Tình yêu luôn là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ từ xưa đến nay, trong đó đặc biệt cần nói đến khổ 6,7,8,9 của bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã chứng minh cho nguồn cảm hứng thơ ca đó. Dưới đây là mẫu phân tích khổ 6,7,8,9 của bài thơ hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Phân tích khổ 6, 7, 8, 9 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất:
Sóng của Xuân Quỳnh là một trong những bài thơ nổi tiếng viết về đề tài tình yêu. Xuân Quỳnh đã khắc họa hình ảnh “sóng” để nói về tính cách và tâm hồn của người phụ nữ khi yêu vừa hiện đại mà vừa truyền thống. 4 khổ thơ cuối của bài thơ đã thể hiện rất rõ điều này.
Trong tình yêu, Xuân Quỳnh cũng khẳng định tấm lòng thủy chung như bao nhiêu nhà thơ khác:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Hình ảnh thơ đối lập “xuôi” – “ngược”, “phương Bắc”’ – “phương Nam” được nhà thơ sử dụng trái với quy luật thông thường (ngược về phương Bắc, xuôi về phương Nam) với dụng ý nghệ thuật sâu sắc. Dù cuộc đời có luôn biến chuyển không ngừng, đôi ta phải trả qua nhiều sóng gió, vạn vật có luôn đổi thay thì em vẫn luôn hướng về “phương anh”. Trái tim của em vẫn giữ được tình yêu nguyên vẹn dành cho anh dù có trải qua biết bao nhiêu khó khăn, sóng gió trong cuộc đời. Em vẫn hướng về “phương anh” – một phương duy nhất, không hề thay đổi. Tấm lòng thủy chung, son sắc thật đáng trân trọng. Như vậy, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh tuy đầy mãnh liệt, sôi nổi nhưng vẫn đằm thắm, thủy chung và mang nét đẹp cổ điển.
Với tấm lòng chung thủy đã giúp người con gái có được niềm tin sâu sắc mãnh liệt trong tình yêu:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Đại dương mênh mông vô tận, có hàng trăm hàng nghìn con sóng vỗ dào dạt. Dẫu có muôn vời cách trở – dẫu biển có động, trời có làm giông bão thì đến cuối cùng con sóng vẫn vượt qua để tìm được đến bờ của bình yên. Cũng như “em” và “anh” dù có trải qua trăm nghìn biến cố thì “em” vẫn tin tưởng vào “anh”, vào tình yêu dành cho “anh”.
Ở hai khổ thơ cuối, Xuân Quỳnh đã thể hiện khát vọng được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Ở khổ thơ này, Xuân Quỳnh đã suy tư về cuộc đời tuy dài như vậy, năm tháng là vô hạn cũng giống như biển rộng lớn, áng mây vẫn trôi về phía xa. Nhân vật “em” trong bài thơ ý thức được sự chảy trôi của thời gian. Chính vì vậy, “em” mang dự cảm lo âu về sự thay đổi của tình yêu.
Nếu thời gian là vĩnh cửu thì cuộc đời của con người lại hữu hạn. Vậy nên “em” mong muốn được dâng hiến, hy sinh cho tình yêu:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàm năm còn vỗ
Câu hỏi tu từ giống như một lời tự vấn, từ đó thể hiện khao khát được dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu. Người phụ nữ khi yêu cũng vô cùng mãnh liệt, cháy bỏng. Hai câu thơ cuối cùng là lời khẳng định của nhà thơ. Tình yêu của “em” sẽ tồn tại vĩnh cửu cũng như con sóng kia đến “ngàn năm” vẫn còn vỗ.
Không dùng quá nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật nhưng Sóng đến với người đọc một cách nhẹ nhàng, dào dạt. Chỉ với cặp hình tượng “sóng – em” trải dài xuyên suốt bài thơ, khi thì hòa làm một, khi thi tách riêng để nói ra tiếng lòng mình rồi khi lại hóa thân để trường tồn mãi với thời gian. Không cầu kì nhưng “Sóng” đến với người đọc bằng sự chân thành, bằng những gì giản dị, chân thành nhất, bằng những câu chuyện muôn thuở trăm năm trong tình yêu.
2. Phân tích khổ 6, 7, 8, 9 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ý nghĩa:
Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ viết hay về tình yêu và bài thơ “Sóng” khá tiêu biểu cho mảng đề tài này, đặc biệt nổi bật nhất là ở khổ thơ thứ 6, 7, 8, 9 của bài thơ. Xuân Quỳnh viết về một đức tính trong tình yêu của người phụ nữ – tấm lòng thủy chung, son sắc. Cũng giống như mọi con sóng, dù muôn vời cách trở xa xôi, đến cuối cùng vẫn tìm tới được bờ:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Cuộc đời luôn ẩn chứa nhiều biến động, không ai có thể biết trước được những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng dù có “xuôi về phương Bắc” hay “ngược về phương Nam” thì tấm lòng của em vẫn không thay đổi. Ở đây, nếu theo quy luật thông thường người ta sẽ nói “xuôi Nam, ngược Bắc”, nhưng Xuân Quỳnh lại chọn cách nói như trên để cho thấy rằng tình yêu không theo bất cứ một quy luật tự nhiên nào. Dẫu vậy, em cũng hướng đến một phương duy nhất đó chính là “phương anh”. Trái tim thủy chung của em vẫn dành cho duy nhất một người – đó là anh. Khổ 6 là một trong những khổ thơ hay của bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã gửi gắm thông điệp vô cùng ý nghĩa về tình yêu đến độc giả.
Mỗi nhà thơ đều có cách riêng biệt để thể hiện sự nhớ nhung trong tình yêu. Xuân Quỳnh sử dụng hình ảnh của sóng biển để truyền đạt tình cảm của mình. Sóng biển trong thơ cô có thể dịu dàng như tiếng trái tim thổn thức, cũng có thể mạnh mẽ như những cảm xúc sôi nổi, từ tiếng vang vọng dữ dội đến những khoảnh khắc yên bình im lìm:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Em hướng về anh như sóng vỗ tới bờ. Ngay trước mắt chúng ta, hình ảnh một người con gái đứng bên bờ biển hiện lên nhỏ bé nhưng trái tim lại chứa đựng nỗi khắc khoải mong đợi. Mặc dù khoảng cách đôi khi trở thành rào cản trong tình yêu nhưng đối với Xuân Quỳnh, sự xa cách không đồng nghĩa với việc tình cảm trái tim bị lạc lõng. Qua đây chúng ta thấy một Xuân Quỳnh trong tình yêu vừa mạnh mẽ chủ động, vừa đằm thắm và trung thành, hòa quyện với nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh luôn tin vào sức mạnh vô hình của tình yêu. Không gian theo cách nhìn của tác giả trở nên đầy những suy tư trước sự quay cuồng của thời gian.
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Câu thơ phản ánh một sự nhạy cảm và sâu lắng của tình yêu. Dù cuộc sống có kéo dài ra sao, thời gian vẫn không ngừng trôi qua. Biển rộng lớn nhưng không thể giữ chặt mãi thanh xuân. Điều này không chỉ là nỗi lo lắng của Xuân Quỳnh mà còn là trăn trở của nhiều người phụ nữ đang yêu. Dù họ đắm chìm trong tình yêu, nhưng cuộc sống ngắn ngủi. Vì vậy, Xuân Quỳnh luôn mong muốn
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Khao khát trong Xuân Quỳnh không ngừng lớn lên như muốn vượt qua mọi giới hạn của không gian và thời gian, mong muốn hòa mình vào dòng chảy tình yêu. Không cần nhận lại, tình cảm vẫn mãnh liệt và dồn dập. Thay vào đó, tác giả mang trên mình một niềm tin và khát vọng sâu lắng, mong muốn được tan vào biển rộng lớn của tình yêu. Xuân Quỳnh tin rằng chỉ khi đắm chìm hết mình trong tình yêu, tình cảm mới có thể bền vững và vượt qua thử thách của thời gian.
Xuân Quỳnh – một nhà thơ nhẹ nhàng nhưng không kém phần mạnh mẽ đã khiến nhiều người ngưỡng mộ với tình yêu sâu đậm của mình, dám dốc tất cả, dám hy sinh và luôn luôn có một trái tim tràn đầy khát vọng và mơ mộng. Bằng bài thơ “Sóng” nói chung và ba khổ thơ cuối nói riêng, Xuân Quỳnh đã khắc họa một tâm hồn lãng mạn đậm chất thơ và trăn trở về tình yêu. Đó chính là một hình ảnh của tình yêu đẹp và sâu lắng, một biểu hiện chân thật về sự hy sinh trong tình yêu
3. Phân tích khổ 6, 7, 8, 9 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ấn tượng:
Tình yêu luôn là nguồn cảm hứng của rất nhiều nhà thơ từ xưa đến nay. Tuy nhiên mỗi nhà thơ lại có một cách thể hiện khác nhau. Với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một tình yêu đầy những âu lo, trăn trở và khát khao hạnh phúc đời thường của người phụ nữ. Điều này được thể hiện rõ qua bốn khổ thơ cuối của bài thơ.
Ở khổ thơ thứ sáu, ta lại bắt gặp một vẻ đẹp của người phụ nữ khi yêu: đó là lòng thủy chung, son sắt. Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ mạnh mẽ vươn ra biển lớn tìm tình yêu mới trọn vẹn hơn, đẹp đẽ hơn mà còn là một người con gái thủy chung với tình cảm của mình, tuy sẵn sàng bỏ lại mọi thứ nhưng khi tìm được bến bờ hạnh phúc lại một lòng một dạ với người mình yêu:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Trong cách nói quen thuộc của người Việt Nam thường chỉ nói “xuôi Nam ngược Bắc”. Thế nhưng Xuân Quỳnh lại viết “xuôi Bắc ngược Nam”. Thời gian ấy, phương Nam là tiền tuyến, miền Bắc là hậu phương mà ta thường nói xuôi về tiến tuyến, ngược về hậu phương. Nhà thơ muốn khẳng định cho dù vạn vật luôn đổi thay, lòng người dễ thay đen đổi trắng thì người phụ nữ vẫn luôn thủy chung son sắt trong tình yêu. Nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc “Dẫu…” nhằm khẳng định sự mạnh mẽ, táo bạo và chân thành của người phụ nữ khi yêu. Dù có phải trải qua tất cả những thay đổi thăng trầm, người phụ nữ vẫn luôn thủy chung với tình yêu và hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Dường như Xuân Quỳnh muốn phủ nhận tất cả những khó khăn, trái ngang để yêu – một tình yêu đích thực mà người phụ nữ khao khát có được.
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Hai câu thơ này tác giả đã cho người đọc thấy tiếng lòng da diết của người phụ nữ khi yêu. Xuân Quỳnh đã khẳng định một cách chân thành, mạnh mẽ: Dù ra Bắc hay vào Nam, dù đi ngược hay về xuôi, dù lên rừng hay xuống biển, dù ở bất cứ nơi đâu, dù có đi tới chân trời góc bể, dù em có phải cách xa đến chừng nào thì em vẫn luôn nghĩ về anh, luôn hướng về anh. Và dù trời đất vũ trụ có bốn phương, tám hướng thì trái tim em chỉ có một phương duy nhất – phương anh. Dấu “-“ đặt giữa câu thơ, tách hai chữ “một phương” riêng thành một vế. Chính điều đó đã tạo nên điểm nhấn, sâu lắng, nồng nàn của xúc cảm thơ. Xuân Quỳnh quả thực đã rất tự tin và chân thành bày tỏ tình cảm thủy chung của mình trước anh. Đó là sự tự tin của người phụ nữ bản lĩnh dám yêu và cũng dám đi đến tận cùng để đạt tình yêu của cuộc đời.
Nhà thơ Xuân Quỳnh nổi tiếng với những bài thơ sâu sắc về tình yêu. Bằng trái tim chân thành và khát khao yêu thương, tác giả đã tạo ra những bài thơ đầy cảm xúc, chạm đến lòng người đọc. Bài thơ ‘Sóng’ là minh chứng cho điều đó, đặc biệt ba khổ cuối nói về những khó khăn của tình yêu, nhưng cũng là niềm tin vào một tình yêu vĩnh cửu trong cuộc đời.
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Trong đại dương bao la có hàng ngàn con sóng, dù trải qua muôn trùng khó khăn, sóng vẫn vỗ về bờ. Hình ảnh sóng là ẩn dụ cho người phụ nữ khi yêu, ‘đại dương’ mênh mông ấy là cuộc đời rộng lớn. Tác giả sử dụng tương đồng để nói về điều vô hình. Để đạt được hạnh phúc, cần vượt qua mọi thách thức, giữ niềm tin và sự chung thủy. Tình yêu sẽ đem lại niềm vui như sóng vỗ bờ.
Niềm tin có thể lớn lao nhưng khi đối diện với thử thách, người ta lo âu về hạnh phúc mong manh. Đó là lo lắng của trái tim nhạy cảm khi yêu:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Cuộc sống có hạn, thời gian vô tình trôi đi. Vì thế người con gái chân thành lo lắng về sự phai nhạt của tình yêu, nỗi lo lắng chung của nhiều người khi yêu. Tác giả như thể hiện suy tư của nhiều người. Khổ cuối bài thơ gửi gắm hy vọng vào một tình yêu bền vững, mãi mãi vượt qua thời gian và mong muốn tận hưởng hạnh phúc của biển lớn tình yêu:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Hai từ ”làm sao” ở đầu câu thơ thể hiện mong muốn hòa mình vào biển lớn của nhân vật trữ tình. Những con sóng nhỏ trên biển ngàn năm vẫn vỗ như lòng em vẫn khát khao hạnh phúc tình yêu, khao khát tận hưởng dư vị tình yêu. Trạng ngữ ‘để ngàn năm còn vỗ’ khẳng định tình yêu trong em luôn bền vững, bất diệt.
Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, giọng thơ nhẹ nhàng nhưng cũng rất mãnh liệt. Trong ba khổ thơ cuối, vần, nhịp, âm điệu được sắp xếp hài hòa tinh tế cùng hình ảnh ẩn dụ sâu sắc, đoạn thơ mang lại ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả, là ca khúc tình yêu đẹp đẽ. “Sóng” là một tác phẩm thành công vang dội của Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ tất cả những cung bậc trong tình yêu, thể hiện tình cảm son sắt, thủy chung, tha thiết, cao thượng cùng bao nỗi nhớ thương, niềm tin yêu vào tình yêu cao cả không chấp nhận một tình yêu tầm thường và nhỏ hẹp. Khát vọng một tình yêu cao đẹp thủy chung. Phải có một tâm hồn thủy chung thì mới có những vần thơ đẹp và sâu lắng đến vậy.
THAM KHẢO THÊM: