Văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng trong hoạt động, phát triển nhân sự và điều hành công ty. Vậy công sở là gì? Phân tích khái niệm và đặc điểm công sở?
Mục lục bài viết
1. Công sở là gì?
Điều đầu tiên ta hiểu khái niệm về Công sở hành chính Nhà nước: “Công sở hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là công sở):
Công sở là tổ chức của hệ thống bộ máy nhà nước hoặc tổ chức công ích được Nhà nước công nhận, bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ nhà nước. Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.”
Dựa vào khái niệm nêu trên có thể thấy về mặt nội dung công việc, hoạt động của công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích chung của cộng đồng; về mặt hình thức tổ chức thì công sở là một tập hợp cơ cấu tổ chức, có phương tiện vật chất và con người được Nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình; về ý nghĩa tổ chức nhà nước thì có thể coi công sở là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, do Nhà nước lập ra và có thẩm quyền giải quyết công vụ.
Vậy từ phân tích trên có thể hiểu: Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi phối hợp thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao và là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lí nhà nước.
2. Đặc điểm công sở:
Công sở nói chung đều có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Công sở là một pháp nhân. Theo Bộ luận Dân sự năm 2005, pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau:
– Được thành lập hợp pháp.
– Có cơ cấu chặt chẽ.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
– Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy Công sở là một pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có trụ sở hợp lý với vị trí pháp lý, tính chất, quy mô hoạt động của công sở, có kinh phí hoạt động và có công sản để thực thi công vụ.
Thứ hai, Công sở là cơ sở để bảo đảm công vụ. công sở hoạt động để thực thi quyền lực Nhà nước. Các công sở quản lý hành chính Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để hoạch định và quản lý quá trình thực thi các chính sách công, trong khi các công sở sự nghiệp chịu trách nhiệm về việc cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế, …
Thứ ba, Công sở có quy chế cần thiết để thực hiện các chuyên môn do Nhà nước quy định. Công sở có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thực thi công vụ (các chính sách và các dịch vụ công) và cơ cấu tổ chức được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật và được hệ thống pháp luật đảm bảo thi hành.
Trên đây là ba đặc điểm cơ bản để phân biệt công sở với các tổ chức khác trong xã hội. Ngoài ra còn có một số đặc điểm khác như: công sở là đơn vị cơ bản cấu thành hệ thống hành pháp hoạt động thường xuyên, liên tục; công sở có mối quan hệ mang tính thứ bậc (khái niệm “cấp” trong cơ cấu thứ bậc) để đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong điều hành và có mối quan hệ mang tính phối hợp (khái niệm “hệ”) để đảm bảo nguyên tắc phối hơp (đồng bộ) trong hành động với các công sở khác trong hệ thống; công vụ được thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ, công chức; công sở hoạt động để phục vụ lợi ích công, lợi ích của nhân dân…
3. Vai trò của văn hóa công sở trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước:
Nhìn chung văn hóa tổ chức được quan niệm là hệ thống những giá trị, niềm tin, sư mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc. Chính văn hóa tổ chức cho phép người ta phân biệt được các tổ chức với nhau thông qua những phương thức điều hành khác nhau. Gọi là “Văn hóa” vì nó hướng tổ chức tới những giá trị về tinh thần và ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ, làm việc của các thành viên khi gia nhập vào tỏ chức, chấp nhận nó như một truyền thống. Văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, đến phương thức tồn tại và phát triển của tổ chức.
Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nền nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như toàn bộ thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội. Như thế niềm tin của cán bộ với cơ quan sẽ được củng cố, phát triển cùng với quá trình xây dựng cơ quan, công sở.
4. Biểu hiện của Văn hóa công sở trong tổ chức và điều hành công sở:
Để xem xét các khía cạnh khác nhau của văn hóa tổ chức trong một công sở cụ thể, mà ở đây được coi là văn hóa công sở, chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện cụ thể của hành vi điều hành và hoạt động của công sở đó như sau:
– Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc tại công sở cao hay thấp. Thái độ trách nhiệm trước công việc và các cơ hội mà mọi người có được để vươn lên là biểu thị của môi trường văn hóa cao trong công sở và ngược lại.
– Mức độ áp dụng các quy chế đê điều hành, kiểm tra công việc
– Thái độ chủ huy dân chủ hay độc đoán
– Cán bộ công chức của từng cơ quan và các đơn vị của cơ quan có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau như thế nào. Mức độ của bầu không khí cởi mở trong công sở.
– Các chuẩn mực được để ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo chuẩn mực cao hay thấp. Một công sở làm việc không có chuẩn mực thống nhất là sự biểu hiện của văn hóa công sở kém.
– Các xung đột nội bộ được giải quyết thỏa đáng hay không
Các biểu hiện hành vi của văn hóa công sở rất đa dạng và phong phú. Chúng đồi hỏi phải xem xét tỉ mỉ mới có thể đánh giá được hết mức đọ ảnh hưởng của chúng tới năng suất lao động quản ly, tới hiệu quả hoạt động của công sở nói chung.
Xem thêm tại bài viết: Văn hóa công sở là gì? Vai trò của văn hóa công sở trong cơ quan Nhà nước?