Bài viết này sẽ cung cấp cho độc giả bài phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên để cảm nhận rõ nét hơn về tấm lòng trân trọng, sự xót xa, tiếc nuối của tác giả trước những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang dần bị mai một.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dàn ý phân tích hình ảnh Ông đồ trong bài thơ Ông đồ ngắn gọn:
- 2 2. Dàn ý phân tích hình ảnh Ông đồ trong bài thơ Ông đồ chi tiết:
- 3 3. Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ hay nhất:
- 4 4. Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ hay nhất:
- 5 5. Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ hay nhất:
1. Dàn ý phân tích hình ảnh Ông đồ trong bài thơ Ông đồ ngắn gọn:
Mở bài:
Giới thiệu về bài thơ “Ông Đồ”: Bài thơ “Ông Đồ” là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ Vũ Đình Liên, bằng lối thơ năm chữ đơn giản, ông đã khắc hoạ nên hình ảnh ông đồ đầy đặc sắc để lại cho người đọc nhiều chiêm nghiệm.
Thân bài:
Khi hoa đào nở rợp khắp bầu trời báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu người qua lại thường thấy bóng dáng ông Đồ ngồi viết chữ.
Ai ai cũng thuê ông, mong xin cho mình một chữ an khang, thịnh vượng, phát tài.
Những nét chữ thanh cao như rồng bay phượng múa → Ai cũng gật gù ngợi khen, cảm phục hoa tay→ Tài năng đích thực của người nghệ sĩ
Thời gian trôi đi→ Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ xưa kia→ Buồn thương.
Niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái ” hồn” văn hoá đẹp đẽ của dân tộc.
Kết bài:
Thông qua hình ảnh ông đồ, Vũ Đình Liên đã thể hiện được niềm cảm thương chân thành về một lớp người và lòng hoài niệm một thời đã qua.
2. Dàn ý phân tích hình ảnh Ông đồ trong bài thơ Ông đồ chi tiết:
Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới giai đoạn đầu.
– Khái quát hình ảnh ông đồ: Hình ảnh ông đồ là hình ảnh trung tâm của bài thơ, tuy nhiên, hình ảnh này có sự thay đổi lớn qua 2 giai đoạn: thời kì đắc ý và thời kì suy tàn.
Thân bài:
* Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý:
– Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thời gian “Tết đến xuân về”, khi “hoa đào nở”:
+ Ông đồ và hoa đào như một cặp hình ảnh báo hiệu mùa xuân đến, năm mới bắt đầu.
+ Cặp từ “mỗi năm… lại” như thể hiện sự xuất hiện của ông đồ vào mùa xuân như một việc quen thuộc, một điều đã trở thành thói quen, thường lệ của chính ông đồ và những người xung quanh.
+ Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ giữa chốn phố sá nhộn nhịp đã trở thành hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu của ngày Tết truyền thống, in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
– Ông đồ thời này là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài”.
⇒ Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam. Cả người thuê viết và người cho chữ đều đã và đang giữ gìn, phát huy nét truyền thống thanh cao, tao nhã và đầy văn minh ấy.
* Hình ảnh ông đồ thời kì suy tàn:
– Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ:
+ Cụm từ “mỗi năm mỗi vắng” thể hiện mức độ, không phải ông đồ và truyền thống cho chữ ngay lập tức bị lãng quên mà điều ấy diễn ra dần dần, theo thời gian mà ngày càng phai nhạt và biến mất.
+ Câu hỏi tu từ như một lời thốt lên đầy xót xa về sự thay đổi của xã hội, của lòng người.
– Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tấp nập:
+ Giấy – “không thắm”, “mực” – “đọng trong nghiên sầu”, “lá” – “rơi trên giấy”… Một loạt các hình ảnh được miêu tả đều mang một nỗi buồn chung: nỗi buồn bị lãng quên.
+ Hình ảnh lá vàng rơi và mưa bụi như làm tăng thêm sự ảm đạm, gợi cảm giác úa tàn, lạnh lẽo.
+ Tâm trạng ông đồ: buồn bã, chán nản, u uất, dường như tất cả đang nghẹn ứ lại, dồn nén và kết thành một khối sầu thảm muôn thuở.
+ Hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa xã hội tượng trưng cho sự mai một của một nét văn hóa truyền thống, sâu hơn đó là sự xuống dốc của văn hóa xã hội, của lòng người đối với những giá trị truyền thống của dân tộc.
* Mở rộng vấn đề:
– Sự đối lập của hình ảnh ông đồ trong 2 khoảng thời gian khác nhau đã làm nổi bật lên tình cảnh đáng thương, đáng buồn của ông đồ. Ông bị xã hội bỏ rơi ngay trước mắt, vẫn nhưng “hoa tay”, “nét vẽ” ấy, vẫn ông đồ già ấy, vẫn khung cảnh ấy, nhưng lòng người đã đổi thay.
– Qua đó, ta thấy được tấm lòng đồng cảm, thương xót của tác giả đối với không chỉ ông đồ mà sâu hơn, đó là đối với cả một giá trị truyền thống của dân tộc. Đó chính là cảm hứng nhân đạo và niềm hoài cổ đặc trưng trong thơ của Vũ Đình Liên.
Kết bài:
– Khái quát lại hình ảnh ông đồ: Hình ảnh ông đồ là đại diện cho một lớp người đang tàn tạ cũng như những giá trị truyền thống đang bị lãng quên.
– Liên hệ và đánh giá: Qua đó thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước sự tha hóa của xã hội và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.
3. Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ hay nhất:
Người ta nói thời gian chính là cơn sóng dữ có thể xóa tan mọi thứ. Nó có thể khiến người ta quên đi những thứ mà ta đã từng quen thuộc. Và có phải vì thế mà nhiều những nhà thơ đa cảm lại hay có sự ám ảnh với thời gian. Vũ Đình Liên cũng vậy, 1 nhà thơ ám ảnh với thời gian, ám ảnh với những văn hóa cổ truyền của dân tộc bị thời gian lãng quên. Chính vì thế, mà ông đã tạo nên một hình ảnh ông đồ đầy sống động trong bài thơ “Ông Đồ”.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Ngay từ đầu, Vũ Đình Liên đã tạc nên một ông đồ đầy tài năng và được tất cả mọi người yêu mến. Ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ tài hoa, chơi đùa với chính con chữ. Với hình ảnh so sánh ‘’phượng múa rồng bay’’, người nghệ sĩ đấy không chỉ ‘’thảo’’ nên những con chữ uốn lượn, đầy tinh tế như thân rồng, mình phượng mà còn như tạo nên linh hồn trong từng con chữ mình viết ra. Từng chữ, từng chữ như đang biết chuyển động, như đang bay trên chính trang giấy. Có phải vì thế mà người ta phải tắm tắc, ngợi khen chẳng hết lời. Dù vào mỗi đầu năm mới tới, khi những cánh hoa đào hé nở, hình ảnh quen thuộc ông lão bày bút, mực bên góc đường lại hiện ra nhưng người mua vẫn tấp nập, tới thuê viết và thưởng thức nét chữ tài hoa đó. Từ chỉ lượng không xác định “bao nhiêu” lại càng khẳng định sự tấp nập của những người thuê viết. Có thể nói, ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ trên góc phố quen thuộc, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật được người người kính ngưỡng
Nhưng thời gian thật quá tàn nhẫn. Nó tàn phá mọi thứ và cũng dần xóa nhòa đi hình ảnh Ông Đồ trong trí nhớ người mua chữ.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Dần dần, Nho giáo suy vi, thất thế, nhiều người dần quên mất hình ảnh ông lão với mực tàu, giấy đỏ ven đường. Câu hỏi trên chợt phát ra như một lời than trách, thương tiếc của chính tác giả ‘’ Người thuê viết nay đâu? “. Những người đã mua chữ ông, những người đã từng trầm trồ về những nét bút điêu luyện của ông giờ ở đâu. Họ đã đi rồi, sao không tới mua để làm cho giấy kia phải buồn, nghiên nọ phải sầu. Hình ảnh nhân hoá, mang hồn gửi gắm vào giấy đỏ, mực tàu như nhấn mạnh thêm sự buồn thương, xót xa đối với một hình ảnh đã quá là thân thuộc. Năm này sang năm nọ, ông đồ vẫn ngồi đó bên con phố quen thuộc cùng với mực tàu giấy đỏ nhưng điều đặc biệt người mua bút giờ đã không còn, chỉ còn một mình ông với thiên nhiên sầu thảm. Người ta nói ‘ ’ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ‘ ’. Có phải vì vậy mà giấy buồn, nghiên phải khóc, lá vàng cũng rụng theo với những cơn mưa rơi. Tất cả tạo thành một khung cảnh vạn vật dường như và buồn thương với chính Ông Đồ. …..
Năm nay đào lại nở
không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Thời gian cũng dần trôi qua. Vẫn là lúc năm mới quen thuộc, cũng con phố cũ đấy, người ta cũng đã không còn trông thấy hình ảnh Ông Đồ đáng yêu, bị lãng quên. Đau đớn thay, Cảnh vật vẫn vậy, hoàn cảnh vẫn thế nhưng con người giờ đã đi đâu. Câu hỏi cảm thán vang lên ở cuối của đoạn thơ như một câu hỏi, than thở đầy đau đớn của nhà thơ “Hồn ở đâu bây giờ?”. Những con người từng trầm trồ khen ngợi, từng chen lấn nhau sáng tác giờ ở đâu, những linh hồn dân tộc, những con người Việt Nam giờ đã quên mất cả những giá trị văn hoá thân quen sao? Tóm lại, ông là người nghệ sĩ nhưng cũng là một người nghệ sĩ đáng thương, một ông lão tội nghiệp bị lãng quên dần với năm tháng.
Có thể nói, với thể thơ 5 chữ hiện đại, với các hình ảnh vừa quen thuộc mà lại mới mẻ, ngôn từ mộc mạc giản dị, Vũ Đình Liên đã tạo nên hình ảnh người nghệ sĩ Ông Đồ đầy tài hoa và tội nghiệp. Đồng thời, nhà thơ cũng thể hiện lòng thương xót, cùng trân trọng với các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
4. Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ hay nhất:
Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiên phong cho phong trào thơ Mới. Tác phẩm của Vũ Đình Liên có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật vô cùng sâu sắc, để lại tiếng vang cho tới ngày nay. Bài thơ “ông đò” là một trong những bài thơ thể hiện sự thành công đó của Vũ Đình Liên.
Nội dung của bài thơ thể hiện sự hoài cổ của tác giả Vũ Đình Liên với một truyền thống tốt đẹp mang nét văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam nhưng bị mai một dần
Bài thơ “ông đồ” được tác giả sáng tác khi mà nền nho giáo ngày càng bị công chúng quên lãng, những tinh hoa xưa chỉ còn lại chút tro tàn. Ông đồ và chữ Nho cũng không còn tồn tài nhiều nữa. trong hai khổ thơ đầu tiên tác giả Vũ Đình Liên đã nhắc lại thời kì hoàng kim của nho giáo khi mà chữ viết của các ông đồ luôn được trân trọng:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lạ thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Trong hai khổ thơ đầu đã nói đến thời gian và địa điểm mà ông đồ thường xuyên hoạt động. đó chính là mỗi khi năm hết tết đến vào thời điểm đầu xuân khi có hoa đào nở rộ, ông đồ lại viết chữ tặng cho người dân cầu mong có một năm mới ăn khang, thịnh vượng, an lành, mạnh khoẻ.
Trong khổ thơ có hoa đào vô vùng thắm sắc, còn có màu đỏ của giấy cùng mực khiến cho từng nét trong bức hoạ miêu tả hình ảnh ông đồ thời kì hoàng kim trở nên vô cùng vui tươi, sinh động, tràn đầy sức sống. Thời gian được viết với hai từ “mỗi năm” với lối lặp quen lặp lạ như một việc hết sức thân quen.
Công việc viết chữ của ông đồ thường diễn ra trong những năm có phong trào chữ quốc ngữ phát triển rầm rộ nhất, cho nên năm nào cũng có những ông đồ ngồi viết chữ, ở những nơi có đông người qua lại, nơi mà nhiều người có thể xin chữ một cách dễ dàng nhất.
Tác giả Vũ Đình Liên thể hiện nghệ thuật viết chữ của ông đồ như rồng bay phượng múa, một nghệ thuật so sánh độc đáo phần nào làm tôn lên thú xin chữ viết chữ, nhấn mạnh cái tài nghệ, vẻ đẹp thanh cao đáng trân trọng của một nét đẹp thời xưa. Đồng thời thể hiện sự cao quý qua những lời khen ngợi của những người qua đường. thông qua cách miêu tả cách sử dụng từ ngữ cho thấy sự tôn trọng của tác giả với những người lưu trữ truyền thống văn hóa của dân tộc.
Trong hai khổ thơ tiếp theo tác giả khắc họa một hình ảnh bức tranh ông đồ thời kì lạc long, khi nho giáo thất sủng, dòng đời mà chữ Nho đã trở thành một quá khứ của thời kỳ hoàng kim, chỉ còn lại tàn tích.
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Câu thơ được lặp lại thời gian và địa điểm thể hiện một mùa xuân nữa sắp về, cảnh vật hoa vẫn còn tươi tắn nhưng chỉ có bóng dáng ông đồ già thân quen không còn nữa. Những con người không để tâm tới văn hoá truyền thống ngày một nhiều. Người dân đã quên đi những nét văn hoá truyền thống, đáng trân trọng, những câu thơ trên thể hiện sự tàn của một nét đẹp văn hoá nho giáo, với hình ảnh tờ giấy tàn đỏ thắm, mực đọng trong nghiên buồn, thể hiện thái độ hờ hững của con người giữa thời nay. Nhân hoá giấy và cây bút cũng có cảm giác như thể con người cũng biết buồn khi mình bị bỏ rơi và lãng quên. Những câu thơ vô cùng sâu sắc thể hiện sự tài hoa của nhà thơ.
Trong khổ thơ cuối tác giả đã dùng những từ ngữ rất thành kính trân trọng để bày tỏ nỗi lòng của tác giả với nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
“Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ”
Mở đầu bài thơ tác giả Vũ Đình Liên đã viết “mỗi năm hoa đào nở” nhưng trong đoạn thơ kết thúc câu thơ có đôi chút biến đổi chứ kết cấu không hề đổi. năm nay đào lại nở, một màu xuân mới đã về nhưng hình ảnh ông đồ đã không còn. Âm điệu câu thơ và cả đoạn chợt trầm xuống. Hoa đào vẫn cứ nở đều khoe sắc rực rỡ, sinh động mỗi độ tết đến xuân sang còn hình ảnh ông đồ thì còn đâu? Biến mất một giá trị văn hoá của đất nước ta. Trong câu thơ cuối cùng có câu hỏi cảm thán “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đây bây giờ?” bộc lộ phần nào nỗi tiếc nuối của nhà thơ với một nét đẹp văn hoá của đất nước.
Qua bài thơ “ông đồ” của Vũ Đình Liên đã khắc họa nhân vật ông đồ với nghệ thuật vô cùng tinh tế, giản dị nhưng thấm đẫm niềm xót xa của tác giả đối với một giá trị văn hóa của dân tộc.
5. Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ hay nhất:
Nếu sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi và truyền cảm của thơ thì có thể coi “ông đồ” của Vũ Đình Liên là một bài đầy chất thơ. Ít có bài thơ nào ngắn chỉ có năm khổ ngũ ngôn như vậy mà đã để lại một ấn tượng sâu sắc, gợi lên cả một hoài niệm ngậm ngùi đến như vậy. Nỗi buồn về một nét đẹp truyền thống đã mất dần. Nỗi xót thương về một lớp người lỗi thời dường như đã chìm lịm dần vào dĩ vãng. Đó là nội dung chủ đạo của hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ. Đó cũng là điều mà cảm hứng nhân đạo đã đọng lại, khắc sâu vào lòng độc giả, mãi về sau sẽ còn có sức lan toả hơn nữa. Có phải chăng nhân vật ông đồ ở đây cũng tương tự một cổ vật, mà thời gian càng dài, giá trị càng lớn?
Ta thấy trong cảm xúc của Vũ Đình Liên có hai nốt lớn: sự cảm phục thích thú về vẻ đẹp của ông đồ, cùng sự thương cảm sâu sắc về “những dấu tích gan tuỵ đáng thương của một thời tàn” – như chính lời tác giả tự bộc lộ.
Lòng cảm phục của nhà thơ hướng về từng nét chữ “Tựa phượng múa rồng bay” của một bút pháp có “hoa lay”. Những nét “phượng múa rồng bay” kia đủ để nhiều người “tấm tắc ngợi khen tài”, thậm chí thán phục luôn cả nhà thơ. vẻ đẹp ấy trên nền cảnh “hoa đào nở” hợp với thời tiết gợi cảm đầu năm và trong dịp xuân về Tết đến, câu thơ như được quyện thêm hơi men cuốn hút.
Nhưng sự cảm phục ấy ở đây chỉ như một tiền đề, một nguyên nhân nảy sinh nỗi sầu nhớ hoài niệm, rất lắng đọng trong bài. Càng ngợi khen, cảm phục bấy nhiêu vẻ đẹp “phượng múa rồng hay” ấy, nhà thơ lại sầu nhớ bâng khuâng bấy nhiêu trước cảnh hiu quạnh chợ chiều mỗi năm càng vắng vẻ – người thuê bút nay chăng? Đặc biệt hai dòng thơ sau mang một sức mạnh tâm tình, một sắc thái “thi tại ngôn ngoại” đầy ngọt ngào, ôm ba:
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu…
Thật là những hình ảnh có hồn, những dòng thơ chứa chất tâm sự. Nói là cái buồn của giấy, kì thật là nỗi xót xa của người trước cảnh phai làn của cái đẹp. Nói là mực đọng trong nghiên, chỉ là nội cách thể hiện nỗi sầu thương trước một hiện tượng đáng trân trọng đang sắp tiêu vong.
Đến hai khổ thơ cuối bài thơ, tình cảm của tác giả hướng hẳn về con người đã tạo ra vẻ đẹp trên kia. Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đó, nhưng hầu như bị quên lãng hẳn, đến nỗi “qua đường” không ai hay” mới đáng buồn, tội nghiệp làm sao! Chỉ còn “lá vàng rơi trên giấy” trong khi “ngoài kia mưa bụi bay” như muốn vùi kín, xoá nhoà đi tất cả vẻ đẹp đáng trân trọng của một thời. Cả một lớp người quá “đát”! Cả một nếp sinh hoạt văn hoá đặc sắc không còn.
Cuối cùng, bóng dáng những ông đồ đã mất hẳn. Họ đã mất một mẫu người “xưa”. Tiếng gọi hồn “những người muôn năm cũ” ấy, có thể tác giả chỉ nhằm vào một thế hệ đã hết thời. Nhưng ta vẫn nghĩ nỗi cảm thương, lòng tiếc nuối mong mỏi đó không chỉ dành cho những ông đồ, dành cho cả những nét đẹp văn hoá cổ truyền đang bị mất dần. Nỗi tiếc nhớ mong mỏi đó trong những năm gần đây ngày càng gặp được nhiều hơn những nỗi niềm đồng vọng của thế hệ hôm nay ý thức hướng về nguồn. Những dịp Tết mới rồi, cùng với việc phục hồi các lễ hội dân gian; một số nơi như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức triển lãm thư pháp, “cho chữ” ở Văn Miếu… Hỡi tác giả bài thơ bất hủ Ông đồ, bây giờ cũng đã thành “người muôn năm cũ” ở thế giới bên kia! Giấy đỏ mấy năm nay đã thắm lại rồi; mực lại lóng lánh trong nghiên cho khóa tay phóng bút những vế đối mừng xuân khi hoa đào nở đấy, Người có vui chăng?