Hình ảnh bãi cát trong bài thơ không chỉ góp phần thể hiện những nỗi niềm tâm sự riêng của nhà thơ mà còn phản ánh cảnh ngộ con người một thời, nhiều thời nếu cùng cảnh ngộ. Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Phân tích hình ảnh bãi cát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chi tiết:
* Hình ảnh bãi cát và con người đi trên bãi cát:
– “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng.
→ Hình ảnh tả thực, gợi con đường đi khó khăn, nhọc nhằn, xa xôi, mờ mịt.
→ Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được cân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, nhọc nhằn, thử thách.
– Mặt trời lặn: sự tối tăm, mù mịt
* Giá trị nội dung:
– Bài thơ là sự chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường
– Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lỗi thoát trên đường đời. Phê phán lối học thuật, sự bảo thủ trì trệ của triều Nguyễn.
* Giá trị nghệ thuật
– Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng (bãi cát, quán rượu, người đi đường, mặt trời)
– Âm điệu bi tráng (vừa buồn, vừa có sự phản kháng, âm thầm, quyết liệt đối với xã hội lúc bấy giờ).
2. Dàn ý phân tích hình ảnh bãi cát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát:
Mở bài:
– Giới thiệu về nhà thơ Cao Bá Quát và bài thơ ” Bài ca ngắn đi trên bãi cát”.
– Khái quát về tâm trạng bi phẫn của tác giả được thể hiện qua hình ảnh bãi cát.
Thân bài
Tâm trạng bi phẫn của tác giả được thể hiện qua hình ảnh bãi cát
– Hình ảnh những bãi cát mênh mông nối tiếp nhau: “Bãi cát dài, lại bãi cát dài
+ Tả thực những bãi cát xuyên suốt dải đất miền Trung khô cằn
+ Ẩn dụ cho con đường công danh lận đận, bế tắc.
– Nhận thức rõ về những khó khăn bủa vây trên con đường danh lợi: “núi muôn trùng”, “sóng muôn lớp”.
Kết bài
Đánh giá về ý nghĩa tâm trạng bi phẫn của tác giả Cao Bá Quát được thể hiện qua bài thơ.
3. Phân tích hình ảnh bãi cát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát:
3.1. Mẫu 1:
Cao Bá Quát (1808 – 1855) là nhà thơ vĩ đại của nước ta trong thế kỉ 19. Ông để lại trên một nghìn bài thơ chữ Hán và chữ Nôm; bài phú “Tài tử đa cùng phú” và bài thơ chữ Hán “Sa hành đoản ca” được nhiều người ca ngợi. Hình ảnh bãi cát là một sáng tạo độc đáo của Cao Bá Quát. Các nhà nho thường sử dụng các biểu tượng quen thuộc để nói về tâm trạng chán ghét quan trường và nỗi nhớ quê hương.
Mở đầu bài thơ bằng tiếng thở dài chán ngán (trường sa phục trường sa – hết bãi cát này lại đến bãi cát khác), sau đó mới đến lời giải thích tại sao lại đáng chán (đi một bước như lùi một bước). Rồi tiếp đến phía trước lại vẫn là bãi cát, tiếng thở dài bật ra (bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?). Những bãi cát dài tưởng như vô tận được đặt trong bối cảnh núi và biển bao quanh gây cảm giác bế tắc. Nếu ai đi từ ngoài Bắc vào Huế, qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị sẽ nhận thấy bãi cát, núi và biển vây bọc khách đi đường là cảnh thực, quá bãi cát rồi lên núi xuống biển là việc cồ thực. Dùng cảnh thực tế diễn tả ý niệm về sự bế tắc của cuộc đời là một sáng tạo đặc sắc của Cao Bá Quát.
Sáu câu thơ sau liên kết với nhau theo một lôgic chặt chẽ. Hai câu “Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, Lội suối, giận không nguôi’’ thề hiện nỗi chán nản của tác giả vì phải tự mình hành hạ thân xác mình theo đuổi công danh vô nghĩa. Với tâm trạng đó, tác giả nhìn ra xung quanh thấy cả dòng đời chạy theo danh lợi, say danh lợi như ngửi thấy hơi men, ít ai có thể thoát khỏi cám dỗ. Nhận định khái quát về cái giá của bả danh lợi xuất phát từ chính kinh nghiệm của các giả. Sáu câu thơ này chuẩn bị cho kết luận: cần thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa.
Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát: là chán chường, mệt mỏi, xót thương số phận, trách móc cuộc đời. Mặc dù chẳng thể hình dung một người trí thức như ông sẽ làm gì trong hoàn cảnh xã hội khi ấy, song Cao Bá Quát đã không hứng thú trên con đường đi Huế. Lẽ ra lên kinh đô sẽ là dịp phấn chấn với bao hy vọng, đợi chờ phía trước về thành công, danh vọng, nhưng ông đã cảm thấy chán nản, thất vọng. Kết thúc đoạn thơ là một câu hỏi đầy hàm ý: “Sao mình anh còn trơ trên bãi cát? “: Một câu hỏi sẽ đưa tới hành động: Có tiếp tục đi trên bãi cát hoài như thế hay không? Có tiếp tục đi như thế hay là tìm một lối khác?
Hình ảnh bãi cát là một sáng tạo độc đáo của Cao Bá Quát. Các nhà nho cũng sử dụng những hình tượng thân thuộc để diễn tả về tâm trạng chán ghét xã hội (hình ảnh cọng cỏ bồng lìa gốc, lục bình trôi trên sóng nước) và tâm trạng nhớ thương người thân (hình ảnh rau muống thuần, cá rô, canh cua, đồng lúa, ruộng dâu, mồ mả cha mẹ không có người chăm nom, . ..) nhưng không có ai thể hiện tâm trạng phủ nhận con đường mà người tri thức thời bấy giờ đang đi nên không ai tìm kiếm một biểu tượng nghệ thuật mới.
3.2. Mẫu 2:
Cao Bá Quát được biết đến như một thi ca lừng danh của nền văn chương Việt Nam, và ông có nhiều phẩm chất cao quý tài hoa và khí phách. Ông sáng tác nhiều bài thơ và văn bằng cả chữ Hán và Nôm, nhưng rất nhiều tác phẩm đã bị mất đi hoặc thiêu hủy theo thời gian, chỉ còn lại một số ít. Trong số đó, “Sa hành đoản ca”là một trong những tác phẩm hiển hiện sự tài hoa và khí phách của nhà thơ. Đây là một bài thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, diễn đạt sự buồn chán trước cuộc sống phức tạp và ranh giới bức bách của xã hội phong kiến xưa.
Bài thơ có hai hình tượng chính làm nên nội dung của bài đó là hình ảnh bãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Mở đầu đó là hình ảnh của bãi cát như sau:
“Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.”
Chúng ta có thể tưởng tượng được một cảnh quan rộng lớn không có điểm kết thúc, chỉ là những bãi cát vàng trải dài từ này sang kia. Đứng trên đó, ta không có khả năng nhìn thấy điểm xuất phát, cũng không rõ điểm kết thúc. Ta có cảm giác rằng đây là một sa mạc khô cằn, tạo ra sự vô dụng và chán nản trong tâm trí con người. Đặc biệt, hình ảnh”Bước chân đi như lùi một bước”cho thấy rõ ràng là ta đang tiến về phía trước, nhưng tác giả lại có cảm giác như đang lùi lại, đôi chân găm xuống bãi cát khiến mỗi bước đi trở nên nặng nề hơn, và bãi cát trở nên dài hơn, quãng đường ra khỏi sa mạc trở nên xa xăm.
Không chỉ có bãi cát không có điểm kết thúc, mà cảnh quan xung quanh bãi cát cũng góp phần làm cho bãi cát sẵn có đã dài đằng đẵng như một sa mạc trở thành con đường cuối cùng trong tầm ngắm của du khách đi bộ. Điều này được thể hiện qua những câu cuối của bài thơ:
“Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.”
Trong mô tả của nhà thơ Cao Bá Quát, bãi cát kia dường như bị vây quanh bởi một phía là” núi muôn trùng”, phía còn lại là biển với”sóng muôn đợt”. Hai khung cảnh ấy tựa như lòng người du khách bị kẹp giữa sự trải dài của một sa mạc vàng rực rỡ, không có điểm dừng nào, đẩy người ta phải tiếp tục đi vì chẳng có lối thoát nào ở đây. Nhưng khi tiếp tục đi, ta thấy được gì? Chỉ là những bãi cát kéo dài mãi mãi, giống như cái”đường cùng”trong khúc hát của Cao Bá Quát. Những hình ảnh đó một phần là miêu tả thực tế con đường vào Huế để tham gia kỳ thi Hội, nơi mang lại danh vọng cho Cao Bá Quát và khi đi qua các tỉnh miền Trung, lòng người tràn ngập hoang vu. Tuy nhiên, sâu xa hơn tất cả là ý nghĩa biểu tượng mà nhà thơ gửi gắm vào bãi cát đó, tức con đường công danh chật chội và u ám của những nhà văn đương thời, mặc dù không có lựa chọn khác họ vẫn phải tiến bước trên con đường tiến nhưng rồi lại giống như lùi.
Bài thơ”Sa hành đoản ca”là một tác phẩm xuất sắc, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Đầu tiên là cái nhìn sắc sảo của Cao Bá Quát về con đường công danh mà suốt bao nhiêu người trí thức đã theo đuổi. Đó là một con đường vô tận, gian khổ và cay đắng, chỉ mang lại danh lợi bình phàm, không xứng để tiếp tục theo đuổi. Bài thơ cũng thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống, thoát khỏi cái con đường u ám ấy, để bước đi trên một con đường mới tươi sáng hơn.