Nhằm giúp các em có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài phân tích khổ 4 bài thơ Con cò của Chế Lan Viên siêu hay. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích khổ 4 bài thơ Con cò của Chế Lan Viên siêu hay:
1.1 Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Chế Lan Viên và tác phẩm Con cò.
– Giới thiệu khổ 4 bài thơ Con cò
1.2 Thân bài:
*Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng của người mẹ
– Hình ảnh “con cò” được nhà thơ nhấn mạnh ở ý nghĩa tượng trưng, con cò là biểu tượng cho tấm lòng của người mẹ “dù ở gần con…cò mãi yêu con”
– Từ sự thấu hiểu tấm lòng của người mẹ, nhà thơ khái quát quy luật tình cảm của mẹ gianh cho con: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ….vẫn theo con”
⇒ Từ ngữ “dù”, “vẫn” -> Nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa mẹ và con
– Phần kết bài thơ quay trở lại với âm thanh của bài hát ru và tóm tắt hình ảnh con cò trong những lời ru ấy
⇒ Ý nghĩa lời ru: Bài hát ru đến với đứa trẻ một cách tự nhiên, qua bài hát ru đứa trẻ cảm nhận được nhiều điều quen thuộc, gần gũi và bình yên của quê hương, cũng cảm nhận được tấm lòng bao la của người mẹ, bài hát ru hoàn thiện tâm hồn nhỏ bé của đứa trẻ để lớn lên biết yêu thương và trân trọng những giá trị tốt đẹp.
– Chỉ với hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ nhưng vẫn chứa đựng nhiều bài học về cuộc sống cũng như tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình được thể hiện rõ nét và sâu sắc qua giai điệu dịu dàng của những lời ru.
1.3 Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về khổ 4 bài thơ Con cò
2. Phân tích khổ 4 bài thơ Con cò của Chế Lan Viên siêu ý nghĩa:
Qua hình ảnh con cò trong ca dao, nhà thơ Chế Lan Viên cũng có những câu thơ đẹp và cảm động về tình mẫu tử. Bài thơ Con Cò của Chế Lan Viên là một lời ru ngọt ngào và cũng là tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con, đặc biệt là ở khổ thơ cuối của bài thơ, tình yêu thương đó được thể hiện rõ nét và đầy cảm xúc nhất.
Sau những câu thơ nồng nàn, ngọt ngào như lời ru của người mẹ ở khổ thơ đầu, nói về sự chăm sóc, chở che của người mẹ dành cho con. Ở khổ thơ cuối của bài thơ, câu thơ trở nên thanh bình hơn để truyền tải cả thế giới cảm xúc bao la, vĩ đại. Ở khổ thơ cuối, hình ảnh con cò tiếp tục được khai thác với ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu thương và tấm lòng bao la của người mẹ dành cho con:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Mọi tình yêu thương, hy vọng của người mẹ luôn đặt vào con, nên dù “gần con” hay xa con về mặt địa lý, người mẹ vẫn dõi theo con, dù con ở đâu, vẫn có tình mẹ. Tình thương ấy đủ lớn để người mẹ vượt qua mọi thử thách, trắc trở của cuộc sống, dù phải “lên rừng” hay xuống biển, người mẹ vẫn luôn chỉ đường, quan tâm, dịu dàng và bảo vệ con. “Cò mãi yêu con”, những câu thơ bốn chữ ngắn ngủi, lời ca giản dị nhưng gợi lên những cảm xúc thực sự thiêng liêng trong trái tim mỗi người. Có lẽ tình mẹ dành cho con là tình cảm thiêng liêng và vĩ đại nhất vì nó vượt qua mọi giới hạn bình thường để đạt đến sự bất tử.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Hai câu thơ khẳng định một quy luật bất biến trong trái tim và thế giới cảm xúc của người mẹ. Với mẹ, dù con còn trong vòng tay mẹ hay khi con đã khôn lớn, con vẫn mãi là đứa con bé bỏng mà mẹ yêu thương. Cấu trúc “dù..vẫn” đã thể hiện được quy luật tình cảm vĩ đại, thiêng liêng của trái tim mẹ. Dù con có bao nhiêu tuổi, con vẫn mãi là đứa con của mẹ và mẹ sẽ luôn dõi theo con. Tình yêu của mẹ sẽ vượt qua mọi ranh giới của thời gian và khoảng cách trong không gian để ở mãi bên cạnh con.
Kết thúc khổ thơ, nhà thơ Chế Lan Viên một lần nữa đưa người đọc vào thế giới ngọt ngào của tuổi thơ. Câu thơ có sức ảnh hưởng sâu sắc như một lời ru:
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi
Tiếng ru “à ơi” của mẹ đưa đứa con vào giấc ngủ bình yên. Đó là nơi có lời ru ngọt ngào của mẹ, nơi có đàn cò “vỗ cánh qua nôi”. Hình ảnh cánh cò như vòng tay dịu dàng của mẹ vỗ về con ngủ say. Hình ảnh cánh cò ở khổ thơ cuối gọi về bầu trời tuổi thơ của mỗi người, gọi về những ngày tháng bình yên trong vòng tay yêu thương, chở che của mẹ.
Qua hình ảnh đàn cò và lời ca nồng nàn như một bài hát ru, nhà thơ Chế Lan Viên đã diễn tả tình cảm của người mẹ dành cho đứa con của mình. Bài thơ không chỉ khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc trong lòng mỗi người mà còn gửi gắm cho chúng ta một bài học sâu sắc: hãy biết trân trọng tình cảm gia đình, đó là tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ nhất đối với mỗi con người trong cuộc đời này.
3. Phân tích khổ 4 bài thơ Con cò của Chế Lan Viên siêu hay:
Câu thơ cuối bài thơ “Con cò” khai thác và tiếp tục phát triển hình ảnh con cò trong những bài hát ru để thể hiện tình mẫu tử, tấm lòng mẹ. Câu thơ ngắn gọn, giản dị nhưng sâu sắc, chất trữ tình, triết lý đặc trưng của Chế Lan Viên. Con cò ở đây là biểu tượng của người mẹ với thông điệp mạnh mẽ:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, giàu sang hay nghèo khó, người mẹ ở thành thị hay thôn quê vẫn vô cùng yêu thương con. Dù khoảng cách địa lý gần hay xa, dù không gian có cách trở, dù con có thể đi xa mẹ, đến chân trời, biển cả của mọi miền Tổ quốc, người mẹ vẫn dõi theo con như một quy luật bất biến.
Khổ thơ đi vào thế giới dân ca ngọt ngào qua lời ru của mẹ với hình ảnh những cánh cò chấp chới: cánh cò Đổng Đăng, cánh cò cổng phủ, cánh cò ăn đêm,… Chỉ riêng điều đó đã làm cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng, vừa thực vừa mơ. Tình yêu của mẹ đi qua mọi ranh giới của không gian và qua thử thách của thời gian “đi hết đời”. Mẹ đã dành cho con tất cả, vòng tay dịu dàng, những lời ru hát theo nhịp điệu và cả cuộc đời của mẹ.
Phần cuối bài thơ nhẹ nhàng, đậm chất triết lí trữ tình. Người mẹ nghĩ về con cò trong bài dân ca, người mẹ nghĩ về cuộc sống tương lai của đứa con, người mẹ nghĩ về số phận của những con cò bé nhỏ trong cuộc sống.
Chỉ thông qua hình ảnh con cò nhưng đó cũng là cuộc đời mẹ vất vả, gian khổ để lo lắng, chăm sóc con, dành cho con mọi điều tốt đẹp nhất. Mẹ càng thương con cò, mẹ càng thương con. Câu thơ cuối là hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như hình bóng mẹ đang cúi xuống che chở, nói lên tâm tư của mẹ. Con cò có sức sống bất diệt, lời ru sẽ sống mãi với con người, mãi mãi với dân tộc Việt Nam.
Đoạn thơ ngắn nhưng đầy cảm xúc và suy nghĩ. Đây là những vần thơ đẹp ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ của người mẹ nhân hậu dành cho con. Mặc dù chủ đề tình mẫu tử không mới, nhưng Chế Lan Viên đã đưa vào bài thơ những suy nghĩ sâu sắc, trong sáng, giàu hình ảnh, nhịp điệu thấm đẫm tinh túy của lời ru, tạo nên những âm vang ngọt ngào, tươi mới trong lòng người đọc.