Ra đời và tồn tại gần một thiên niên kỷ, triết học Hy Lạp cổ đại là toàn bộ những học thuyết đã phát triển trong xã hội chiếm hữu nô lệ cổ Hy Lạp từ thế kỷ VII – IV tr.CN và thời kỳ Hy Lạp hóa từ thế kỷ III – I tr.CN (từ thế kỷ I đến thế kỷ III là thời kỳ quá độ giữa cổ đại và trung cổ).
Mục lục bài viết
1. Điều kiện kinh tế – xã hội:
Quá trình hình thành xã hội có giai cấp ở Hy Lạp cổ đại, kéo dài từ thế kỷ XI – VIII tr.CN. Kết quả của quá trình này là làm cho vai trò sở hữu tư nhân của giai cấp quý tộc ở Hy Lạp lớn hơn các nước Cận Đông, làm cho công xã tan rã nhanh, tạo tiền đề để hình thành các nhà nước • thị thành, làm xuất hiện sự đối lập giữa thành thị với nông thôn tạo nên hoạt động buôn bán, trao đổi sản phẩm sôi động trong lòng nhà nước • thị thành, giữa các công xã, trên quy mô cả nước. Kết quả ấy cho thấy quan hệ vật chất giữa các cá nhân mà địa vị xã hội được xác định bởi giá trị tài sản của họ đã thay thế quan hệ mang tính chất tự nhiên cùng huyết thống, gia tộc giữa người với người trước đây. Trong cơ cấu kinh tế – xã hội của nhà nước thị thành, lao động cưỡng bức nô lệ giữ vai trò chủ đạo, nên ta gọi hình thái xã hội Hy Lạp cổ đại là hình thái chiếm hữu nô lệ.
Đặc điểm của chế độ kinh tế, xã hội ở Hy Lạp cổ đại đã đem lại tính chất độc đáo cho một nền văn hóa hết sức phong phú. Nguyên nhân quyết định của sự hưng thịnh nền văn hóa này là phân công giữa lao động trí óc và chân tay. Tầng lớp trí thức ở Hy Lạp cổ đại không còn bị ràng buộc với sự hoạt động phụng sự tôn giáo. Họ xuất thân từ tầng lớp thị dân khá giả, thương gia, chính khách.
2. Sự phân rã của thần thoại và sự xuất hiện triết học:
Thần thoại (tiếng Hy Lạp là Mythologia) là sự phản ánh thực tại một cách hoang đường trong ý thức nguyên thuỷ. Người Hy Lạp cổ đã dùng thần thoại để giải thích những hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.
Những hiện tượng ấy phản ánh vào ý thức tạo thành hình thức lịch sử đầu tiên của thế giới quan, trong đó, tư tưởng và tình cảm, tri thức và nghệ thuật, tinh thần và vật chất, khách quan và chủ quan, hiện thực và suy tưởng, tự nhiên và siêu nhiên chưa được phân đôi. Cùng với sự phát triển của xã hội, thần thoại cũng trải qua những bước phát triển nhất định biểu hiện mức độ trưởng thành của ý thức. Đỉnh cao của sự phát triển ấy chính là sự thay thế hình thức thế giới quan thần thoại bằng thế giới quan mới. Quá trình phát triển ấy ở Hy Lạp bắt đầu từ thời đại Hôme với hai tác phẩm nổi tiếng là Iliat và Ôđixê. Trong các tác phẩm ấy, trước hết ta thấy tính cách các vị thần.
Ở đây thân và người không khác nhau về tính cách. Sau số phận của các vị thần là những thông điệp của cuộc sống, những bài ca về lòng yêu nước, tình cảm vợ chồng, cha mẹ, anh em. Các vị thần cũng mắc phải những thói hư tật xấu như con người: ghen tuông, hiềm khích, đố kỵ, lừa dối… Thứ hai, sự chắp nối các câu chuyện về sinh hoạt giữa người với người, có thể thấy được sự phác thảo sơ lược của Hôme và Hexiết về nguồn gốc thế giới. Nếu ở Hôme, các lực lượng lịch sử – tự nhiên còn ẩn trong vỏ bọc thiên nhiên, thì đến Hexiốt bức tranh sinh thành và biến hóa của vũ trụ đã mang dáng vẻ của một vũ trụ quan sơ khai, Hexist coi vũ trụ được sinh ra từ trạng thái hỗn mang, sau đó hình thành trái đất, trái đất vận động sinh thành các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Điều quan trọng của sự xuất hiện sau này của triết học chính là cái trạng thái hỗn mang ấy đã được mô tả như là cơ sở mang tính thực thể vì “mọi thứ ở đó cả đầu lẫn đuôi, cả cái khủng khiếp lẫn cái tăm tối đều nằm cạnh nhau, đều được sinh ra từ trái đất tối tăm, từ đáy biển sâu thẳm, từ bầu trời đầy sao”. Ở đây, trước mặt chúng ta hiện ra hình ảnh tính tất yếu tự nhiên.
Đương nhiên, sự xuất hiện triết học không phải là một quá trình nảy sinh từ thần thoại mà chỉ xuất hiện khi hoạt động của con người có thể dựa vào các khái niệm được hình thành trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm từ sản xuất, xã hội, đạo đức phong phú của người Hy Lạp cổ đại. Triết học tách khỏi thần thoại với quá trình hình thành khái niệm lâu dài từ thế kỷ VII tr.CN, Từ các hình tượng thần thoại, nhờ đặc trưng vốn có của triết học là duy lý hóa đã biến đổi thành các khái niệm. Đương nhiên quá trình duy lý hóa thế giới quan thần thoại là quá trình dựa vào tri thức khoa học mà Talet và sau đó là các nhà khoa học tự nhiên khác xây dựng nên. Tri thức toán học, thiên văn có vai trò to lớn trong quá trình duy lý hóa thế giới quan. Người đầu tiên nêu lên thuật ngữ triết học – thuật ngữ mà sau đó được nhiều nhà hiền triết Hy Lạp sử dụng chính là Pitago (khoảng 580 – 500 tr.CN). Sự xuất hiện thuật ngữ triết học “yêu mến sự thông thái” đã đánh dấu một dạng tri thức thuần tuý lý luận. Đối với các nhà triết học, thì công việc suy xét, suy tư trở thành công việc chủ yếu trong cuộc sống của họ. Các nhà tư tưởng Hy Lạp đã phát triển tư tưởng triết học hết sức phong phú. Chính từ các hình thức có mầm mống mà nẩy nở hầu hết các loại thế giới quan sau này.”
3. Sự kế thừa và phát triển văn hóa Cận Đông:
Lịch sử và lịch sử văn hóa của nó là một bộ phận không tách rời trong lịch sử các nước phương Đông, trước hết và các nước Cận Đông. Vì vậy, muốn nhận thức đúng về nguồn gốc, quá trình phát triển văn hóa vật chất, tinh thần của Hy Lạp thì phải tính đến những ảnh hưởng to lớn và sự giao lưu của văn hóa Hy Lạp với các nước phương Đông.
Vùng Cận Đông có nhiều nước. Các nước thuộc Lưỡng Hà và Ai Cập là phát triển hơn cả. Lưỡng Hà có ba quốc gia lớn là Sumer, Atxiria, Babylon. Trong cuốn Lịch sử của nhà sử học Hy Lạp Hêrôđốt đã mô tả Babylon như
một thành phố vượt xa các thành phố khác trên thế giới về sự giàu có và tráng lệ. Người Balylon sống bằng buôn bán. Họ đã vượt qua vịnh Ba Tư chuyên chở hàng hóa từ Ấn Độ về buôn bán với Tiểu Á, Ba Tư, Kiri. Các nhà thông thái và thầy tế ở Babylon hiểu biết nhiều về thiên văn, lập được bản đồ sao, biết dự đoán nguyệt thực và nhật thực. Như vậy, nền văn minh Lưỡng Hà đã tạo nên những giá trị văn hóa như làm xuất hiện trường học đầu tiên trong lịch sử, ra đời cuốn lịch sử và xuất hiện chữ viết đầu tiên của nhân loại. Nhiều môn khoa học cụ thể ra đời như thiên văn học, đại số, y học. Các truyền thuyết về sự hồi sinh từ cõi chết, các bản tình ca, các câu chuyện ngụ ngôn đầu tiên đều xuất hiện ở đây. Hệ thống pháp chế đầu tiên cũng được soạn thảo từ Lưỡng Hà. Tóm lại, nơi đây bắt đầu cuộc sống tinh thần đầu tiên của nhân loại nói chung, phương Tây nói riêng. Ai Cập cổ đại, Vương quốc của các Pharaôn thần thánh, với ba thiên niên kỷ tồn tại đã hình thành một nền văn hóa đặc sắc và hoành tráng phát minh chữ tượng hình, lập niên lịch, khởi đầu việc xác định niên đại đều đặn, những thành tựu to lớn, trong toán học và y học, những Kim Tự Tháp hùng vĩ, nền điêu khắc cách điệu hóa và hoa văn Ai Cập kỳ thú trên các tường thành, vật dụng, đồ gỗ và dụng cụ gia đình. Đó là đóng góp của người cổ đại vào nền văn hóa thế giới nói chung, văn hóa phương Tây nói riêng.
Vào các thế kỷ VIII – VII tr.CN, thông qua hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước Cận Đông nhất là với Babylon, Ai Cập, người Hy Lạp đã có dịp tiếp xúc, học hỏi và hòa hợp với nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập. Nội dung tiến bộ của nền văn hóa cổ đại các nước Cận Đông không mất khỏi kho báu tinh thần của nhân loại mà được nền văn hóa Hy Lạp kế thừa phát triển.
Các điều kiện trên quy định nội dung, tính chất của triết học Hy Lạp cổ đại. Nét đặc thù của triết học Hy Lạp cổ đại là có khuynh hướng nghiêng về thảo luận bản thể, bản tính thế giới, thể hiện chủ nghĩa lý tính, hướng về khoa học ngoại tại, khách quan. Vì vậy, triết học Hy Lạp cổ đại đã chứa đựng mầm mống của tất cả thế giới quan duy vật.
4. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại:
Sự phát triển nội tại của triết học Hy Lạp cổ đại chia làm ba thời kỳ sau:
– Triết học thời kỳ sơ khai thuộc giai đoạn cổ xưa của văn hóa Hy Lạp từ thế kỷ VII – VI tr.CN. Đây là thời kỳ thần thoại Hy Lạp bắt đầu phân rã, triết học thay thế thần thoại, mong muốn tìm tòi giải đáp nghiêm túc, hợp lý cho hai vấn đề chung nhất là tồn tại và nhận thức, Các tri thức khoa học hình thành ở thời kỳ này là cơ sở của quá | trình duy lý hóa các hình tượng thần thoại đa nghĩa, mở hồ, không tái hiện để hình thành các khái niệm. Giai đoạn ban đầu này bắt đầu từ cuối thế kỷ VII tr.CN. Phần lớn các triết gia thời kỳ này tập trung trong các trường phái lớn là Milê, Pitago, Ephezơ và Êlê. Trường phái Milễ có Talét (624 – 547 tr.CN), Anaximandro (610 – 546 tr.CN), Anaximen (585 – 525 tr.CN). Trường phái Pitago: người sáng lập là Pitago (580 – 500 tr.CN). Trường phái ÊphezỞ có đại biểu là Heraclít (520 – 460 tr.CN). Trường phái Êlê có đại biểu là Xênôphan (570 – 479 tr.CN), Pacmenit (540 – 470 tr.CN), Denon (490 – 430 tr.CN).
– Triết học thời cực thịnh thuộc giai đoạn cổ điển của văn hóa Hy Lạp là từ thế kỷ V – IV tr.CN. Các đại biểu tiêu biểu của thời kỳ này là Anaxago (500 – 428 tr.CN), Empêđôclơ (490 – 430 tr.CN), Đêmôcrit (460 – 370 tr.CN), Xôcrát (469 – 399 tr.CN), Platôn (472 – 347 tr.CN), Arixtot (384 – 322 tr.CN). Triết học thời kỳ cực thịnh một mặt tiếp tục truyền thống thời sơ khai bàn đến bản nguyên, bản tính thế giới, một điểm mới có tính cách mạng ở giai đoạn này là đi sâu bàn đến vấn đề con người, quan hệ giữa con người với tồn tại và thần linh.
– Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa thuộc giai đoạn Hela của văn hóa Hy Lạp từ thế kỷ IV. tr.CN. Khuynh hướng triết học đáng kể nhất trong giai đoạn này là trường phái triết học Êpiquya (341 – 270 tr.CN). Các triết gia thuộc trường phái Êpiquya đi sâu vào nhận thức luận, đạo đức và những tư tưởng này là cơ sở cho sự hình thành phát triển chủ nghĩa cá nhân.