Khổ 5, 6,7 của bài thơ Sóng là những tiếng lòng chân thật những người con gái khi yêu, họ một lòng một dạ hướng đến tình yêu của mình. Tình yêu đó mãnh liệt nhưng cũng dịu dàng chứa chan. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số bài mẫu phân tích ba khổ thơ giữa 5, 6, 7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích khổ 5, 6, 7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và vị trí của bài thơ Sóng trong thơ tình Việt Nam.
- Nêu vấn đề cần phân tích: Tâm trạng và suy nghĩ của người phụ nữ được thể hiện qua ba khổ thơ giữa.
Thân bài:
a. Khổ 5: Nỗi nhớ da diết
- Hình ảnh “sóng nhớ bờ”: Tình yêu được ví như con sóng luôn hướng về bờ, thể hiện nỗi nhớ da diết của người phụ nữ.
- Sự ám ảnh của nỗi nhớ: Nỗi nhớ không chỉ hiện hữu trong thực tại mà còn lan tỏa vào giấc mơ.
- Khát vọng được gặp lại người yêu: Nỗi nhớ trở thành động lực thôi thúc người phụ nữ hướng về người yêu.
b. Khổ 6: Sự thủy chung son sắt
- Hình ảnh “dẫu xuôi về phương Bắc, dẫu ngược về phương Nam”: Dù đi đến đâu, tình yêu vẫn không thay đổi.
- Tình yêu là một định hướng: Tình yêu như một kim chỉ nam, luôn hướng về người mình yêu.
- Sự thủy chung son sắt: Dù thời gian có trôi qua, tình yêu vẫn luôn mãnh liệt.
c. Khổ 7: Trăn trở về thời gian và tình yêu
- Hình ảnh “đại dương”: Biển cả bao la tượng trưng cho thời gian vô tận, cuộc đời dài rộng.
- Sự trăn trở về thời gian: Người phụ nữ lo lắng về sự trôi chảy của thời gian, sợ tình yêu sẽ không còn mãnh liệt như lúc ban đầu.
- Khát vọng được hòa mình vào tình yêu: Dù thời gian trôi đi, người phụ nữ vẫn muốn được gắn bó với người yêu, muốn tình yêu được trường tồn.
Kết bài:
- Khái quát lại những cảm xúc và suy nghĩ của người phụ nữ được thể hiện qua ba khổ thơ giữa.
- Nhấn mạnh giá trị của những khổ thơ này trong việc thể hiện tâm lý phức tạp của người phụ nữ khi yêu.
- Đưa ra nhận xét cá nhân về ý nghĩa của bài thơ.
Một số gợi ý mở rộng:
- So sánh: So sánh tâm trạng của người phụ nữ trong ba khổ thơ này với những khổ thơ trước và sau.
- Liên hệ thực tế: Liên hệ những cảm xúc, suy nghĩ của người phụ nữ trong bài thơ với tâm lý của người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.
- Phân tích sâu hơn: Tìm hiểu ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong ba khổ thơ.
2. Phân tích khổ 5, 6 ,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất:
Tình yêu là đề tài muôn thuở mà các nhà thơ, nhà văn muốn hướng tới. Tuy nhiên, mỗi nhà thơ lại mang đến một nét riêng cho tác phẩm của mình. Ta biết đến Xuân Diệu với những cảm xúc yêu đương mãnh liệt, nồng nàn. Biết đến một Anh Thơ có chút rụt rè, e ấp của người con gái đang yêu. Và chúng ta biết đến Xuân Quỳnh qua những sáng tác thấm đẫm tâm tư, tình cảm của phụ nữ. Người ta bắt gặp tình yêu nồng nàn của đôi lứa với nhiều cảm xúc thiêng liêng qua “Thuyền và biển”. Tình yêu với nỗi nhớ, lòng trắc ẩn và lòng thủy chung một lần nữa được thể hiện qua bài thơ một cách rõ ràng và có phần mạnh mẽ hơn qua ba khổ thơ giữa của bài thơ Sóng:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Xuân Quỳnh đã sử dụng một cách tài tình hình ảnh của con sóng vỗ dạt dào để thể hiện cho tình yêu của người phụ nữ. Sóng có lúc dữ dội lúc dịu êm cũng giống như những cảm xúc của những người con gái khi yêu, lúc ngọt ngào và lãng mạn, có lúc lại mãnh liệt và đầy sức hút:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Nỗi nhớ trong tình yêu của Xuân Quỳnh không phải nỗi nhớ thoáng qua, nhẹ nhàng mà đó là một nỗi nhớ mãnh liệt và da diết . Nỗi nhớ ấy bao trùm cả đại dương “Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước”, thời gian “…con sóng nhớ bờ “ Ngày đêm không ngủ được”; xâm chiếm tâm hồn của những con người cả trong cõi vô thức và tiềm thức lẫn ý thức và cả những khi tỉnh lẫn khi mơ “cả trong mơ còn thức”. Đúng là một nỗi nhớ cồn cào và rất da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi ngoai , nó cuồn cuộn, dạt dào như những con sóng biển triền miên không có hồi kết . Trong bốn câu thơ đầu, hình ảnh sóng lặp đi lặp lại ba lần như một điệp khúc của bản tình ca với những giai điệu da diết và mãnh liệt , như một ám ảnh thường trực về tình yêu và nỗi nhớ. Ba câu thơ gắn liền với những hình ảnh sóng giống như đợt sóng gối lên nhau, hối hả vươn tới bờ. Đó cũng là một trong những ẩn dụ nghệ thuật về những đợt sóng lòng đang dâng trào trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. Sóng thì bao giờ cũng thức. Sóng không ngủ. Bởi vì sóng ngủ thì sống sẽ không tồn tại. Vì lí do này người ta đã thấy sóng là nhịp đập của biển và là trái tim của biển, là sự sống của biển. Sóng nhớ bờ không thể ngủ được cũng giống như nỗi nhớ của cô gái đang dành cho chàng anh, tình yêu bao giờ cũng vậy, không thể thiếu những nhớ nhung, mộng mị:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Con người đều sống trong hai trạng thái mơ và thức và còn nỗi nhớ anh đã xóa nhòa mọi khoảng cách, mọi giới hạn. Nỗi nhớ da diết trong tâm hồn của người con gái đã vượt qua mọi trạng thái. Nỗi nhớ đi từ miền ý thức cho đến những lúc vô thức. Nỗi nhớ đã trở thành nhịp sống tình yêu trong tâm hồn của những người phụ nữ, nó triền miên da diết như hơi thở. Nỗi nhớ người yêu cứ dai dẳng và đeo bám lấy con tim người phụ nữ đang yêu. Nó tồn tại ở mọi lúc và thường trực trong sâu thẳm trái tim em và có thể bất giác trào lên những cảm xúc nghẹn ngào . Ban ngày em nhớ anh vẫn còn chưa đủ và ban đêm những nỗi nhớ ấy lại tìm về trong cả những giấc mơ. Trong tâm trí em, bóng dáng anh vẫn luôn luôn khắc ghi và hiện hữu, em nhớ dáng người , em nhớ hình, nhớ cả những lời dịu ngọt và cả những cái ôm ấm áp.
Dù có phấp phỏng lo âu những e vẫn cố chấp trước cái vô tận của thời gian những người phụ nữ vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu:
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Nhà thơ dùng cách nói giả định mang theo những dự cảm về con đường còn rất nhiều những trắc trở của tình yêu, dự cảm của một trái tim người phụ nữ đa nghi , đa cảm luôn lo âu về khắc khoải về hạnh phúc đời thường. Chọn những cách nói ngược “Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam”, Xuân Quỳnh muốn khẳng định dù cuộc đời có nghịch lý , ngang trái đến mức như nào thì em cũng vẫn chỉ hướng về một phương-“phương anh”. Đất trời có rộng lớn có như nào có bốn phương tám hướng còn tâm hồn người phụ nữ đang yêu chỉ có một phương. Đó là phương hướng của những tình yêu chung thủy và không bao giờ đổi thay như một lời khẳng định cái bất biến giữa vạn biến. Ta sẽ thấy được những vẻ đẹp của người phụ nữ vừa hiện đại vừa truyền thống và mãnh liệt và luôn có nhu cầu bộc lộ nhưng vẫn thủy chung sắc son.
Chưa thỏa mãn với sự khẳng định đó nhà thơ còn nhấn mạnh thêm qua hình ảnh Sóng:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Sóng khao khát để tới bờ như em khao khát muốn có anh. Sóng vượt qua mọi trở ngại để tới bờ như em bước qua mọi khó khăn trắc trở để cập bến hạnh phúc. Sóng muốn về với bờ sóng phải vượt qua được bão giông tố với bão bùng. Em muốn hướng về anh thì em sẽ phải vượt qua những cạm bẫy cuộc đời. Tình yêu gắn liền với cuộc sống và đời thương là dâu bể đa đoan. Tất cả những thử thách gian nan đang chờ trước mắt chúng ta và là điều không thể thiếu đối với tình yêu:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
(Thơ tình cuối mùa thu)
Chẳng có tình yêu nào mà không phải trải qua thử thách và trải đầy hoa hồng cả. Để đến được với nhau sẽ phải trải qua biết bao những thử thách gian khổ trong cuộc sống và với em, tất cả những khó khăn fđó sẽ chẳng là gì cả . Nó không thể đủ sức mạnh để ngăn cản em đến bên anh. Bằng tình yêu nồng nhiệt và em sẽ vượt qua tất cả để đến bên a . Trải qua không gian và thời gian, cuối cùng sóng vẫn trở về tới bờ và em sẽ cũng lại về bên anh. Tình yêu trải qua thử thách và bão giông là tình yêu đẹp, cao cả nhưng dù có cao đẹp đến như nào cũng rất mong manh trước thời gian vô thủy vô chung.
Ba khổ thơ tuy không quá dài nhưng cũng đủ cho ta thấy một tâm hồn yêu hết mình và sống trọn vẹn với tình yêu của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Bài thơ ấy cũng là tiếng nói của bao người đang yêu và được yêu, nhất là những người trẻ giàu khát vọng yêu. “Sóng” chân thực đã lay động mọi trái tim người đọc bằng những cảm xúc tự nhiên nhất, khiến họ rung động, thổn thức theo từng âm thanh, giai điệu của bài thơ.
3. Phân tích Sóng khổ 5, 6, 7 ngắn gọn nhất:
Voltaire từng nói “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là tâm hồn cao cả, đa cảm”, khẳng định điệu tâm hồn thấm nhuần trong từng câu thơ. Bởi vậy, ta có dịp gặp gỡ điệu hồn sâu lắng của người con gái trong tình yêu, qua lời thơ “Sóng” của thi sĩ Xuân Quỳnh. Khổ thơ 5, 6, 7 kết tinh bút lực nhà thơ và tiếng lòng phong phú ấy.
Nỗi nhớ bao trùm cả không gian:” sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước”. Thao thức trong mọi thời gian: “ngày đêm không ngủ được”. Giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt, diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên. Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Cách nói cường điệu nhưng hợp lí, nhằm tô đậm nỗi, bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt. Cách nói khẳng định: Dẫu xuôi – phương bắc; dẫu ngược – phương nam, em: vẫn « Hướng về anh một phương là lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu: dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ. Tác giả muốn khẳng định: dù cuộc đời có nghịch lí, trái ngang đến mức nào thì em cũng vẫn chỉ hướng về một phương duy nhất- phương anh.
Mượn hình ảnh của sóng: Sóng ngoài đại dương – Con nào chẳng tới bờ à quy luật tất yếu. Ở khổ thơ này tác giả sử dụng lối nói giả định để nói về hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cách trở. Dù phải bươn trải ngược xuôi trong cuộc đời bao la rộng lớn để tìm kế mưu sinh, phải vẫy vùng trong phương bắc, phương nam rất rộng dài nhưng trái tim người con gái luôn luôn nghĩ về người mà mình yêu. Đó chính là lòng chung thủy. Cách giả định của tác giả chính là lời khẳng định sự thủy chung duy nhất để khẳng định sự bất biến trước vạn biến của cuộc đời.
Xuân Quỳnh không chỉ mượn sóng để nói về người con gái khi yêu mà còn dùng lối nói đối sánh giữa sóng và em để nói về nỗi nhớ của em và bởi vậy nỗi nhớ của em càng nhân lên gấp bội.
Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc. Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.
Bài thơ có nhan đề là “Sóng”, đó vừa là sóng biển nhưng đồng thời cũng chính là những con sóng lòng của tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Cùng với hình tượng “sóng” thì trong bài thơ còn xuất hiện hình tượng “em”. Sóng là ẩn dụ của tâm hồn người con gái khi yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái “tôi” trữ tình. “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau, để tìm ra sự tương đồng, có lúc lại hòa làm một để tạo nên âm vang cộng hưởng. Hai hình ảnh cứ đan xen, quấn quýt, hòa quyện song song và xuất hiện từ đầu cho tới cuối bài thơ. Tất cả đều thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng trào dâng trong tâm hồn người phụ nữ khi biết yêu.
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”.
Ở khổ thơ này tác giả sử dụng lối nói giả định để nói về hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cách trở. Dù phải bươn trải ngược xuôi trong cuộc đời bao la rộng lớn để tìm kế mưu sinh, phải vẫy vùng trong phương bắc, phương nam rất rộng dài nhưng trái tim người con gái luôn luôn nghĩ về người mà mình yêu. Đó chính là lòng chung thủy. Cách giả định của tác giả chính là lời khẳng định sự thủy chung duy nhất để khẳng định sự bất biến trước vạn biến của cuộc đời.
Xuân Quỳnh không chỉ mượn sóng để nói về người con gái khi yêu mà còn dùng lối nói đối sánh giữa sóng và em để nói về nỗi nhớ của em và bởi vậy nỗi nhớ của em càng nhân lên gấp bội. Từ nỗi nhớ xuất hiện một niềm tin mãnh liệt:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”.
Khổ thơ tác giả không chỉ phát hiện ra quy luật của sóng: dù gió to bão lớn thế nào thì con sóng “đại dương”, con sóng biển khơi xa cũng hướng “tới bờ” mà tác giả còn nói về hành trình tìm đến bến bờ hạnh phúc, dù khó khăn gian khổ nhưng vẫn thủy chung. Người con gái khi yêu vượt mọi khó khăn cản trở để đi tìm bến đỗ của tình yêu, bến bờ hạnh phúc.
Như vậy, với những vẫn thơ chân thực, nhẹ nhàng nhưng không kém phần mãnh liệt, ba khổ thơ giữa của bài thơ “Sóng”đã diễn tả được hết nỗi niềm của người phụ nữ đang đắm chìm trong những cảm xúc nồng nàn của tình yêu. Tình yêu mãi là thứ tình cảm thiêng liêng, đáng được trân trọng.
THAM KHẢO THÊM: