Phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất

Hàn mặc Tử người khởi sướng phong trào thơ loạn mang đến những bài thơ lãng mạn hiện đại. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số đó, sau đây là một số mẫu phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hay nhất.

1. Phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn nhất:

Hàn Mặc Tử là một trong những thi sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của phong trào Thơ mới. Hàn Mặc Tử có cuộc đời rất bi thảm tuy nhiên thông qua ngòi bút phong phú, sâu sắc và nhiều bất ngờ, người ta lại thấy được một tình yêu đến đau khổ hướng tới cuộc đời thực của ông. "Đây thôn Vĩ Dạ" là một trong các tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử đã lưu lại những ấn tượng không thể phai trong lòng người hâm mộ. Chính bởi vậy, sau bao năm tháng, người đọc có ba ý kiến nhận xét cho tập thơ: Đó là bài thơ mang tiếng nói đau đáu của mối tình đầu dang dở; là lời tri ân với một miền quê; là sự khát khao được tồn tại trong lòng sẻ chia và mong muốn quay ngược trở lại với cuộc đời. Đoạn thơ đầu của tác phẩm đã thể hiện được sự thiết tha và cảm động trong tâm tư đó.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

"Đây thôn Vĩ Dạ" được Hàn Mặc Tử sáng tác khi đang bị bệnh nặng - bệnh phong, căn bệnh mà mọi người kỳ thị, xa lánh ông khiến ông luôn ôm trong lòng nỗi niềm khát khao được sẻ chia, cảm thông và để quay về với cuộc sống. Nằm trong bệnh viện và nhặt được chiếc bưu thiếp của cô con gái ông thầm thương trộm nhớ, Hàn Mặc Tử dùng đó làm cảm hứng cho bài thơ được sáng tác. Từ đấy, ông đã vẽ lên bức phong cảnh và cũng là thơ để bày tỏ nỗi niềm bất lực của ông trước một mối tình đơn phương xa xăm vô vọng. Không những thế, bài thơ cũng là tiếng lòng yêu thương thiết tha của tác giả với thiên nhiên, đất nước và con người xứ Huế.

Mở đoạn đầu bài thơ, tác giả đã dùng câu hỏi quen thuộc: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" vừa như một lời mời thân tình lại như lời trách cứ dịu dàng của cô gái thôn Vĩ. Không thô lỗ, mà lại rất dịu dàng, tinh tế. Vì thôn Vĩ có em, và thôn Vĩ là quê anh, là nơi thân thuộc của anh. Tuy nhiên, có thể hiểu đây là lời tự nhủ, tự trách móc của ông. Ông tự hỏi bản thân tại sao bấy lâu không về thăm lại thành phố đó, thôn quê nọ. Ông khao khát trở về với quê hương và nỗi nhớ miền đất ấy vẫn day dứt khôn nguôi. Khốn nỗi, lúc đó Hàn Mặc Tử đang bị bệnh, sao có thể đi về được mà cũng sẽ vĩnh viễn không quay về nữa. ..

Qua ba câu thơ sau, khung cảnh thiên nhiên cùng con người hiện lên trong tâm tưởng và hình dung của Hàn Mặc Tử thật giản dị, gần gũi:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Nắng mới chỉ là nắng sớm buổi bình minh. Ánh sáng lung linh, rực rỡ đã làm sáng bừng không gian bao la, thoáng đãng của xứ Huế. Điệp từ "nắng" vừa thể hiện sự tràn đầy ánh sáng, sức sống mà còn biểu lộ tâm hồn luôn hướng tới ánh sáng, hướng về cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Câu thơ đó đã vẽ ra một hàng cau đầy sức sống, mạnh mẽ đang vươn mình để bắt trọn từng ánh sáng đầu của buổi sớm. Nhớ về Vĩ Dạ, nhà thơ nghĩ đến hàng cau đầu. Vì lẽ hình ảnh cây cau, vút cao quá quen thuộc với người dân thôn Vĩ. Nhịp thơ 1/3/3 như bước chân khoan thai của bất cứ người khách nào đang ngắm ánh nắng mới lên trên từng vòm cau xanh non ngời.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Câu thơ ví như lời khen, xuýt xoa, kinh ngạc toát lên trước vẻ đẹp thanh cao, thuần khiết của cây cỏ, thiên nhiên. Vườn ai? Hay là vườn của em? Cảnh cũ người xưa nhưng do lâu không gặp cho nên mới thốt lên bất ngờ như thế. Tác giả dùng biện pháp tu từ so sánh "xanh như ngọc" cùng từ "mướt", như vậy có thể nói thôn Vĩ không những đẹp mà khá thanh bình. Câu nói vui "Vườn ai mướt quá" như tiếng cười của trẻ con, một tiếng hét đầy phấn khích, một lời xuýt xoa ngợi khen buột ra tự nhiên khi bất chợt phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt vời của mảnh vườn. Tưởng chừng như nghe được tiếng nước đang phun trong lá. Tất cả cùng rạo rực và thật tràn đầy sức sống. Chỉ có vườn xuân mới xanh mướt và tươi tốt đến thế. Hay chỉ có vườn nhà em mới đẹp và sống động đến vậy.

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Nhắc về con gái Huế là người ta liên tưởng ngay đến hình ảnh cô gái yêu kiều, duyên dáng bên chiếc áo dài tím lãng mạn và vành nón lá trắng, dịu dàng, nhẹ nhàng mà đằm thắm. "Mặt chữ điền" thể hiện sự hiền lành, dịu dàng. "Lá trúc che ngang" là một nét vẽ tinh tế, toát nên hình ảnh khuôn mặt thanh tú của thiếu nữ. Một nét vẽ nữa đã miêu tả vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng. Một nét vẽ nữa đã vẽ ra sự e ấp, ẩn hiện sau cây trúc của người con gái. Và cả hình ảnh cô gái đang đứng sau chiếc cây trúc cũng chứng tỏ "vườn ai" và nơi cô gái ở chính là một. Thiên nhiên cùng con người dưới ngòi bút tài hoa sâu sắc của Hàn Mặc Tử đã kết hợp hoàn hảo với nhau vẽ lên một bức tranh phong cảnh tươi đẹp, giàu sức sống và có sức cuốn hút lạ kỳ.

Với giai điệu thiết tha, nhẹ nhàng, lãng mạn, Hàn Mặc Tử đã vẽ lên một bức tranh thôn Vĩ Dạ để người nghe cảm thấy khổ một bài Đây thôn Vĩ Dạ rất nên thơ, trữ tình. Qua đó cho thấy tình yêu lớn lao của ông với miền đất thanh bình, trù phú này. Tuy nhiên, ẩn sau mỗi ý thơ là nỗi tiếc nuối, vấn vương với đất và cảnh nơi đây. Ông vấn vương, nhớ lại cuộc tình dang dở của anh với người con gái thôn Vĩ. Ông vấn vương, nhớ đến phong cảnh xinh đẹp của thôn Vĩ. Nhưng tất cả với nhà thơ thời điểm đó vẫn còn là kỷ niệm.

Nếu ở khổ một là không khí tươi vui, tràn đầy sức sống thì ở nửa còn lại của đoạn thơ, giọng ông trầm đi và buồn hơn trước. Iều hơn nữa, bắt đầu ở khổ hai, Hàn Mặc Tử đã thể hiện tâm trạng buồn bã và u ám của ông. Lúc này, ông mắc bệnh phong, căn bệnh làm ông bị nhiều người kỳ thị. Sống trong bóng tối của sự cô đơn, tác giả ước ao, khát khao một vị tri âm, tri kỷ. Ông khao khát nhất là sự sẻ chia, đồng cảm. Ông khát khao tình bạn, tình yêu thương và chia sẻ. Ông khát khao được trở về cuộc sống đời thường và muốn quay lại thôn Vĩ Dạ. Ông biết căn bệnh quái ác của mình và thấy thời gian chỉ còn vô cùng hữu hạn. Vậy là nhà thơ cứ như bồn chồn, lo sợ và chỉ hi vọng một cái gì đấy sẽ ra đi. Đây cũng là niềm mơ ước thiết tha với nỗi buồn man mác khi tác giả hồi tưởng của tác giả.

Với nhiều hình ảnh thể hiện nội tâm, sự lãng mạn đầy sức gợi và ngôn ngữ sâu sắc, giàu liên tưởng, Hàn Mặc Tử đã hoạ lên bức chân dung thơ mộng, đẹp đẽ của một miền quê. Và ẩn sau đó không chỉ là những tâm sự của mối tình đầu trong sáng hay lời thương yêu với một miền quê mà là nỗi lòng khát khao được đồng cảm, muốn quay về với cuộc sống.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước và là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, thương người. Bài thơ như đoá hoa nở rộ giữa vườn hoa của văn chương nước nhà. Qua đó cho thấy sự lạc quan, yêu đời nhất là những khi đau khổ, bế tắc của Hàn Mặc Tử.

2. Phân tích khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn hay nhất:

Nhà thơ Hàn Mặc Tử được nhắc lại với nhiều sáng tác nhất trong số những nhà Thơ mới. Ông có một cuộc đời ngắn ngủi và đầy bi kịch. Thơ của Hàn Mặc Tử là ngôn ngữ của một tâm hồn yêu đất nước, yêu thiên nhiên, yêu con người chân thành và sâu sắc. Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là một trong các khổ thơ nổi bật của ông, thể hiện một hồn thơ tha thiết đến cùng cực. Khổ thơ cuối cùng của ông mang lại một bức tranh thiên nhiên đầy vẻ đẹp.

Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được lấy nguồn cảm hứng là bức ảnh khung cảnh Huế với lời hỏi thăm của một cô gái Vĩ Dạ lúc thi sĩ đang bị bệnh nặng. Có thể xem bài thơ như một lời tâm sự với cuộc đời, của một hồn thơ tha thiết với cuộc đời. Khổ thơ tiếp theo là cảnh cây vườn thôn Vĩ tươi sáng dưới nắng sớm với cảnh sắc giản dị mà đẹp đẽ, mộc mạc mà thanh cao và hướng về cõi nhân sinh. Cảm xúc ẩn trong cảnh là nỗi ao ước cùng sự say mê cháy bỏng.

Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được gợi ra thật đặc biệt:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Câu thơ đầu tiên, độc giả bắt gặp từ "sao" là một từ được hỏi ở đầu câu thơ và kết thúc đoạn thơ. Nó gợi nên những trăn trở, suy tư của nhân vật trữ tình. Từ "anh" chỉ tác giả, thể hiện nhân vật trữ tình trong thơ. Đây là dạng câu hỏi mở, thể hiện một sắc thái gần gũi, giản dị và thể hiện tình cảm chân thành. Khi đọc câu thơ này, độc giả sẽ đặt lại nghi vấn: Câu hỏi kia là lời mời gọi, lời trách cứ thì đó có thực sự là lời của cô gái? Đây như là lời của bản thân tác giả, thể hiện sự chân thành và lời thôi thúc niềm khát khao trở về thôn Vĩ. Cảm xúc tác giả bệnh nhiều mà không nói nên bằng tâm tưởng, tác giả đã về thôn Vĩ. Thôn Vĩ hiện ra trong tâm tưởng của tác giả, như một thế giới cuộc sống đã trở về, mở rộng trong lòng thi nhân biết bao xúc cảm.

Câu thơ thứ hai, từ "nhìn" là sự quan sát thấy qua hình ảnh, hết sức chân thật. Như nhà thơ đang có mặt tại thời điểm đó để quan sát và ghi chép. Tác giả nhận thấy sự chuyển động của nắng. Điệp từ "nắng" thể hiện nắng đã đi vào bức tranh và lan toả trong khung tranh. "Nắng mới" là nắng buổi sớm, trong veo, tinh khiết, nó đưa lại luồng sinh khí, đem đến nguồn sống cho con người. Trong "hàng cau" lấp lánh dưới nắng. Cau là loại cây thân leo, trong sân vườn là những cây đón nhận ánh nắng đầu. Tác giả mở nên một bức tranh khoẻ khoắn và làm cho khu vườn có chiều rộng.

Câu thơ thứ ba góp phần tạo ra bức tranh thiên nhiên xứ Huế đẹp. Đại từ "ai" là từ ẩn dụ, mang một chút mặc cảm của thi nhân. Từ "mướt" gợi cảm giác xanh mát, bóng mịn, long lanh, có sự phản chiếu, có ánh sáng và có sức sống. Từ "quá" còn thể hiện một lời reo mừng khi bất ngờ với vẻ đẹp thiên nhiên. Biện pháp nghệ thuật ví von "xanh như ngọc" thể hiện sắc xanh toả ra ánh sáng, tự phát ra ánh sáng của nguồn nước, cảnh vật cũng phát ra ánh sáng mặt trời và sức sống mãnh liệt của khu rừng. Bức tranh thiên nhiên xứ Huế đẹp, thơ mộng và đầy màu sắc.

Câu thơ cuối nêu nên nét đặc trưng của con người xứ Huế. "Mặt chữ điền" là những con người có khuôn mặt hiền hậu. Ý thơ gợi nên sự khát khao của tác giả muốn có thể gặp gỡ, trao đổi, để quay trở lại với đời thường. Hình ảnh "lá trúc che ngang" khiến khuôn mặt chỉ lộ rõ có nửa, đó là nỗi xấu hổ của tác giả. Cho dù diễn giải theo ý thơ nào thì tình cảm của tác giả với con người xứ Huế không hề thay đổi.

Cảm nhận khổ đầu bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ", ta thấy rõ nét đẹp tâm hồn của hàn mặc tử. Đó là tiếng lòng yêu đời mãnh liệt, mặc dù đang có những đau khổ kể cả trong thể xác lẫn tâm hồn, song tác giả luôn trao cho đời ánh mắt tràn đầy tin yêu và đúng là một con người yêu đời thì mới mơ về thôn Vĩ đẹp như thế. Càng xót xa cho số phận của Hàn Mặc Tử bao nhiêu thì ta càng quý trọng sự yêu đời tha thiết của tác giả bấy nhiêu.

3. Phân tích cảm nhận khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ sâu sắc có chọn lọc: 

Trong những thăng trầm của đời sống thi ca, đã có không ít văn sĩ, nhà thơ đi ngược dòng thời gian để trở về một "miền nhớ", như "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu, "Hai cây phong" của Ai-ma-tốp hay "Việt Bắc" của Tố Hữu. Những mảnh đất đó không đơn giản chỉ là một địa danh mà còn đã trở thành nơi nuôi dưỡng trọn tiếng lòng rung động của người cầm bút, là một bến đậu cho ngàn năm xoa dịu tâm hồn con người. Cũng cho ngòi bút của mình tuôn chảy những nguồn cảm xúc bất tận như thế, đốm lửa cháy đầu tiên của phong trào Thơ Mới, người sáng lập nên "Trường thơ Loạn" - Hàn Mặc Tử - đã để lại ấn tượng sâu đậm trên thi đàn Việt Nam với tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ". Bài thơ là chuyến trở về lại chốn cũ trong tâm thức của tác giả, thể hiện một hồn thơ đầy thiết tha với cuộc sống cùng tình yêu không bao giờ nguội với mảnh đất và con người xứ sông Hương, núi Ngự. Điều ấy được khắc hoạ sắc nét trong bài thơ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Tựa như những âm thanh trong trẻo nhất, ngọt ngào nhất khi bắt đầu một khúc giao hưởng với nhiều cung bậc, khổ thơ này hé mở tâm hồn người đọc để xúc cảm len lỏi qua mỗi con chữ và đi vào tâm khảm. Nếu chỉ đọc một cách đơn giản thì bốn dòng thất ngôn trên miêu tả cảnh sắc xứ Huế cũng không hề lạ lẫm đối với thơ ca. Nếu ở trong bối cảnh của khổ thơ này người đọc sẽ bắt gặp một tầng ý nghĩa khác. Khi đang làm việc ở Sở Đạc Điền Quy Nhơn thì Hàn Mặc Tử có gặp gỡ rồi phải lòng một cô gái Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc. Khi có dịp thổ lộ nỗi lòng thì thi sĩ họ Hàn bị bệnh hiểm nghèo (bệnh phong) và phải vào sống trong trại phong Quy Hoà. Năm 1938, Hoàng Cúc gửi cho ông bức bưu ảnh phong cảnh Huế và mấy dòng thăm hỏi mà không ghi tên tuổi. Muốn tạ lòng người xưa, cũng là khi tâm hồn phiêu bồng giữa sương khói, Hàn Mặc Tử viết tập thơ "Đây thôn Vĩ Dạ".

Ban đầu bài thơ có tên là “Ở đây thôn Vĩ”. Nếu đặt nhan đề như vậy, người đọc sẽ chỉ bó hẹp trong cảm quan của nhà thơ, rằng đó là một mảnh đất trong quá khứ, nhuốm sắc phong trần của thời gian. Có lẽ cũng bởi vậy mà Hàn Mặc Tử đã thay đổi nhan đề thành “Đây thôn Vĩ Dạ”. Sự tăng tính nhạc của nhan đề này cũng giống như một lối đi mới, dẫn người ta băng qua xóm làng, vượt bến sông mà về với thôn nhỏ bé có tên Vĩ Dạ. Từ "đây" mang ý nghĩa rõ ràng, đủ sức xác định vị trí, cũng như bày tỏ sự khát khao chạm vào tình và cảnh. Không phải nơi đâu xa mà ngay là Huế, đó là thôn Vĩ Dạ. Cũng không phải người nào khác mà lại là người ông luôn thương yêu, quan tâm: "Ai hiểu tình ai có bền?". Phải chăng, từ những tâm sự khó bộc bạch về cơn đau thể xác, nỗi buồn cuộc đời đã là nguồn cảm hứng bất tận cho riêng một "Đây thôn Vĩ Dạ" mà còn cả tập "Thơ Điên" (sau chuyển sang "Đau thương ") .

Bài thơ được mở ra bằng một lời mời gọi tha thiết:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Ta bắt gặp một địa danh khác nằm ngay ở cuối bài và cũng là cuối một câu nói: "Thôn Vĩ". "Thôn Vĩ" chính là thôn Vĩ Dạ, miền quê mà tác giả vẫn canh cánh trong lòng mình và khát khao muốn một lần tái ngộ. Thôn Vĩ có gì khiến nhà thơ yêu quý đến thế? Địa danh này vốn là một thôn nhỏ ở bên bờ sông Hương, cũng có vài hàng tre đầu làng, những vòm lá rung rinh dưới nắng chiều và khói toả, cũng có cả cánh đồng xanh mướt bát ngát. .. một vẻ đẹp đã trở nên lãng mạn, trữ tình như thơ ca xưa, cũng rất gần gũi ngoài đời thực. Nhưng có lẽ, nơi này đặc biệt hơn nữa vì ông đã gửi một phần linh hồn ở đấy và cũng đem theo một mảnh hồn quê xứ sở để lưu giữ trong tim mình cả đời.. Tuy chỉ lưu lại nơi đó được một khoảng thời gian không nhiều nhưng bởi lẽ "tình yêu đưa đất lạ hoá quê hương" nên thôn Vĩ chả khác nào một bến đậu mà sau những sóng gió của cuộc đời, Hàn Mặc Tử đã quay về đây cùng nỗi vỗ về nồng ấm.

Thi sĩ vô cùng tài tình khi đưa vào tứ thơ chất Huế thật riêng biệt, đầy tinh tế và lãng mạn. Câu thơ chỉ toàn thanh trắc khi cất giọng làm người ta cảm giác như thể có một cô gái Huế đang muốn ngỏ lời. Cô gái đó có vẻ đang mời mọc một cách tế nhị và cũng đang nhỏ nhẹ trách cứ chàng thi sĩ vì đã lâu thế không "về chơi". Hai tiếng "về chơi" nghe thế nào mà thân thương, ấm áp, nhưng lại da diết tựa lời mẹ quê nói người con xa tìm về! Bao nhiêu tình cảm được ủ kín trọn trong hai chữ giản đơn ấy. Chỉ thế thôi mà cho ta thấy ý thơ đong đầy sự yêu thương. Nào có phải Hàn Mặc Tử không thích về lại chốn cũ! Về lại miền đất đã "hoá quê hương" đó là cả một niềm khát khao đầy bỏng rát và không lúc nào nguôi ngoai trong tâm hồn thi sĩ.  Ấy vậy mà đến cả khi lìa trần, ông cũng chưa một lần được về thăm lại chốn cũ.

Nhà thơ sử dụng câu hỏi này ngay ở câu thơ đầu tiên, như đặt một niềm băn khoăn, day dứt xuyên suốt cả tác phẩm. Để rồi ở khổ thơ nào, hình tượng nào, dù đẹp đẽ đến mấy thì người ta cũng bất chợt bâng khuâng nhận thấy một nỗi buồn, nỗi đau ứ nghẹn bên trong.

Bằng ngòi bút tài hoa, Hàn Mặc Tử đã họa lên bức tranh ngôn từ về vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Thôn Vĩ Dạ dưới góc nhìn của nhà thơ ngập trong nắng. Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam mới chân phương và giản dị làm sao! Bức tranh với quang phổ toả ra lấp lánh và nhẹ nhàng rơi từng giọt, từng hạt dát vàng vào lòng người xem. Ta vốn biết đây không phải là cảnh sắc do bản thân tác giả trực tiếp nhìn thấy mà chỉ được điểm xuyến bởi chính kí ức trong quá khứ. Đó là tình yêu dành cho xứ Vĩ ấy phải lớn đến mức nào mới có thể biến bao kí ức phai nhoà trở nên sinh động và chân thật một cách kì lạ. Hàn Mặc Tử đã phủi đi lớp bụi dày của thời gian và mang vẻ đẹp từ kí ức của thôn Vĩ Dạ vượt lên bao đau đớn của thể xác, tổn thương của tâm hồn để về hiện thực. Chính vì vậy, người ta cảm nhận cảnh vật không chỉ bằng thị giác mà thông qua những xúc cảm, rung động của tâm hồn.

Phải chăng vì ngày Hàn Mặc Tử đã về thăm "quê" trong kí ức là một buổi sớm đẹp đến nao lòng? Hay bởi thôn Vĩ trong ông quá đẹp đẽ, đến độ nếu nhớ lại không phải là của một buổi sớm tinh sương thì còn có thời điểm nào hơn thế nữa? Hoặc là cả hai! Trong cùng một câu thơ, chữ "nắng" được lặp lại cả hai lần. Ánh nắng ấy rực rỡ đến độ lấp đầy không gian, phủ trên vạn vật, toả ra sắc vàng như mật ong. Ánh nắng ấy cũng ấm áp đến độ ủ ấm, bừng lên một chút ánh sáng nơi trái tim lạnh giá của thi nhân.

Giữa không gian nhiều nắng đó, cánh tay vươn lên trên thân cây làm nét bút để tạo nên khoảng trời xanh ngắt và lắng nghe tiếng chuông chùa Diệu Đế, Thiên Mụ. Miền Trung đầy nắng và gió có cây cau là hình ảnh thân quen. Trong khu vườn huế, cau là loài cây cao nhất và ưa nắng sớm. Bởi vậy, thứ "nắng hàng cau" là thứ nắng trong trẻo nhất, tự nhiên nhất, thuần khiết nhất. Cây cau phân đốt thẳng đứng cũng giống với thước đo tự nhiên của mực nắng trong vườn. Nắng trong tâm tưởng Hàn Mặc Tử là thứ nước sánh ngọt mát của mẹ thiên nhiên rót vô vườn, mặt trời càng lên cao thì mực chất lỏng đó lại nâng lên và mỗi khi đi ngang hàng cau, cũng là bao phủ cả khu vườn với muôn vàn sắc màu rực rỡ của ánh sáng.

Cũng nhiều nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới đều miêu tả thiên nhiên với nét đẹp đượm buồn:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

(Tràng giang, Huy Cận)

Hay:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

(Đây mùa thu tới, Xuân Diệu)

Hình ảnh Hàn Mặc Tử, như trong khá nhiều tập thơ trước đã bày tỏ một nỗi đau tột cùng, đau tận tim và óc, thế thì với thôn Vĩ, ông lại cho nó dâng lên những xúc cảm sáng nhất, tràn đầy sức sống. Đại từ chỉ "ai" khiến những câu thơ có chút ma mị, phảng phất âm hưởng của điệu Nam Ai, Nam Bình, của điệu hát trên sông Hương. "Vườn ai" chẳng riêng một khu vườn cụ thể nào mà tựa như theo mỗi tiếng bước chân của kẻ lữ khách, theo dấu cuộc hành trình trong tâm tưởng, hai bên đường luôn là những khoảnh vườn nhỏ.

Đắm chìm giữa sắc xanh của màu lá miệt vườn, Hàn Mặc Tử bỗng nảy sinh ra một sáng tạo nghệ thuật độc đáo: "mướt quá". "Mướt" là trạng thái rực rỡ, tươi tắn, căng đầy sức sống và ngời lên sắc xanh ngọc bích dưới nắng hồng của ban mai. Hẳn khu vườn phải được chăm chút rất tỉ mẩn và cẩn thận bằng một bàn tay khéo léo. Hay là vì bản thân nhà thơ cũng cẩn thận chăm chút, giữ gìn và ươm mầm mỗi lá trong trái tim của ông nên mới thể thoát được ý thơ đẹp như thế!

Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” là nét vẽ thần tình tô đậm hồn cây lá trong “vườn ai”, người đọc tưởng như có thể nghe thấy tiếng nhựa sống chuyển mình xôn xao trong tán lá, thấy hương vườn yểu điệu bước ra. Tất cả đều rạo rực, hân hoan một niềm vui tươi mới. Vẻ đẹp được sánh ngang với “ngọc” không chỉ tráng lệ mà còn quý giá vô cùng. Đến sắc xanh dân dã của cỏ hoa cũng có thể trở thành thức ảnh diệu vợi, đẹp tựa phép màu vừa lướt qua, đẹp đến độ thành hình, thành ảnh.

Giữa màu xanh cây lá, thấp thoáng hình bóng con người:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Người con gái xứ Huế thường gắn với tà áo dài tím mộng mơ, chiếc nón bài thơ “mang hình bóng quê hương”. Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, thiếu nữ ấy lại e ấp “che ngang” gương mặt sau “lá trúc”. Một nét vẽ rất đẹp họa ra vẻ dịu dàng, duyên dáng và tình tứ của thiếu nữ sông Hương. Người xưa có thanh nữ vịn cành mẫu đơn, giai nhân tựa nhành lan, nay lại có “mặt chữ điền” ẩn hiện sau cành trúc, lá trúc.

Cây trúc trong thi ca trung đại vốn biểu tượng cho người quân tử. Nơi mảnh vườn “xanh như ngọc” ấy lại có một người con gái nhẹ nhàng, e ấp mượn “lá trúc” “che ngang” gương mặt. Vẻ đẹp ấy thực sự giàu giá trị, vừa hồn hậu, mỏng manh, dịu dàng, lại vừa cứng cáp, tràn đầy sức sống, dẻo dai, bền bỉ, mang cốt cách của tao nhân nghìn xưa.

Cảm nhận khổ một bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã kết tinh nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo. Thể thơ thất ngôn vừa cổ điển, trang trọng lại vừa chân phương, dạt dào xúc cảm. Hình ảnh thơ tuy chỉ là những kí ức mờ nhạt và qua tấm bưu ảnh nhưng lại hết sức sống động, đẹp đẽ. Ngôn ngữ thơ giản dị mà chọn lọc, hàm súc. Đặc biệt, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh vật, để chúng thay mình giãi bày tâm trạng. Tình và cảnh, cảnh và tình đan xen nhau tạo nên cấu tứ rất riêng, rất “Hàn Mặc Tử”, thể hiện một tình yêu đến đau đớn với cuộc đời trần thế. Từ nơi đầy rẫy đau thương, thi sĩ vẫn dành những gì đẹp đẽ nhất, trong lành nhất để gửi đến xứ Huế yêu thương, gửi đến người con gái ông từng khao khát trao tấm chân tình.

Theo dấu những vần thơ của Hàn Mặc Tử, người đọc như lạc trong cuộc hành trình từ thực tại đến mờ ảo, “vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh…” (Hoài Thanh). Dù thời gian đã trôi qua rất lâu song bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” vẫn để lại ấn tượng trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Bài thơ là một trong số những tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ thi sĩ họ Hàn, một tâm hồn nhạy cảm với đời, với tình yêu, cuộc sống.

4. Nhận xét chung về nội dung đoạn 1 của "Đây Thôn Vĩ Dạ": 

(Khổ 1): Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai trong tâm tưởng thi sĩ. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng được khắc họa lại trong trí tưởng tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với biết bao yêu thương, khao khát, hi vọng.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

5. Nhận xét về nghệ thuật trọng đoạn 1 "Đây thôn Vĩ Dạ":

- Sử dụng câu hỏi tu từ "Tại sao anh không ghé thăm thôn Vĩ? ": Câu nói tu từ với giọng điệu dịu dàng, da diết vừa đầy trách cứ, giận hờn lại như lời mời gọi chân tình của người con gái nơi đây gửi cho người đang yêu. 

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ: "nắng hàng cau" hay "xanh như ngọc" "Trông nắng hàng cau, nắng mới dậy ": Hàng cau với màu xanh ngắt của lá cau và tia nắng vàng dịu nhẹ của mặt trời khi buổi bình minh. "Nắng" - gợi ấn tượng về ánh sáng, lột tả rõ sự háo hức, phấn khích của tác giả trước khung cảnh thôn Vĩ. Bức tranh thôn Vĩ đã hiện lên với màu xanh tươi của cây lá cùng màu vàng rực của các ánh nắng rạng rỡ đầy sức sống."Vườn ai mướt mãi xanh như ngọc ": không những có màu xanh của rặng cau, ở thôn Vĩ còn có màu xanh của vườn tược với các loại cây cối khác cũng toát nên vẻ đẹp của nơi này. "Lá trúc che ngang mắt ": Hình ảnh người dân thấp thoáng sau bụi trúc: Khuôn mặt chất phác toát ra vẻ hiền hoà, đôn hậu. 

→ Cảnh và người đã hoà quyện thành một cùng vẽ lên bức tranh thiên nhiên rất đẹp, thơ mộng.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )