Tác phẩm Sa hành đoản ca được xây dựng hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa, tác phẩm đã để lại cho mỗi người đọc những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Không chỉ vậy, với tác phẩm này Cao Bá Quát đã thể hiện nỗi chán ghét sâu sắc với hiện thực đời sống tầm thường, với chế độ phong kiến nhà Nguyễn thối nát.
Mục lục bài viết
1. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát hay nhất:
Cao Bá Quát (1808 – 1855) ,người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Cao Bá Quát là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát (Thần Siêu, Thánh Quát). Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX. Ông có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc để lại cho cuộc đời. Một số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ.Về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:Cao Bá Quát thi tập, Cao Chu Thần di thảo, Cao Chu Thần thi tập, Mẫn Hiên thi tập. Trong đó tiêu biểu và nổi bật hơn cả phải kể đến Bài ca ngắn đi trên cát. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh ông đi thi hội. Ông phải đi qua những sa mạc đầy nắng gió, mượn hoàn cảnh khó khăn này ông đã chắp bút viết lên bài thơ. Hình ảnh sa mạc, cát không chỉ là hình ảnh thực mà nó còn là hình ảnh tượng trưng cho con đường mưu cầu danh lợi đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi.
Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Hình ảnh bãi cát dài gợi lên sự vô tận, mênh mông nối tiếp nhau. Hình ảnh bãi cát cũng là tượng trưng cho một xã hội đầy chông gai, gập ghềnh, nhất là con đường danh lợi. Có lẽ chính tác giả đã mường tượng được ra tương lai của chính mình rồi, một con đường khó khăn, chênh vênh và đầy thách thức, nó cứ như ta đi mãi trong sa mạc dài vô tận mà không biết bao giờ ra được, bao giờ ta có thể đạt đến, chạm tay vào nó.
Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát của cao bá quát; Để rồi, đi một bước lùi một bước cho thấy sự nhọc nhằn của người đi đường. Trong câu thơ, hình ảnh thực là hình ảnh con người đi đường vô cùng vất vả, giữa bát cát sa mạc nắng nóng, bước chân như rã rời, đi một bước phải lùi một bước, đi mãi, đi mãi cũng chưa hết.Con đường công danh đầy chông gai, vừa đi vừa lùi, một bước tiến, một bước lùi. Đứng trên đó ta không thể thẩy điểm đầu, cũng mù mờ điểm cuối, có cảm giác đây là một hoang mạc, khô cằn, dấy vào tâm trí con người một sự bất lực, chán nản không thôi. Điều ấn tượng nhất để lại trong lòng độc giả là hình ảnh “Đi một bước như lùi một bước”, người trí thức cứ chăm chỉ, cần mẫn để tiến về phía trước, mặc cho bãi cát nóng, nắng và đầy gió thì đôi chân ấy vẫn không dừng lại mà bước đi về phía trước ấy nhưng tác giả lại cảm nhận sức nặng, sự khó nhọc khi lết từng bước trên con đường đó, đôi chân như lùi lại, cát làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn, kém hiệu quả đi rất nhiều mà không hề làm nao núng người tri thức trẻ tuổi đầy đam mê và khát khao đó.
2. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát ấn tượng và ý nghĩa nhất:
Cao Bá Quát (1808 – 1855) ,người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Ông có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc để lại cho cuộc đời. Một số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ.
Bài thơ chính là nỗi niềm của nhà thơ trước thời cuộc, cuộc đời. Ông đi theo con đường chân lí, con đường công danh chân chính vì lo cho dân, cho đất nước nhưng thực tế, công danh lại làm con người ta mờ mắt, vì danh lợi mà quên đi tất thảy. Bài thơ cũng là khao khát của tác giả tìm được một con đường đi mới, con đường công danh đúng đắn mà không đơn độc. Trong đó hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát chiếm trọn trái tim của người đọc. rong tác phẩm, tâm trạng bi phẫn của tác giả đã được thể hiện thông qua hai hình ảnh bãi cát và người khách lữ hành trên bãi cát. Tuy nhiên, đó không chỉ là hình ảnh tả thực những bãi cát miền Trung khô cằn qua năm tháng cùng những ngọn gió Lào khắc nghiệt mà còn là ý niệm ẩn dụ cho con đường công danh lận đận, bế tắc của tác giả Cao Bá Quát nói riêng và của tầng lớp trí thức đương thời nói chung.
Con đường công danh đầy chông gai, vừa đi vừa lùi, một bước tiến, một bước lùi. Đứng trên đó ta không thể thẩy điểm đầu, cũng mù mờ điểm cuối, có cảm giác đây là một hoang mạc, khô cằn, dấy vào tâm trí con người một sự bất lực, chán nản không thôi. Điều ấn tượng nhất để lại trong lòng độc giả là hình ảnh “Đi một bước như lùi một bước”, người trí thức cứ chăm chỉ, cần mẫn để tiến về phía trước, mặc cho bãi cát nóng, nắng và đầy gió thì đôi chân ấy vẫn không dừng lại mà bước đi về phía trước ấy nhưng tác giả lại cảm nhận sức nặng, sự khó nhọc khi lết từng bước trên con đường đó, đôi chân như lùi lại, cát làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn, kém hiệu quả đi rất nhiều mà không hề làm nao núng người tri thức trẻ tuổi đầy đam mê và khát khao đó.
3. Phân tích hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát chiếm trọn trái tim của người chấm điểm:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Cao Bá Quát là một trong những gương mặt nổi bật với tài năng cùng khí phách hơn người. Qua những sáng tác của ông, độc giả có thể thấy được chí khí hiên ngang cùng sự ngang tàn của người anh hùng không chịu cúi đầu trước cường quyền, những thói lề hư, tật xấu trong xã hội cũ đầy bất công, định kiến thì tư tưởng của tác giả rất mới, sáng tạo, tạo được nguồn cảm hứng cho các thế hệ sau này được tiếp thêm nguồn động lực để có thể thay đổi và làm mới các tác phẩm của chính bản thân mình. Ở tác phẩm này, tác giả đã xây dựng tứ thơ độc đáo và sử dụng những hình ảnh mới mẻ, đặc sắc để bộc lộ cảm xúc và nhân sinh quan của mình. Thông qua hai hình tượng là hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát, chúng ta có thể thấy được tâm trạng bi phẫn của Cao Bá Quát về sự truân chuyên, bất công, ngang trái trên con đường công danh.
Danh lợi cũng như một thứ hơi men, tuy nhẹ mà ngấm sâu, khiến người ta khó lòng có thể tỉnh táo để nhận định phải trái, đúng sai. Bởi vậy, ai đã lỡ vướng vào phường danh lợi thường khó có thể dứt ra, người say thì vô số, người tỉnh còn được mấy ai. Không chỉ vậy, gắn với lợi danh con người ta sẽ mất đi sự thanh tĩnh trong tâm hồn, phải đua chen vất vả, phải tranh giành, hãm hại lẫn nhau để đảm bảo lợi ích cho bản thân.
Bảy dòng thơ cuối cùng là kết tinh tư tưởng, là ý chí quyết tâm từ bỏ lợi danh của tác giả: “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!/ Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt/ Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít”. Con đường đời lắm ngả, người lữ khách không biết phải chọn hướng nào, không biết phải đi về đâu, giữa bãi cát dài mênh mông người lữ khách mông lung, phân vân không biết làm như thế nào, ra sao, chữ “tính sao đây” như lời bộc bạch, tâm tình tự hỏi của tác giả vậy khi trước mắt mình là những khó khăn, chông gai mà ta không thể nào biết trước, mờ mịt, không lối thoát, khó khăn bủa vây lấy bản thân chúng ta của người trí thức trẻ về con đường công danh của chính mình trước một xã hội tối tăm, rối ren, bất ổn về cả kinh tế lẫn chính trị.
Với hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa, tác phẩm đã để lại cho mỗi người đọc những bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Không chỉ vậy, với tác phẩm này Cao Bá Quát đã thể hiện nỗi chán ghét sâu sắc với hiện thực đời sống tầm thường, với chế độ phong kiến nhà Nguyễn thối nát. Đồng thời còn thể hiện tư tưởng, nhân cách cao đẹp của ông trước “bả công danh” tầm thường.