Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục hay nhất:
Tác giả Mo-li-e là một nhà văn và nhà viết kịch vĩ đại của văn học châu Âu thế kỷ 17. Ông là người tạo dựng, sáng lập ra thể loại hài kịch cổ điển Pháp. Tác phẩm của ông phản ánh những thói hư tật xấu của giới quý tộc.
Tác phẩm “Trường giả học làm sang” là một vở hài kịch nổi tiếng châm biếm những thói hư tật xấu của những con người ít tiền nhưng thiếu học thức. Lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây hiểu biết, có văn hóa và quý tội. Trích đoạn “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục”, nhân vật chính là ông Giuốc- đanh, một người đàn ông giàu có ở độ tuổi ngoại tứ tuần, dốt nát ít chữ nghĩa không được học hành nhiều nhưng may mắn giàu có nên ông ta lúc nào cũng học đòi làm sang. Những kẻ xu nịnh bủa vây quanh ông, ra sức nịnh bợ, kiếm chác, moi tiền của Giuốc-đanh nhưng ông không hề biết mà cho rằng mình cao thượng, cao quý, và nhiều người đã đến để kính trọng ông.
Ông Giuốc-đanh đi may lễ phục theo phong cách trang phục của giới quý tộc. Do không hiểu biết nên Giuốc-đanh bị người thợ may chơi đểu và moi tiền. Tác giả đã khắc họa rất tỉnh tế nhân vật Giuốc-đanh đúng tính cách của một tên trọc phú giàu có nhưng ngu dốt, thích đùa đòi theo người khác mà chỉ làm trò hề cho thiên hạ mà thôi. Nhà văn Mo-li-e cũng vạch trần những tội ác của chế độ cũ, đó là sự phân biệt giai cấp giàu nghèo trong tác phẩm của mình. Vở kịch được chia thành hai cảnh chính. Trong cảnh một, ông Giuốc-đanh hiện cùng người thợ phó may diễn ra trong một phòng trà cao cấp.” Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây”. Những lời reo vui mừng, vừa nhắc nhở của ông Giuốc-đanh khi người thợ may vừa bước ra. Thái độ vui vẻ này cho thấy ông Giuốc-đanh rất vui mừng và phấn khởi khi nhìn thấy bộ quần áo mình đặt mua đã hoàn thành. Trang phục này không chỉ là trang phục bình thường mà nó thể hiện sự giàu có và quyền lực của một người khi gia nhập tầng lớp quý tộc thời xưa.
Tuy nhiên, ông Giuốc-đanh ngây thơ đã bị người thợ may lừa gạt. Mọi thứ ông mua đều là đồ rởm và rẻ tiền, bít tất trật mới đi vào đã rách mất hai mắt ngay lần đầu tiên thử, hay giày không vừa với chân khiến ông sẽ bị đau khi mang nó. Tình huống châm biếm và hài hước, gây cười xuất hiện. Người thợ may đã khôn khéo qua mặt, lấp liếm để tránh những trách móc của ông Giuốc-đanh khi chuyển chủ đề. Khi ông Giuốc nhận thấy những bông hoa bị may ngược, thì người thợ may ngay lập tức trả lời: “nào ngài có bảo ngài muốn may hoa ngược hoa xuôi”, điều này khiến ông Giuốc-đanh giận điên người, nhưng khi nghe người thợ may nói: “Tất cả các quý tộc đều thích những bông hoa lộn ngược”, ông Giuốc-đanh đã thay đổi thái độ “Bộ này may được đấy!.” Điều này cho thấy ông Giuốc-đanh chỉ cần được làm quý tộc, còn không quan tâm đến thẩm mỹ dù đẹp hay xấu. Có lẽ nếu ở trần mà thành quý tộc thì ông cũng thấy nó đẹp.
Rồi khi ông Giuốc-đanh biết được người thợ may đã ăn bớt vải, ông nói: “đành là đẹp nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải”. Trước tình huống này, người thợ may lập tức lờ đi và vội vàng thử áo cho Giuốc-đanh. Lão thợ may còn đưa thêm bốn nhân viên khác vào để phục vụ cho việc thử quần áo của ông Giuốc-đanh trở nên sang trọng và quý tộc hơn. Những người thợ không có tay nghề thi nhau nịnh nọt, lừa dối ông Giuốc-đanh để lấy tiền của ông. Việc kiếm tiền trở nên quá dễ dàng nên bọn chúng tranh nhau đào mỏ
Tác giả khắc họa sâu sắc và tinh tế nhân vật Giuốc-đanh, một người dốt nát nhưng thích học đòi làm sang, thích trở thành quý tộc trong khi mình xuất thân hèn kém, may mắn trở nên giàu có nhờ trúng quả. Nhưng ông ta lại muốn một bước lên trời, trở thành thành viên của tầng lớp thượng lưu và được hàng nghìn người kính trọng, khiến cho ông trở thành mỏ vàng cho những kẻ đào vàng, những kẻ nịnh bợ và cơ hội.
2. Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục điểm cao:
Mo-li-e được coi là nhà viết kịch có tác phẩm đạt đến tầm kinh điển thế giới. Vở kịch “Trưởng học giả làm sang” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, trong đó trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là một trích đoạn tiêu biểu.
Lớp kịch được chia thành hai cảnh, dấu hiệu nhận biết trên văn bản là đoạn chỉ dẫn sân khấu: “Bốn tay thợ phụ bước vào…”. Cả hai cảnh đều diễn ra trong phòng khách của nhân vật chính, ông Giuốc-đanh. Càng về cuối vở kịch, không khí kịch càng trở nên sôi động, cho đến cuối cảnh sau thì không khí hài kịch bỗng thực sự náo nhiệt. Trên văn bản, chúng ta thấy cảnh trước có đoạn hội thoại giữa hai nhân vật là ông Giuốc-đanh và người thợ may. Cảnh tiếp theo là cuộc trò chuyện giữa ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ.
Trong cảnh đầu tiên của lớp kịch, tính cách của ông Giuốc-đanh được bộc lộ qua cuộc trò chuyện với bác phó may. Đó là chuyện về những chiếc bít tất, bộ tóc giả, những chiếc lông vũ trên mũ, nhưng trên hết là về bộ lễ phục mới với những bông hoa ngược. Làm sao mà biết được là do bác phó may đốt, do sơ suất hay cố ý may thành những bông hoa ngược? Chỉ biết rằng ông Giuốc-đanh đã phát hiện ra sự cố này. Kì lạ thay, bác phó may với tay nghề khó hiểu này lại nói rằng giới quý tộc vẫn ăn mặc như thế này. Mà ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang. Thế là ông hoàn toàn bị khuất phục trước sự láu cá của người thợ may. Kịch tính leo thang khi người thợ may liên tục ra đòn:“Nếu ngài muốn thì tôi sẽ xin may hoa xuôi lại thôi mà”, “xin ngài cứ việc bảo”. Sợ cơ hội làm sang sẽ tuột mất, ông Giuốc-đanh cứ chối đây đẩy: “Không, không”, “tôi đã bảo không mà”. Và chính ông Giuốc-đanh lại phát hiện bác phó may ăn bớt vải của mình. Song bác phó may đã nắm chắc điểm yếu của đối phương, chỉ cần lảng sang chuyện thử bộ lễ phục mới là ông Giuốc-đanh chẳng công để ý đến chuyện ăn bớt vải nữa.
Sang cảnh sau của lớp kịch, tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Lần này đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông ta. Nếu anh chàng này cứ gọi ông Giuốc-đanh như thường lệ (ông hoặc ngài) thì đã không có chuyện gì xảy ra (và có lẽ cũng sẽ không nhận được tiền uống rượu). Đằng này lại xưng tôn là “ông lớn”, lại đúng vào lúc ông đang say sưa với cảm giác trở thành một quý tộc khi đang mặc lễ phục. Thế là y được thưởng vì tiếng “ông lớn” sang trọng ấy. Tay thợ phụ ranh ma này nắm thóp được ông Giuốc-đanh và moi tiền ông bằng cách liên tục xu nịnh, nịnh bợ ông. Và y đã rất thành công. Những tiếng “cụ lớn”, rồi “đức ông” đều đem lại cho y tiền thưởng. Không phải ông Giuốc-đanh không quan tâm đến ví tiền của mình (Nó như thế là phải chăng, nếu không ta không mất tong cả tiền cho nó thôi), mà vì ước mơ quý tộc còn quan trọng hơn sự tiếc nuối về tiền bạc. Chỉ điều này thôi cũng đủ thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh mạnh đến mức nào.
Sự chênh lệch và mất cân bằng giữa nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài, là những nguyên tắc cơ bản để nhà văn tạo ra hài kịch. Cũng trong vở kịch này, Mo-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hòa và mâu thuẫn giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười, qua đó nhà văn giễu cợt thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.
3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục:
3.1. Giá trị nội dung:
Tác phẩm khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả ngu dốt còn học đòi làm sang, khiến người đọc phải bật cười. Vở hài kịch không chỉ hài hước mà còn phê phán những kẻ ngu dốt học đòi làm sang và mang đến những tràng cười đáng suy ngẫm.
3.2. Giá trị nghệ thuật:
– Lời thoại chân thực, sinh động
– Ngôn ngữ trào phúng, mỉa mai, đả kích, phê phán.
– Nghệ thuật tăng cấp khắc họa ẽo nét tính cách nhân vật.
– Bằng cách sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho vở kịch trở nên hấp dẫn tính cách nhân vật được khắc họa thành công và rõ nét.
4. Bố cục đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục:
Gồm 2 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “cho các nhà quý phái”: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may.
– Phần 2: Còn lại: Ông Giuốc – đanh và những tay thợ phụ.