Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Ngữ văn

Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh siêu hay

  • 07/10/202407/10/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    07/10/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Câu thơ "Khi tỉnh rượu giấc tàn canh" nằm trong đoạn trích "Nỗi thương mình" của tác phẩm "Truyện Kiều" và được chắp bút bởi đại thi hào Nguyễn Du. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích đoạn trích "Khi tỉnh rượu giấc tàn canh" hay và đặc sắc nhất. Kính mời các bạn cùng đón đọc và tham khảo.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Dàn ý phân tích đoạn trích Khi tỉnh rượu giấc tàn canh:
      • 2 2. Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh siêu hay:
      • 3 3. Phân tích đoạn trích Khi tỉnh rượu giấc tàn canh đặc sắc nhất:

      1. Dàn ý phân tích đoạn trích Khi tỉnh rượu giấc tàn canh:

      Mở bài:

      • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”.
      • Nêu vị trí đoạn trích “Nỗi thương mình” và cảm nhận chung về đoạn trích.

      Thân bài:

      a) Khung cảnh chốn lầu xanh: Đoạn thơ mở đầu bằng những hình ảnh đầy trần trụi và truỵ lạc ở lầu xanh:

      • Hình ảnh ẩn dụ “bướm lả ong lơi”: ví những người kĩ nữ như những đoá hoa, những khách làng chơi là loài ong bướm lả lơi, hình ảnh vô cùng náo nhiệt, phóng đãng.
      • Hình ảnh hương rượu nồng “cuộc say đầy tháng” hoà quyện với sự khoái lạc “trận cười suốt đêm” tạo nên bầu không khí đông vui, hỗn loạn, nhuốm màu tửu sắc.
      • Những cuộc vui chơi, “dập dìu” đầy hưởng thụ của nam nữ chốn kỉ lâu diễn ra hàng đêm vô cùng náo nhiệt, người qua kẻ lại tấp nập, đông vui như đi trẩy hội.
      • Sử dụng các điển tích cổ như Tống Ngọc, Trường Khanh càng làm nổi bật sự hỗn loạn, dung túng và nhơ nhớp ở chốn lầu xanh.

      b) Nỗi đau và tâm trạng của Thuý Kiều: sự hổ thẹn, xót xa cho số phận đầy bất công, oan trái:`

      • Thúy Kiều đã tìm đến men rượu làm bạn để quên đi nỗi sầu nhưng khi tỉnh cơn say, những nỗi đau đấy lại ùa về và trào dâng trong lòng người thiếu nữ.
      • Say lại tỉnh, tỉnh lại say nhưng những cảm xúc xót xa của nàng vẫn ko hề nguôi ngoai. Sau những cơn say, Kiều lại “giật mình” nhìn lại bản thân mà không khỏi buồn bã, thương xót.
      • Sự đối lập thân phận của Thuý Kiều trước đây và sau khi bị lừa bán vào lầu xanh “Khi sao phong gấm lụa là”. Trước kia, cuộc sống của nàng êm đềm vô cùng. Nàng là một tiểu thư khuê các tài sắc vẹn toàn, được sống trong vòng tay yêu thương, bao bọc của cha mẹ. Vậy mà bây giờ nàng phải trở thành một kỹ nữ chốn lầu xanh, ngày ngày bán sắc bán nghệ để mua vui cho đời “Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”.
      • Khuôn mặt bây giờ phải ngày ngày trưng ra cho kẻ Bắc người Nam ngắm nghía, bình phẩm, phải “dày gió dạn sương”. Tiếng than đầy chua xót, ai oán cho một kiếp “hồng nhan bạc mệnh”: ‘Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”.

      Ta có thể thấy được cuộc sống đầy tủi hổ, nhục nhã, đau đớn tột cùng về cả thể xác và tinh thần của nàng Kiều.

      c) Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của Thuý Kiều:

      • Giữa chốn phong trần ấy, dù cho phận liễu yếu đào tơ bị vùi dập, bị coi thường nhưng Kiều vẫn giữ cho mình cốt cách thanh cao đến cùng. Trong lầu xanh, nhìn đâu đâu cũng có “mưa Sở mây Tần” nhưng Kiều không hề để tâm tới. Ở đây tác giả đã sử dụng điển tích lịch sử để miêu tả chốn phong lưu đồng thời làm nổi bật phẩm hạnh thanh cao, trong trắng của Thuý Kiều.
      • Cảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt đẹp đẽ đến mấy cũng chẳng thể che lấp đi sự đen tối, trụy lạc của chốn phong trần. Lòng Kiều như đã chết lặng giữa nơi ồn ào, u uất này.

      d) Mở rộng: Có thể viết thêm lời bình luận về đoạn trích trên hoặc liên hệ, mở rộng với các tác phẩm văn học có cùng đề tài viết về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.

      Kết bài:

      Nêu cảm nghĩ về đoạn trích trên, từ đó ca ngợi tác phẩm “Truyện Kiều” và tài năng của đại thi hào Nguyễn Du.

      2. Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh siêu hay:

      Kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam có hàng nghìn tác phẩm nổi tiếng, giàu cảm xúc và để lại nhiều giá trị sâu sắc đối với độc giả, trong đó, ta không thể không kể đến tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, “Truyện Kiều” xứng đáng là một kiệt tác của nền văn học trung đại Việt Nam. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà thơ Nguyễn Du, 3254 câu thơ lục bát đã kể lại câu chuyện cuộc đời “hồng nhan bạc phận” của Thuý Kiều và qua đó tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất cao đẹp cũng như bày tỏ sự cảm thương đối với số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Đoạn trích “Nỗi thương mình” nằm trong tác phẩm Truyện Kiều là một trong những đoạn thơ ấn tượng nhất thể hiện sự đau khổ, tuyệt vọng của Thuý Kiều trong chốn lầu xanh và sự cảm thông, thương xót cho cuộc đời bạc bẽo của nàng.

      Đoạn trích “Nỗi thương mình” nằm trong phần đầu của “Truyện Kiều”, khi Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh lừa bán vào lầu Ngưng Bích làm kỹ nữ. Đoạn trích này đã khắc hoạ chân thực nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Kiều – một cô gái xinh đẹp, tài năng và đang ở trong độ tuổi thiếu nữ đẹp nhất của cuộc đời lại phải đối diện với một thực tại tàn nhẫn, mất mát tất cả những gì mà mình đã có, từ tình yêu đến gia đình. Sự đau đớn của Kiều không chỉ đến từ những biến cố xảy ra trong cuộc đời mà còn đến từ sự cảm nhận sâu sắc của nàng về sự cô đơn và bất công trong xã hội phong kiến.

      Xem thêm:  Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều siêu hay

      “Biết bao bướm lả ong lơi

      Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm

      Dập dìu lá gió cành chim

      Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.”

      Bốn câu thơ mở đầu đoạn trích đã vẽ ra một khung cảnh đầy trần trụi và truỵ lạc chốn lầu xanh. Bằng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ đã khéo léo miêu tả những người kỹ nữ như những bông hoa tươi đẹp, còn khách làng chơi tựa như loài ong, loài bướm. Nguyễn Du thật sự tinh tế khi dùng hình ảnh ong bướm để ẩn dụ cho những vị khách làng chơi lả lơi, ngả nghiêng, hết vờn đóa hoa này lại chạm đến bông hoa khác. Trong chốn mua vui ấy người ta chỉ thấy được hương rượu nồng “cuộc say đầy tháng” hoà quyện với sự khoái lạc “trận cười suốt đêm”. Những cuộc vui chơi, “dập dìu” đầy hưởng thụ của nam nữ chốn kỉ lâu diễn ra hàng đêm vô cùng náo nhiệt, người qua kẻ lại tấp nập, đông vui như đi trẩy hội. Nhưng sự thật đằng sau khung cảnh đấy lại bẽ bàng đến đau lòng. Thuý Kiều đã nhận ra rằng người phụ nữ ở chốn phong trần lại trở thành thứ đồ chơi cho kẻ khác mua vui, vùi dập. Vốn là những người xa lạ thế nhưng lại có thể hiện ra những hình ảnh “dập dìu” nam nữ cười đùa, ngả ngớn như lá với gió, cành với chim. Người kỹ nữ ngày đêm phải tiếp khách, chiều lòng những vị khách không quen biết. Dù khách đến là ai, già hay trẻ, xấu hay đẹp, nhân phẩm, tính cách ra sao, họ vẫn phải “tiếp khách”, mua vui để đổi lấy những đồng tiền rẻ rúm. Chính vì nhận ra những sự thật đen tối đấy, Thuý Kiều mới cảm thấy bản thân vô cùng mất giá trị, mất phẩm hạnh. Nàng rơi vào sự đau đớn và tuyệt vọng đến vô cùng khi bị lừa bán vào chốn trăng hoa này. Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn đưa vào câu thơ những điển tích như Tống Ngọc, Trường Khanh càng làm nổi bật sự hỗn loạn, dung túng và nhơ nhớp ở chốn lầu xanh cũng như sự bất hạnh của những người kỹ nữ.

      Sự khắc hoạ hình ảnh những người con gái ở lầu xanh cũng chính là sự khắc hoạ thân phận đầy tủi nhục của Thuý Kiều. Nhìn lại những gì đã trải qua, nàng tự cảm thấy hổ thẹn, xót xa cho số phận đầy bất công, oan trái của mình. Từ một tiểu thư khuê các sống trong gia đình đầm ấm, hạnh phúc, vậy mà giờ đây nàng phải bán mình mua vui cho những vị khách làng chơi.

      “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh

      Giật mình lại thấy thương mình xót xa”

      Từng từ từng chữ trong hai câu thơ trên đều toát lên sự xót xa, ai oán và nỗi thương thân trách phận của Thuý Kiều. Nàng đã tìm đến men rượu làm bạn để quên đi nỗi sầu nhưng khi tỉnh cơn say, những nỗi đau đấy lại ùa về và trào dâng trong lòng người thiếu nữ. Những cơn say đấy vừa là những ly rượu Kiều tự chuốc bản thân để quên đi nỗi buồn, vừa là những ly rượu mà Kiều bắt buộc phải uống khi đón tiếp những vị khách làng chơi đến chốn lầu xanh. Say lại tỉnh, tỉnh lại say nhưng những cảm xúc xót xa của nàng vẫn ko hề nguôi ngoai. Và sau những cơn say, Kiều lại “giật mình” nhìn lại bản thân mà không khỏi buồn bã, thương xót.

      “Khi sao phong gấm rủ là
      Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
      Mặt sao dày gió dạn sương
      Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”

      Bốn câu thơ tiếp theo lại một lần nữa cho ta thấy rõ được sự đối lập thân phận của Thuý Kiều trước đây và sau khi bị lừa bán vào lầu xanh. Trước kia, cuộc sống của nàng êm đềm vô cùng. Nàng là một tiểu thư khuê các tài sắc vẹn toàn, được sống trong vòng tay yêu thương, bao bọc của cha mẹ mà không cần quan tâm tới chốn phong trần “Khi sao phong gấm rủ là”. Vậy mà “giờ sao tan tác như hoa giữa đường”. Nhà thơ đã gợi lên những hình ảnh tươi đẹp của quá khứ để làm nổi bật lên cuộc sống ê chề, xót xa đến tận cùng của nàng Kiều. Vẫn là “trướng rủ màn che” nhưng giờ lại là cuộc sống buôn phấn bán hương cho người chẳng quen biết. Thuý Kiều cũng tự nhận thấy bản thân mình “tan tác như hoa giữa đường”. Vốn là một đoá hoa trong sạch, cao quý nay lại trở thành nơi của biết bao “bướm lả ong lơi”, bị chà đạp không thương tiếc, chỉ còn lại bộ dạng tàn tạ, nhơ nhuốc. Khuôn mặt bây giờ phải ngày ngày trưng ra cho kẻ Bắc người Nam ngắm nghía, bình phẩm, phải “dày gió dạn sương”, tài nghệ tuyệt vời phải lấy ra để mua vui cho những kẻ phong lưu. Trong hoàn cảnh éo le này, Thúy Kiều chỉ còn có thể thốt lên lời thở than chua xót “Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!” Càng đọc những câu thơ trên, ta càng dễ dàng nhận ra cuộc sống đầy tủi hổ, nhục nhã, đau đớn tột cùng về cả thể xác và tinh thần của nàng Kiều.

      Xem thêm:  Nghị luận về câu: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều

      Nàng dường như đã chẳng còn tha thiết gì với cuộc sống đau khổ hiện tại nữa:

      “Mặc người mưa Sở mây Tần

      Những mình nào biết có xuân là gì

      Đòi phen gió tựa hoa kề

      Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu”

      Giữa chốn phong trần ấy, dù cho phận liễu yếu đào tơ bị vùi dập, bị coi thường nhưng Kiều vẫn giữ cho mình cốt cách thanh cao đến cùng. Trong lầu xanh, nhìn đâu đâu cũng có “mưa Sở mây Tần” nhưng Kiều không hề để tâm tới. Dường như những thú vui hoan lạc, tầm thường ấy chẳng làm ảnh hưởng đến tâm hồn vốn đã chết lặng của nàng. Với người khác, những cuộc vui thâu đêm suốt sáng ấy chính là “xuân”, còn đối với Kiều, những thứ ấy cũng chỉ như gió thoảng mây trôi.

      Gặp cảnh khách làng chơi muốn “gió tựa hoa kề”, muốn gần gũi mà lòng nàng như chết lặng, có lẽ bấy nhiêu đắng cay, tủi nhục đã khiến Kiều hoàn toàn buông xuôi, mặc cho cuộc đời trôi nổi giữa chốn lầu xanh này. Tâm hồn nàng như đã chết lặng, Kiều không phản kháng, cũng không còn muốn phản kháng bởi đau đớn và tủi hổ đã cướp đi hồn nàng. Kiều chỉ đang tồn tại giữa chốn lầu xanh phồn hoa nhất trong mắt những kẻ ăn chơi nhưng cũng thấp kém nhất, rẻ rúng nhất trong mắt của Thuý Kiều. Cảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt đẹp đẽ đến mấy cũng chẳng thể che lấp đi sự đen tối, trụy lạc của chốn phong trần.

      Trong lòng nếu mang nặng nỗi đau xót, tủi nhục thì phong cảnh có tuyệt mĩ đến đâu cũng không thể làm lay động lòng người. Tác giả Nguyễn Du cũng đã viết nên hai câu thơ tuyệt tác như vậy trong “Truyện Kiều” để diễn tả tân trạng của nàng:

      “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

      Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

      Tâm trạng chán chường, đau đớn của Thuý Kiều dường như đã bao trùm lên cảnh sắc xung quanh. Nơi lầu xanh không thiếu những thú vui của nhân gian, không thiếu những lời ong bướm mật ngọt, không thiếu những tài nghệ cầm kì thi hoạ… Nhưng những thú vui chơi đấy trong mắt Thuý Kiều chỉ là những trò mua vui rẻ rúng, tầm thường. Những tài nghệ mà trước nay nàng luôn tự hào nay lại trở thành thú tiêu khiển cho những người khách làng chơi xa lạ. Chính vì vậy lòng Kiều càng không vui nổi, có chăng là cái cười gượng, cái cười chua chát, cái cười đau khổ vì số phận trêu ngươi, cái cười vì chán chê cái thân phận phụ nữ đầy ngang trái, trắc trở. Nỗi đau khổ của Kiều qua đoạn thơ này được Nguyễn Du thể hiện bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình làm cho câu thơ càng thêm thấm thía, sâu sắc.

      Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Du đã thành công khắc hoạ được nỗi đau, nỗi xót xa cả về thể xác lẫn tinh thần và sự tự thương của nhân vật Thúy Kiều. Tác giả đã tạo ra một bức chân dung cảm xúc sâu sắc, đồng thời phản ánh cái nhìn đầy nhân văn và cái tâm của một bậc thầy văn học. Từ đó, ta có thể thấy được số phận “hồng nhan bạc mệnh” của những người phụ nữa xưa, đồng thời ta càng cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sạch, kiêu hãnh của họ. Đoạn trích “Nỗi thương mình” đã thành công để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc và góp phần vào tạo nên những giá trị văn học sâu sắc cho tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du.

      3. Phân tích đoạn trích Khi tỉnh rượu giấc tàn canh đặc sắc nhất:

      Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, ai trong chúng ta cũng nhớ tới kiệt tác “Truyện Kiều”. Tác phẩm là một viên ngọc sáng của nền văn học Việt Nam. “Truyện Kiều” đã thành công khắc hoạ vẻ đẹp và thân phận của Thuý Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời lại vô cùng bất hạnh, gian truân. Đoạn trích “Nỗi thương mình” trong tác phẩm là một trong những áng thơ thể hiện rõ nét nhất số phận bất hạnh và tâm trạng buồn bã, đau đớn, tủi nhục của Thuý Kiều nói riêng cũng như những người phụ nữ “tài hoa bạc mệnh” nói chung trong xã hội phong kiến xưa. 

      “Biết bao bướm lả ong lơi
      Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm
      Dập dìu lá gió cành chim
      Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”

      Khổ thơ đầu tiên đã mở ra cho người đọc thấy được những hình ảnh truỵ lạc về chốn ăn chơi. Hình ảnh “lả lơi ong bướm” thể hiện đây là chốn phong lưu, đưa tình, một nơi không có chỗ cho tình yêu thật sự mà chỉ là chốn mua bán niềm vui, nụ cười giả tạo cho nam nhân. Những hình ảnh ước lệ “cuộc chơi”, “ong bướm”, “dập dìu” càng khiến cho người đọc cảm nhận được sự sa hoa, nhộn nhịp nhưng đầy nhơ nhuốc của chốn lầu xanh – một nơi kinh doanh dơ bẩn dựa vào tài nghệ và thân thể của những người thiếu nữ. Sống trong một không gian như vậy, Thuý Kiều không khỏi cảm thấy tủi nhục, chua xót cho thân phận của mình:

      Xem thêm:  Thuyết minh tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều chọn lọc hay nhất

      “Khi tỉnh rượu lúc canh tàn
      Giật mình, mình lại thương mình xót xa”

      Trong không gian của chốn lầu xanh, Thúy Kiều cảm thấy xót xa và tủi nhục vô cùng. Trước kia, nàng vốn là tiểu thư cành vàng lá ngọc, là người con gái quyền quý được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, là một người con gái có đức hạnh, hiếu nghĩa. Vậy mà giờ đây, Thúy Kiều lại bị lưu lạc chốn hồng lâu, phải sống kiếp phong trần của gái làng chơi như thế này. Những tài nghệ tuyệt vời mà trước nay nàng luôn tự hào bây giờ lại bị bao nhiêu người con trai chà đạp, đàm tiếu, phải lấy nghệ mua vui cho thiên hạ. Thật chua xót và đau đớn biết bao!

      Trong không gian phong trần như vậy, Kiều chỉ biết mượn rượu giải sầu. Nàng muốn uống cho quên ngày tháng, quên thời gian, quên đi những kí ức đau khổ và quên đi nỗi tủi nhục trong lòng. Nhưng rượu cũng không thể làm nàng vơi đi nỗi buồn. Khi tỉnh lại nàng lại thấy “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Trong câu thơ tác giả Nguyễn Du đã sử dụng điệp từ “mình” để thể hiện những trạng thái khác nhau. Từ “giật mình” bừng tỉnh khỏi cơn say, đến sự tự xót thương cho chính bản thân mình. Câu thơ còn thể hiện tình cảm cô liêu, sự cô độc một mình của Kiều trong những ngày tháng chốn phong trần nhơ nhuốc này.

      “Khi sao phong gấm rủ là
      Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
      Mặt sao dày gió dạn sương
      Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”

      Trong chốn lầu xanh không có ai hiểu nàng, không có ai xót xa cho thân phận của nàng nên Thúy Kiều tự thương lấy mình. Vì tin vào lời của kẻ sở khanh, vì làm tròn chữ hiếu, nàng đã dấn thân vào một xã hội đầy bất công, nhơ nhuốc. Xã hội đã cướp đi hạnh phúc bình dị của một người con gái hiền lương và đẩy nàng vào cảnh đời “vùi hoa dập liễu” cả thân xác và tâm hồn. Nàng từ một tiểu thư khuê các đã bị đẩy xuống vực thẳm và trở thành một kỹ nữ lầu xanh, ngày ngày phải mua vui cho loài ong bướm “thân sao bướm chán ong chường bấy thân”.

      “ Mặc người mưa Sở mây Tần

      Những mình nào biết có xuân là gì

      Đòi phen gió tựa hoa kề

      Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu”

      Trong chốn tửu lâu ăn chơi sa đọa, Kiều không có lấy một người bạn để tâm sự. Nàng một mình ôm hết bao cay đắng, tủi nhục ở nơi đây, ngậm đắng nuốt cay để sống một cuộc đời vô vị. Đối với nàng, cuộc sống bây giờ đã không còn ý nghĩa, không còn lấy một tia hi vọng. Từ lâu, nàng đã chết trong lòng. Trong những câu thơ trên, nhà thơ Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để khắc họa tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. Những cảnh vật tuyệt sắc chốn lầu xanh như xuân, hoa,tuyết, trăng,… cũng không thể lay động tâm trạng của Kiều. Trong nàng giờ chỉ còn sự đau đớn, chết lặng mà thôi. Nhà thơ đã khiến cho người đọc cảm thương sâu sắc trước số phận của nàng Kiều khi sống những ngày sống nhơ nhuốc, vẩn đục ở chốn lầu xanh, phải mua vui cho những người đàn ông xa lạ.

      Bằng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và thể thơ lục bát giàu sức truyền cảm, nhà thơ Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được nỗi bất hạnh và sự tuyệt vọng, đau đớn, xót xa của Thuý Kiều khi phải bán sắc bán nghệ trong chốn lầu xanh phong lưu. Nhưng nổi bật lên trên tất cả những nỗi đau thể xác, tinh thần đó là vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, thanh cao của một người con gái lương thiện, “tài sắc vẹn toàn”. Ngòi bút của Nguyễn Du đong đầy niềm cảm thương sâu sắc, từng áng thơ đều mang đậm sự thấu hiểu, đồng cảm với những nỗi đau mà Kiều đã trải qua. Quả thật, có thể nói rằng Truyện Kiều là một kiệt tác văn học làm lay động lòng người.

      THAM KHẢO THÊM:

      • Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán hay chọn lọc
      • Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn chọn lọc hay nhất
      • Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều hay nhất

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh siêu hay thuộc chủ đề Truyện Kiều, thư mục Ngữ văn. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

      Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả những nhân vật phong phú, đa dạng, có tính cách sâu sắc và tinh tế. Các nhân vật trong truyện được miêu tả rất chi tiết, từ ngoại hình đến tâm lý. Điều này giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và hiểu sâu hơn về nhân vật, tạo ra sự kết nối giữa người đọc và câu chuyện.

      ảnh chủ đề

      Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều siêu hay

      Thành công của Truyện Kiều không chỉ đến từ những giá trị nhân văn được gửi gắm trong tác phẩm mà còn bởi những biện pháp tu từ ẩn dụ được Nguyễn Du sử dụng. Hãy cùng chúng tôi phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều siêu hay.

      ảnh chủ đề

      Viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều hay nhất

      Truyện Kiều là một kiệt tác làm nên tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du, truyện Kiều là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam. Trong truyện Kiều khiến người đọc ấn tượng nhất là nhân vật chính của truyện- Thúy Kiều. Dưới đây là những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều chọn lọc siêu hay.

      ảnh chủ đề

      Đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi nhân tiết Thanh minh

      Cảnh Thúy Kiều cùng các chị em đi chơi ngày Lễ Thanh Minh là một trong những bức tranh đặc sắc nhất mà Nguyễn Du đã xây dựng trong tác phẩm Truyện Kiều. Dưới đây là bài viết Đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi nhân tiết Thanh Minh giúp các bạn có cái nhìn chi tiết về buổi tiết Thanh Minh, mời các bạn cùng tham khảo.

      ảnh chủ đề

      Nghị luận về câu: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều

      Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều là một quan điểm sai lầm của một số nhà Nho thủ cựu bênh vực lễ giáo phong kiến, phủ nhận Thúy Kiều và Truyện Kiều. Để hiểu rõ hơn về quan điểm này, mời các bạn tham khảo bài viết Nghị luận về câu: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Mở bài Truyện Kiều của Nguyễn Du chọn lọc hay nhất

      Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du. Đây là tác phẩm thường xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ văn 9. Để có thể làm tốt một đề văn nào đó, các em cần có cách viết mở bài hay và ấn tượng. Mời các em thao khảo bài viết dưới đây

      ảnh chủ đề

      Sức sống, sức lan tỏa của Truyện Kiều trong văn học dân tộc

      Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm lớn của văn học dân tộc Việt Nam. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm và ghi vào lòng người dân Việt Nam nói chung và góp phần làm lan tỏa lòng yêu văn học của đất nước nói riêng.

      ảnh chủ đề

      Trình bày ý kiến quan niệm: Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều

      Bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu Trình bày ý kiến quan niệm: Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều. Mong rằng sẽ giúp cho các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu và kiến thức để ôn tập. Cùng tìm hiểu nhé.

      ảnh chủ đề

      Nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của Truyện Kiều hay nhất

      "Truyện Kiều" được biết đến là một tác phẩm rất nổi tiếng của Nguyễn Du, tác phẩm nói lên số phận vô cùng éo le, bất hạnh, hồng nhan bạc phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của Truyện Kiều. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Trình bày ý kiến về: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT
      • Phân tích văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư hay nhất
      • Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự tự tin trong cuộc sống
      • Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương ngắn gọn nhất
      • Phân tích Con chim chiền chiện của Huy Cận hay nhất
      • Các bộ đề đọc hiểu bài Tư cách mõ của Nam Cao có đáp án
      • Cảm nhận về nhân vật cô em gái Kiều Phương hay nhất
      • Nghị luận về lối sống chủ động hay và ý nghĩa nhất
      • Phân tích Hoa trái quanh tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường
      • Kể lại một hoạt động xã hội: Cuộc thi tuyên truyền phòng chống ma túy
      • Soạn bài Hai đứa trẻ: Tác giả tác phẩm, bố cục nội dung
      • Phân tích Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng)
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc quận Ninh Kiều (Cần Thơ)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Tịnh Biên (An Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc TP Thuận An (Bình Dương)
      • Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Sông Hinh (Phú Yên)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Đức Huệ (Long An)
      • Điều kiện để tốt nghiệp đại học loại giỏi như thế nào?
      • Xuất hay suất? Sơ xuất hay sơ suất? Xuất quà hay suất quà?
      • Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với một người thân
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

      Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả những nhân vật phong phú, đa dạng, có tính cách sâu sắc và tinh tế. Các nhân vật trong truyện được miêu tả rất chi tiết, từ ngoại hình đến tâm lý. Điều này giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và hiểu sâu hơn về nhân vật, tạo ra sự kết nối giữa người đọc và câu chuyện.

      ảnh chủ đề

      Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều siêu hay

      Thành công của Truyện Kiều không chỉ đến từ những giá trị nhân văn được gửi gắm trong tác phẩm mà còn bởi những biện pháp tu từ ẩn dụ được Nguyễn Du sử dụng. Hãy cùng chúng tôi phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều siêu hay.

      ảnh chủ đề

      Viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều hay nhất

      Truyện Kiều là một kiệt tác làm nên tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du, truyện Kiều là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam. Trong truyện Kiều khiến người đọc ấn tượng nhất là nhân vật chính của truyện- Thúy Kiều. Dưới đây là những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều chọn lọc siêu hay.

      ảnh chủ đề

      Đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi nhân tiết Thanh minh

      Cảnh Thúy Kiều cùng các chị em đi chơi ngày Lễ Thanh Minh là một trong những bức tranh đặc sắc nhất mà Nguyễn Du đã xây dựng trong tác phẩm Truyện Kiều. Dưới đây là bài viết Đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi nhân tiết Thanh Minh giúp các bạn có cái nhìn chi tiết về buổi tiết Thanh Minh, mời các bạn cùng tham khảo.

      ảnh chủ đề

      Nghị luận về câu: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều

      Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều là một quan điểm sai lầm của một số nhà Nho thủ cựu bênh vực lễ giáo phong kiến, phủ nhận Thúy Kiều và Truyện Kiều. Để hiểu rõ hơn về quan điểm này, mời các bạn tham khảo bài viết Nghị luận về câu: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Mở bài Truyện Kiều của Nguyễn Du chọn lọc hay nhất

      Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du. Đây là tác phẩm thường xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ văn 9. Để có thể làm tốt một đề văn nào đó, các em cần có cách viết mở bài hay và ấn tượng. Mời các em thao khảo bài viết dưới đây

      ảnh chủ đề

      Sức sống, sức lan tỏa của Truyện Kiều trong văn học dân tộc

      Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm lớn của văn học dân tộc Việt Nam. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm và ghi vào lòng người dân Việt Nam nói chung và góp phần làm lan tỏa lòng yêu văn học của đất nước nói riêng.

      ảnh chủ đề

      Trình bày ý kiến quan niệm: Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều

      Bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu Trình bày ý kiến quan niệm: Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều. Mong rằng sẽ giúp cho các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu và kiến thức để ôn tập. Cùng tìm hiểu nhé.

      ảnh chủ đề

      Nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của Truyện Kiều hay nhất

      "Truyện Kiều" được biết đến là một tác phẩm rất nổi tiếng của Nguyễn Du, tác phẩm nói lên số phận vô cùng éo le, bất hạnh, hồng nhan bạc phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của Truyện Kiều. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

      Xem thêm

      Tags:

      Truyện Kiều


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

      Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả những nhân vật phong phú, đa dạng, có tính cách sâu sắc và tinh tế. Các nhân vật trong truyện được miêu tả rất chi tiết, từ ngoại hình đến tâm lý. Điều này giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và hiểu sâu hơn về nhân vật, tạo ra sự kết nối giữa người đọc và câu chuyện.

      ảnh chủ đề

      Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều siêu hay

      Thành công của Truyện Kiều không chỉ đến từ những giá trị nhân văn được gửi gắm trong tác phẩm mà còn bởi những biện pháp tu từ ẩn dụ được Nguyễn Du sử dụng. Hãy cùng chúng tôi phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều siêu hay.

      ảnh chủ đề

      Viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều hay nhất

      Truyện Kiều là một kiệt tác làm nên tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du, truyện Kiều là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam. Trong truyện Kiều khiến người đọc ấn tượng nhất là nhân vật chính của truyện- Thúy Kiều. Dưới đây là những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều chọn lọc siêu hay.

      ảnh chủ đề

      Đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi nhân tiết Thanh minh

      Cảnh Thúy Kiều cùng các chị em đi chơi ngày Lễ Thanh Minh là một trong những bức tranh đặc sắc nhất mà Nguyễn Du đã xây dựng trong tác phẩm Truyện Kiều. Dưới đây là bài viết Đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi nhân tiết Thanh Minh giúp các bạn có cái nhìn chi tiết về buổi tiết Thanh Minh, mời các bạn cùng tham khảo.

      ảnh chủ đề

      Nghị luận về câu: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều

      Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều là một quan điểm sai lầm của một số nhà Nho thủ cựu bênh vực lễ giáo phong kiến, phủ nhận Thúy Kiều và Truyện Kiều. Để hiểu rõ hơn về quan điểm này, mời các bạn tham khảo bài viết Nghị luận về câu: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều dưới đây.

      ảnh chủ đề

      Mở bài Truyện Kiều của Nguyễn Du chọn lọc hay nhất

      Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du. Đây là tác phẩm thường xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ văn 9. Để có thể làm tốt một đề văn nào đó, các em cần có cách viết mở bài hay và ấn tượng. Mời các em thao khảo bài viết dưới đây

      ảnh chủ đề

      Sức sống, sức lan tỏa của Truyện Kiều trong văn học dân tộc

      Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm lớn của văn học dân tộc Việt Nam. Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm và ghi vào lòng người dân Việt Nam nói chung và góp phần làm lan tỏa lòng yêu văn học của đất nước nói riêng.

      ảnh chủ đề

      Trình bày ý kiến quan niệm: Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều

      Bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu Trình bày ý kiến quan niệm: Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều. Mong rằng sẽ giúp cho các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu và kiến thức để ôn tập. Cùng tìm hiểu nhé.

      ảnh chủ đề

      Nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của Truyện Kiều hay nhất

      "Truyện Kiều" được biết đến là một tác phẩm rất nổi tiếng của Nguyễn Du, tác phẩm nói lên số phận vô cùng éo le, bất hạnh, hồng nhan bạc phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về nguồn gốc và hoàn cảnh sáng tác của Truyện Kiều. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ