dụng trong hai câu thơ thực này các biện pháp nghệ thuật gì và cách dùng từ ngữ và tác dụng của chúng ở trong hai câu thơ này thể hiện điều gì? Có thể nhận thấy rằng, chỉ bằng hai câu thơ mà tác giả đã vận dụng rất nhiều những biện pháp nghệ thuật: Đầu tiên, là hai câu thơ sử dụng những các từ láy gợi hình lần lượt đó là các từ “lom khom” và “lác đác”. Hai từ láy gợi hình “lom khom” được sử dụng để làm mở đầu của câu thơ thực đã gợi tả cái hình dáng nhỏ bé của những người tiều phu những cái chú bé đi hái củi giữa cảnh thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ. “Lác đác” cũng được sử dụng ở đầu câu để gợi ra các sự thưa thớt, ít ỏi của sự vật, của xóm chợ trong bức tranh đèo ngang. Và hai từ láy ở đầu câu được sử dụng kết hợp từ “vài” và từ “mấy” ở trong hai câu thơ. Mà vài và mấy là những cái lượng từ chỉ số lượng ít ỏi của một sự vật. Như vậy, từ việc mà sử dụng các từ láy gợi hình kết hợp với các lượng từ chỉ số lượng ít này, hai câu thơ thực trong tác phẩm đã khắc họa hình tượng con người và nơi có sự sông của con người ở đèo ngang, đồng thời nhấn mạnh cái sự nhỏ bé, thưa thớt, ít ỏi của sự vật.
Trong hai câu thơ này người đọc còn thấy có một cái nét nghệ thuật độc đáo ở trong bài thơ đó là các biện pháp đảo ngữ và đảo cú pháp. Đối với nghệ thuật đảo ngữ, tác giả giả đã khéo léo đảo trật tự các cụm từ “tiều vài chú” và “chợ mấy nhà”. Lẽ ra, theo đúng trật tự của câu phải là “vài chú tiều” và “mấy nhà chợ” nhưng mà tác giả vận dụng nghệ thuật đảo ngữ này nhằm biểu hiện sự sống dân cư thưa thớt, ít ỏi nơi thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ. Thứ hai là nghệ thuật đảo cú pháp, đảo trật tự cú pháp trong hai câu thơ đó là “Lom khom dưới núi tiều vài chú” trong đó cụm “Lom khom dưới núi” ở đây chính làvị ngữ và “tiều vài chú” ở đây chính là chủ ngữ và tượng câu dưới tác giả cũng đảo cú pháp “Lác đác bên sông” là vị ngữ và “chợ mấy nhà” là chủ ngữ. Biện pháp đảo này nó có tác dụng đó là nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người và sự vật trước thiên nhiên rộng lớn. Kế hợp với hai phép đảo ngữ và đảo cú pháp, tác giả cho thấy cái sự nhỏ bé, thưa thớt, ít ỏi của sự vật và nhấn mạnh cái nhỏ bé thưa thớt, ít ỏi của con người và sự sống con người. Đồng thời, nó cũng làm nổi bật được cái khung cảnh hoang vắng tiêu điều của cảnh vật thiên nhiên có một nét chấm phá ước lệ trong bài thơ cổ. Cái dáng vẻ lom khom của vài chú tiều đã làm cho con người vốn đã nhỏ bé lại cảm thêm nhỏ bé trước thiên nhiên cao rộng. Hình ảnh cái chợ vốn là nơi biểu hiện đời sống của cộng đồng, phải là một hình ảnh tấp nập, đông vui nhưng ở đây nó chỉ là mấy cái túp lều xơ xác bên sông. Đó chính khung cảnh vật thiên nhiên này lại càng dấy lên trong lòng nữ sĩ cái cảm giác cô đơn, trống trải và nhỏ bé. Đó chính là tác dụng của các biện pháp đảo.
Đặc biệt, ở trong hai câu thơ này người đọc còn thấy một biện pháp nữa được tác giả đưa vào trong hai câu thơ đó là biện pháp đối. Đối thanh, đối từ loại và đổi cấu trúc và cái việc mà sử dụng phép đối này nó đã tạo nhịp điệu cân đối cho câu thơ và đảm bảo các tính chất của thơ Đường luật. “Lom khom” đối với “lác đác”, “dưới núi” đối với “bên sông” và cụm “tiều vài chú” đối với “chợ mấy nhà” . Vậy thì ở trong hai câu thơ tục này cuộc sống của con người nơi đèo ngang hiện lên trong tâm tưởng người đọc và tác giả đó chính là hình ảnh của con người thưa thớt với cái cuộc sống hoang vắng, tiêu điều. Hỉnh ảnh con người xuất hiện tưởng chừng có thể làm cho các bức tranh trở nên vui tươi xinh động lên nhưng lại không phải mà ngược lại nói lại làm cho cái cái cái bức tranh của đèo ngang lại trở nên thưa thớt, hoang vắng và tiêu điều hơn. Đó là tất cả những cái nét độc đáo của hai câu thơ thực trong bài thơ Qua đèo ngang.
Như vậy thì với 4 câu thơ đầu tiên, Bà Huyện Thanh Quan đã phác họa được cái bức tranh phong cảnh thiên nhiên ở đèo ngang: Hình tượng núi đèo bát ngát xanh tươi và thấp thoáng đâu đó là cái sự sống của con người nhưng còn thưa thớt hoang sơ, khung cảnh được nhìn và gợi tả vào lúc chiều tà và tác giả đang trong cái cảnh ngủ phải xa nhà, mang theo tâm trạng cô đơn nên cảnh vật cũng buồn man mác và hoang vắng
2.3. Hai câu luận:
Bốn câu thơ đầu đã khắc họa lại hình ảnh cảnh vật hoang sơ, con người nhỏ bé, thưa thớt để nhằm bộc lộ tâm trạng của nhà thơ. Giống như nhà thơ Nguyễn Du trong tác phẩm truyện Kiều của mình, ông đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đến với bài thơ Qua đèo ngang, tâm trạng ấy còn được bộc lộ rõ nhất trong hai câu thơ Luận dưới đây:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mọi miệng cái gia gia
Trong khung cảnh buổi chiều tà hoang vắng, nhà thơ đang nghe thấy âm thanh của con quốc quốc và cái gia gia. Tiếng kêu của loài chim quốc và mà tiếng chim đa đa dấy lên cái sự triền miên, khắc khoải, da diết khi mà âm thanh được đặt trong khung cảnh hoang vắng của núi đồi đèo ngang thì nó lại càng tăng thêm sự triền miên, khắc khoải và da diết hơn. Đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh gợi sự triền miên, khắc khoải và da diết. Nhắc đến hai lòai chim quốc và chim đa đa, tôi bỗng nhớ đến điển tích trung hoa về hai loài chim này. Câu chuyện kể rằng chim quốc hay còn gọi là con chim Đỗ Quyên thường xuất hiện vào mùa hè và sự xuất hiện của loài chim này được dân gian lưu chuyền đó là hồn của vua Thục Đế mất nước nên đã đau lòng kêu khóc đến nhỏ máu ra mà chết và biến thành loài chim quốc. Còn con chim đa đa vốn được gọi là gà gô, loài chim này gắn với sự tích Bá Di, Thúc Tề là hai bề tôi trung thành của nhà Thương. Hai người thà chết đói chứ không chịu sống chung với nhà Chu không ăn thóc của nhà Chu nên khi chết đã hóa thành con chim đa đa. Hai điển tích này vốn không xa lạ đối với các nhà thơ trung đại. Hình tượng hai loài chim quốc và gia gia cùng tiếng kêu của chúng cũng chính là cái yếu tố nghệ thuật có tác dụng gợi tả là cái tâm trạng và nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
Đặc biệt, trong hai câu thơ này người đọc còn phát hiện nghệ thuật chơi chữ đồng âm được tác giả sử dụng. Tác giả vận dụng biện pháp chơi chữ đồng âm qua các từ “quốc quốc” và “gia gia”. Từ quốc ở đây vừa mang ý nghĩa là từ gợi hình cũng mang ý nghĩa là từ gợi thanh. Từ quốc đã gợi đến cho người đọc liên tưởng đến âm thanh tiếng kêu của con chim quốc nhưng đồng thời nó cũng là một cái từ Hán Việt mà dịch ra có nghĩa là làn nước. Giống với từ quốc, từ ra cũng cũng được sử dụng vừa để gọi hình cũng đồng thời gợi thanh. Cái gia gia ở đây nó chính là âm thanh của tiếng chim gia gia và từ gia ở đây là từ Hán Việt cũng mang nghĩa là nhà. Có thể thấy cái cách chơi chữ đồng âm này nó đã tạo cho người đọc những cái cách hiểu bất ngờ và hấp dẫn thú vị cho câu thơ. Ngoài ra, trong hai câu thơ này cũng sử dụng biện pháp đối đối thanh, đối ý và đối cấu trúc giống như hai câu thơ thực “Nhớ nước đau lòng” đối với “thương nhà mọi miệng”, “con quốc quốc” đối với “cái gia gia” . Biện pháp đối này được đưa vào trong câu thơ góp phần tạo nhịp điệu cân đối, nhịp nhàng cho cái câu thơ Đường Luật và tác giả cũng sử dụng các biện pháp giống như hai câu thơ thực đó là biện pháp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ “Nhớ nước đau lòng” là ở vị trí vị ngữ và “con quốc quốc” là chủ ngữ. Các biện pháp nghệ thuật đảo ngữ này nó cũng có tác dụng đó là nhấn mạnh cái tiếng lòng của tác giả. Tiếng lòng ở đây đã thể hiện được cái tâm trạng buồn man mác, nỗi buồn nhớ nước thương nhà hoài cổ củaBà Huyện Thanh Quan.
Vậy thì điều gì khiến Bà Huyện Thanh Quan lại mang tâm trạng như vậy? Quay trở lại về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan vốn là người Đàng Ngoài ở ngoài Bắc thuộc sự cai quản của nhà Trịnh Lê nhưng thời thế thay đổi, lệ thuộc vào triều Nguyễn ở Đảng Trong. Vì vậy, mà trong tâm tư của bà không khỏi có những ngầm lắng, tư tưởng thương nhớ và luyến tiếc một thời Lê Trịnh, cái triều đại vàng son một đi không trở lại của dân tộc. Nỗi nhớ thương này không chỉ là cuộc riêng bà mà nó còn là nỗi nhớ thương của tất cả những người dân xứ Đàng Ngoài, đó là một nỗi nhớ thương có tính lịch sử. Hình ảnh đèo ngang không chỉ là nhằm phân chia địa giới Đàng Trong và Đàng Ngoài, mà nó còn ngăn chia hai triều đại. Môt bên là quá khứ vàng son của triều Lê và bên kia là cái hiện tại tân triều của Nhà Nguyễn. Qua đèo ngang đâu phải đơn giản là chuyện vượt qua một cái địa danh, Qua Đèo Ngang còn là vượt qua một cái triều đại, vượt qua chính mình. Cái tên đèo ngang đối với Bà Huyện Thanh Quan cũng có thể mang chút ý vị ngang trái nào đó. Tư tưởng đạo đức phong kiến ngày xưa không thừa nhận việc một thần dân có thể thờ hai vua, hai triều đại nhưng nó vẫn cần có sự cộng tác của thần dân triều đại cũ. Qua đèo ngang thời ấy là rời bỏ đất cũ vào rất mới, thờ chúa mới. Điều làm cho bà không hổ thẹn, đó chính là bà vẫn không thôi thương tiếc cửu triều. Việc qua đèo cũng là thuận theo thời thế, còn tình riêng thì trời cao sông núi sẽ biết cho bà.
2.4. Hai câu kết:
Bài thơ khép lại bằng hai câu thơ kết:
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Điều đầu tiên gây chú ý ở hai câu kết này đó chính là nghệ thuật bao trùm lên hai câu thơ cuối này đó chính là cái nghệ thuật đối. Đối giữa “trời non nước” với lại “một mảnh tình riêng”. Hình ảnh “trời non nước” gợi lên cái không gian bao la, mênh mông rợn ngợp đến vô cùng của một cảnh vật thiên nhiên. Nó đối lập hoàn toàn với “một mảnh tình riêng ” đó cũng là cái nỗi buồn khép kín, lẻ loi, cô đơn, nhỏ bé của nhân vật trữ tình. Đặc biệt, ở trong câu thơ thứ bảy thì cái nhịp thơ được ngắt rất độc đáo “dừng chân đứng lại/ trời/ non/ nước” ngắt nhịp 4/1/1/1. Việc tạo nhịp ngắt như vậy, tạo sự ấn tượng mạnh về thiên nhiên rộng lớn có trời, có non, có nước nhưng cảnh vật không hòa quyện với nhau mà giữa chúng có sự tách biệt, rời rạc gợi lên cái sự đơn lẻ cảnh vật mở ra đến vô cùng, vô tận mà nỗi lòng của con người lại khép kín, trống vắng đến mênh mông. Nỗi buồn của bà Huyện Thanh Quan như chảy ra, như hòa cùng, như thấm sâu vào cảnh vật .
Bài thơ khép lại bằng cụm từ “ta với ta” . Cụm từ “ta với ta” nó đã nhấn mạnh được cái sự cô đơn tuyệt đối của nhà thơ đó chính là một nỗi buồn nỗi cô đơn mà không có ai để san sẻ, chỉ ta mới hiểu lòng ta mà thôi. Vì thế mà sự cô đơn càng tăng lên gấp bội. Nhưng đây không phải là cái nỗi cô đơn tiêu cực, bi lụy mà là tấm lòng đau đáu, thiết tha của nữ sĩ đối với đất nước, đối với gia đình, nó đáng cảm thông và trân trọng. Như vậy, thì hai câu thơ kết này đã bộc lộ trực tiếp thì tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la rộng lớn của nhân vật trữ tình.
3. Kết bài phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
Tổng kết lại, bài thơ đã sử dụng cái bút pháp độc đáo tiêu biểu trong bài đó chính là biện pháp tả cảnh ngụ tình, một biện pháp quen thuộc thường được sử dụng phổ biến rộng rãi trong thơ ca trung đại. Bút pháp này đã mang lại hiệu quả rất độc đáo, đặc sắc trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình một cách kín đáo. Tác giả không trực tiếp nói đến nỗi nhớ nước thương nhà, không trực tiếp bộc lộ tâm trạng buồn, cô đơn nhưng cái nỗi niềm tâm trạng ấy như được thấm sâu vào từng câu, từng chữ của bài thơ. Bài thơ dù thể hiện tâm trạng buồn cô đơn của nhà thơ nhưng đọc bài thơ chúng ta thấy đây là cái nỗi buồn thấm đẫm chất nhân văn, cao cả mà không hề vui vẻ. Qua bài thơ này, người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn cùng với tình cảm của Bà Huyện Thanh Quan và thêm trân trọng yêu mến người nữ sĩ tài danh của một thời.
Về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Thứ nhất đó chính là giá trị nội dung thì bài thơ Qua Đèo Ngang vừa khắc họa được cái cảnh tượng đèo ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ và đồng thời thì cũng thể hiện được cái nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, khép kín, cô đơn của tác giả. Thứ hai là về nghệ thuật thì bài thơ này để đã sử dụng cái thể thơ Đường Luật thất ngôn bát cú với bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện, trang nhã và thứ hai là sự sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm, khác nghĩa gợi hình, gợi cảm và cuối cùng là bài thơ có sử dụng nghệ thuật đối đảo ngữ hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình. Với những cái thành công về nội dung và nghệ thuật này thì bài thơ này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
4. Một vài nét về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật:
4.1. Đôi nét về Bà huyện Thanh Quan:
Bà Huyện Thanh Quan vốn là cái tên được gọi dựa trên các chức quan của chồng bà, một tri huyện thanh quan của huyện Thái Ninh thuộc tỉnh Thái Bình. Tên thật của bà vốn là Nguyễn Thị Linh, bà sống ở thế kỷ 19 nhưng là một phụ nữ học rộng tài cao, một nữ sĩ tài danh hiếm có ở trung đại.
Nhà thơ về sau nên duyên cùng ông Lưu Nghi, hiệu Ái Lan, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì. Ông Lưu Nghi từng làm tri huyện Thanh Quan nên tác giả thường được gọi theo chức vụ của chồng là Bà Huyện Thanh Quan.
Có lẽ hồn thơ của bà không chỉ bắt nguồn từ cái nôi của gia đình khoa bảng, mà trên hết, chính là từ mảnh đất quê hương bà, làng Nghi Tàm, nơi công chúa Từ Hoa, con gái vua Thần Tông nhà Lý vào thế kỷ XII đã lập trại dạy cung nữ trồng dâu nuôi tằm, hoà mình với đời sống của dân, sau lại đem tất cả những gì mình có để làm công quả, xây dựng chùa Sen Vàng (tức chùa Kim Liên); nơi sau này Chúa Trịnh Giang mở bến tắm, chúa Trịnh Sâm mở các hành cung. Cách đó không xa là xóm Bảo Khánh, tương truyền bà chúa Liễu Hạnh từng dong thuyền ngâm thơ cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tại đây, nơi trăng tròn soi bóng, cảnh sắc đẹp đến nỗi không phân định được đâu là mây trời đâu là nước. Chính mảnh đất ngàn năm văn vật đã tạo nên một tâm hồn nhạy cảm đầy trắc ẩn của cô gái Nguyễn Thị Hinh thuở nào, để từ đó, muôn vàn ý thớ, lời thơ như tiếng lòng được viết ra điêu luyện về niêm luật, hàm súc về nhạc điệu.
Chính vì mến mộ cái tài năng đức độ của bà mà vua Minh Mạng Đã mời bà vào kinh đô Phú Xuân ở Huế để dạy học cho các công chúa và cung phi nhưng bà sớm rơi vào cái cảnh góa phụ, chồng mất sớm. Khoảng một tháng sau khi chồng mất thì bà lấy cớ là sức yếu xin thôi việc rồi dẫn bốn con về lại Nghi Tàm và ở đến suốt đời.
Các sáng tác thơ ca của bà cho đến nay số lượng lưu trữ lại không nhiều nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều thể hiện một cái đặc điểm thơ nổi bật đó chính là nét trang nhã, điêu luyện mang nặng tâm sự hoài cổ buồn thương da diết. Thơ của bà thường viết nhiều về thiên nhiên lúc trời chiều, nó gợi lên cái cảm giác vắng lặng buồn buồn. Phong cảnh trong thơ của bà nó như một bức tranh thủy mặc được diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ tả cảnh để gửi gắm cái tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son một đi không trở lại của dân tộc. Đối với bà cái đẹp là cái dĩ vãng và hiện tại vắng vẻ hiu quạnh chỉ là cái bóng mở mở của dĩ vãng mà thôi. Cũng vì vậy mà người ta gọi bà là một nhà thơ hoài cổ tiêu biểu.
4.2. Một số nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan:
“Thơ Hồ Xuân Hương nghiêng về Nôm mà bóng bẩy, duyên dáng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thiên về Hán mà thanh thoát, nhẹ nhàng. Hồ Xuân Hương đại biểu cho cái tinh thần trào phúng bình dân vươn lên thể hiện một hình thức bác học. Bà Huyện Thanh Quan đại biểu cho cái tinh thần tao nhã nho sĩ kết tinh lại, cùng với tinh túy của Đường thi.” – Cố giáo sư Phạm Thế Ngũ
“Bà Huyện Thanh Quan vẫn trung thành với thể thơ luật Đường chính thống. Thơ Đường Bà Huyện Thanh Quan, điều quan trọng là vẫn giữ được hồn Đường. Đây là điều ít nhà thơ đạt được, kể cả những thi nhân Trung Hoa sau Đường. Bởi vậy, nếu nói về việc làm thơ Nôm Đường chuẩn nhất, Đường nhất ở Việt Nam thì thứ nhất phải kể đến Bà Huyện Thanh Quan. Sự Việt hóa thơ Đường ở thi nhân, nếu có, chính là việc nhà thơ kín đáo để lộ nữ tính của mình vào bài thơ.” – Nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan
“… Nói cho đúng thì cảnh trong thơ bà thực tế cũng không phải là cảnh, mà là tình. Tình cảm của bà thường là sự nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son đã một đi không trở lại. Do vậy, người ta gọi bà là nhà thơ hoài cổ.” – Nguyễn Lộc
“Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tỏ tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện”. – Giáo sư Dương Quảng Hàm.
4.3. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Qua Đèo Ngang :
Tác phẩm Qua đèo ngang được sáng tác khi bà huyện Thanh Quan đang trên đường từ Bắc Hà vào kinh đô Huế để nhậm chức. Bà huyện Thanh Quan quê ở Thăng Long ( ở Nghi Tàm – Tây Hồ – Hà Nội). Bà vốn là người Đàng Ngoài thuộc khu vực cai quản của Chúa Trịnh nhưng mệnh trời đã chuyển về họ Nguyễn. Lúc đó, bà đã được Chúa Nguyễn mời vào cung Phú Xuân ở Huế để làm chức Cung Trung giáo tập, dạy học cho các công chúa và cung phi. Trên đường đến kinh đô, đi qua đèo ngang bà đã dừng chân ngắm cảnh và sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.
4.4. Đặc điểm thể thơ của bài thơ Qua đèo ngang:
Bài thơ Qua Đèo Ngang được sáng tác bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. So với những bài thơ được sáng tác bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hay là những bài thơ lục bát thì bài thơ này được sáng tác bằng chữ Nôm. Mỗi một bài thơ thì gồm có 8 câu thơ và mỗi một dòng thơ gồm có 7 chữ. Chính vì vậy, thất có nghĩa là là 7 của bát có nghĩa là là 8 và chúng ta thấy có một cái đặc điểm nữa của thể thơ này, đó là bài thơ gieo một vần ở tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8 (Bước tới đèo ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa/ Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà/ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/Tthương nhà mỏi miệng, cái gia gia/ Dừng chân đứng lại trời non nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta). Có thể thấy trong bài thơ qua đèo ngang, các tiếng tà – hoa – nhà – ra – ta cùng reo vần a cùng với nhau.
Đó cũng là cách gieo vần của bài thơ thất ngôn bát cú đường luật và bài thơ này còn thể hiện một đặc trưng nữa trong thể thơ thất ngôn bát cũ Đường luật này đó là có phép đối giữa các câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6 . Bài thơ còn có quy luật bằng trắc phải tuân thủ chặt chẽ theo luật. Theo đó, tiếng thứ hai ở câu 1 là thanh bằng thì bài thơ viết vần bằng và ngược lại. Tiếng thứ hai ở có một là thanh trắc thì bài thơ viết vần trắc. Vần bằng hay ký hiệu bằng một cái chữ ở đó là cái chữ B in hoa, những tiếng mà nó là thanh ngang hoặc là anh không hay nói cách khác là những chữ mà nó không mang dấu thì nó được gọi là vần bằng và ngoài ra có những chữ mà nó có thanh huyền hay nói cách khác là cái chữ mà nó có dấu huyền thì nó được gọi là thanh bằng. Như vậy, có 2 trường hợp thuộc về vần bằng.
Thứ hai ngược lại thì các trường hợp còn lại thì chắc chắn nó sẽ là vần trắc. Vần trắc bao gồm những tiếng mang thanh sắc, có thanh hỏi, có thanh ngã và có thanh nặng thì nó được gọi là vần trắc. Biểu đạt một cách khác là những chữ mà nó có dấu dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng thì nó là vần trắc. Để xác định là một bài thơ viết bằng vần bằng hay vần trắc thì người ta đã căn cứ vào cái tiếng thứ hai ở câu 1 của bài thơ đó. Cụ thể ở câu 1 của bài thơ Qua Đèo Ngang chúng ta xem là bài thơ Qua Đèo Ngang viết bằng vần trắc hay là vần bằng thì đầu tiên chúng ta xác định vần trắc ở câu đầu tiên – Bước tới đèo ngang bóng xế tà. Cac từ nước – bước là những chữ cái mang dấu sắc. Mà một tiếng mà nó có thanh sắc thì chắc chắn là vần trắc. Từ tới cũng có dấu sắc thì là vần trắc. Đèo là có dấu huyền thì mang vần bằng, tương tự ngang là một chữ không có dấu là vần bằng. Tiếp tục, bóng là dấu sắc, tương tự xế vần trắc và tà là vần bằng. Như vậy, ở trong câu thơ đầu tiên, tiếng thứ 2 của câu đầu tiên mang vần trắc nên bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ viết bằng vần trắc.
Quy tắc tiếp theo trong thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, nhất tam ngũ bất luận. Tức là các tiếng ở vị trí 1,3 và 5 không cần phải tuân theo luật. Thế còn tiếng 2,4,6 thì bằng trắc phải theo trình tự chặt chẽ nhị tứ lục phần mình. Trong một bài thơ thì có sử dụng phép đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Câu 3 với câu 4 và câu 5 với câu 6 thì nó đối từng cặp trong hai câu.Danh từ thì đối với danh từ động từ thì đối với động từ và ngược nhau về thanh điệu. Ví dụ hai câu 3 và 4 của bài thơ Qua đèo ngang đó là Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Có thể thấy trong hai câu thơ này đều sử dụng dụng phép đảo ngữ, lom khom dưới núi và lác đác bên sông thì có vị ngữ lại đứng ở vị trí chủ ngữ, những tính từ lom khom, lác đác là tính từ và nó giữ vai trò là vị ngữ ở trong một câu. Dưới núi và bên sông là những cụm danh từ ở trên cụm danh từ ở dưới cũng phải là cụm danh từ và nó giữ vai trò là trạng ngữ ở trong câu đó. Các từ tiều và chợ là danh từ giữ vai trò là chủ ngữ trong câu. Vài chú và mấy nhà là những cụm danh từ đồng thời là chủ ngữ trong câu. Thứ hai, là tính trái ngược nhau về thanh điệu dựa trên cách xác định bằng trắc, ta có lom khom (vần bằng) – Lác đác (vần trắc). Câu trên thì sử dụng vần bằng, câu dưới thì sử dụng vần trắc. Chúng đối ngược nhau về thanh điệu. Tiếp tục, ta có dưới núi và bên sông thì dưới núi là mang vanà trắc còn bên sông thì là thanh ngang, tương tự tiêu là vần bằng và chợ là vần trắc. Vài chú (thì vài là vần bằng, chú là vần trắc) – Mấy nhà thì mấy là vần trắc còn nhà vần bằng. Đó là sự đối nhau giữa hai câu thực 3 và 4 trong một bài thơ.
Tiếp theo là tính chất niêm tức là nó phải tuân theo quy định chặt chẽ là nó không thể thay đổi được rồi được. Theo hệ thống dọc giống nhau về thanh bằng – trắc ở từng đôi câu thì các tiếng 246 giống nhau về về về thanh bằng và thanh trắc. Ví dụ như là câu 1 của bài thơ Qua đèo ngang thì câu các tiếng 2,4,6 của câu một này nó phải giống các tiếng 2,4,6 của câu 8, đó có nghĩa là các từ tới – ngang – xế lần lượt là các thanh trắc – bằng -trắc thì các tiếng 2,4,6 ở câu 8 cũng cùng thanh trắc – bằng – trắc. Trong một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật phải viết đúng nghiêm luật đối và những yêu cầu trên. Nếu không sẽ bị coi là thất luật.
4.5. Phương thức biểu đạt của tác phẩm và giải thích một số từ ngữ:
Bài thơ Qua Đèo Ngang được sáng tác với phương thức biểu đạt biểu cảm kết hợp với miêu tả. Trong đó phương thức biểu cảm là phương thức biểu đạt chủ yếu trong bài thơ, yếu tố miêu tả được tác giả sử dụng để tả cảnh đèo ngang nhằm mục đích gửi gắm tâm tư tình cảm của mình. Hay còn gọi là phép tả cảnh ngụ tình, một biện pháp quen thuộc trong thơ trung đại.
Đèo ngang là một phần của dãy núi Hoành Sơn ở núi Trường Sơn chạy thẳng ra biển. Đó là cái ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình
Con quốc quốc hay con cuốc cuốc: Trong dân gian hay gọi là con chim Đỗ Quyên, chúng thường xuất hiện vào mùa hè
Cái gia gia là con chim đa đa hay còn gọi là con gà gô .
4.6. Bố cục bài thơ Qua đèo Ngang:
bố cục của bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, gồm có 8 câu thơví vậy xác định bố cục bài thơ chia ra làm 4 phần cụ thể:
– Hai câu đề: giới thiệu bao quát nội dung và chuyển ảnh cụ thể trong bài thơ Qua đèo ngang thể hiện cái nhìn chung bao quát về cảnh vật đèo ngang của nhân vật trữ tình.
Hai câu thực: miêu tả giải thích chi tiết nội dung đã được giới thiệu từ hai câu đề đó là miêu tả cái cuộc sống con người ở đèo ngang.
Hai câu luận: Tác giả mở rộng, đánh giá nội dung đã nêu ở hai câu thực thì hai câu luận lại ở trong bài thơ này đã thể hiện được cái tâm trạng của tác giả của nhân vật trữ tình khi đứng trước cái canh vật và con người ở đèo ngang.
Hai câu kết: hai câu cuối của bài thơ đã nhấn mạnh chủ đích của bài thơ thể hiện cảm tưởng của tác giả trong bài thơ đó chính là nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả của nhân vật trữ tình khi đứng trước đèo ngang.
4.7. Một vài giai thoại sưu tầm về Bà Huyện Thanh Quan:
Theo Giai thoại văn học Việt Nam của Hoàng Ngọc Phách, chueyẹn kể rằng một lần nọ, nhân dịp chúc mừng một vị quan lớn của triều đình, vua Minh Mạng ban ơn bằng cách viết tặng hai chữ đại tự theo nghệ thuật thư họa. Viết xong, nhà vua đưa cho bà huyện Thanh Quan và hỏi: “Được không?”.
Ngắm nét chữ “rồng bay phượng múa” của nhà vua, bà huyện Thanh Quan trả lời: Tâu bệ hạ, phúc tối hậu, thọ tối trường (nghĩa là phúc rất dày, thọ rất dài). Ban đầu, nhà vua ngơ ngác vì chưa hiểu ý; sau nhìn kỹ lại, ông bèn mỉm cười gật đầu. Thì ra nhà vua đã viết chữ Phúc béo phục phịch và chữ Thọ dài lêu ngêu. Bà huyện Thanh Quan tuy ngầm ý chê chữ viết của Minh Mạng nhưng lời chê thật khéo léo và văn vẻ.
Lại nói cùng hôm đó, theo Kể chuyện các vua Nguyễn, vua Minh Mạng sở hữu bộ chén kiểu Trung Quốc mới đưa sang, chén khắc họa tranh sơn thủy Việt Nam và có đề thơ Nôm cũng như một số đồ sứ kiểu thời đó, nên vua đưa khoe với những người xung quanh. Mọi người đã yêu cầu bà huyện Thanh Quan làm một bài thơ chữ Nôm. Bà làm ngay hai câu thơ rằng: Như in thảo mộc trời Nam lại/ Đem cả sơn hà đất Bắc sang. Câu thơ của bà khiến vua Minh Mạng đã rất thích thú!
Ngoài ra, trong sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam, còn có thêm vài cuộc đối đáp, đàm luận thi phú giữa bà huyện Thanh Quan với vua Minh Mạng. Chuyện rằng, lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, bà huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn bằng mấy câu thơ: Phó cho con Nguyễn Thị Đào/ Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?/ Chữ rằng: Xuân bất tái lai/ Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!
Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên. Quan trên ăn của đút, giáng chức ông huyện Thanh Quan. Vẫn là câu chuyện “xử án”, một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ bố. Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này mà chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ: Người ta thì chẳng được đâu/ “Ừ ” thì ông Cống làm trâu thì làm. Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để đùa mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về.