Bài viết dưới đây là các mẫu bài phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm hay nhất. Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để ôn tập. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh gia đình của Thơm (cha, mẹ, em trai, chồng).
– Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, cô đứng ngoài cuộc, mặc dù cha và em trai cô là những người tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa.
– Thơm vẫn chưa hẳn mất đi bản chất lương thiện, trung thực và lòng tự trọng
1.2. Thân bài:
– Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai cô đều hy sinh. Thơm rất hối hận và càng đau lòng hơn khi biết Ngọc là tay sai cho quân đội Pháp chống lại lực lượng khởi nghĩa.
– Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm qua hai lớp kịch:
+ Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em trai cô hy sinh, mẹ cô bỏ đi lang thang, Thơm chỉ còn Ngọc là người thân duy nhất, nhưng anh ta đã thể hiện rõ bộ mặt phản bội.
+ Sự day dứt và hối hận của Thơm: Hình ảnh người cha lúc hy sinh, lời trăn trối, khẩu súng trao cho Thơm; sự hy sinh của em trai; hoàn cảnh đau lòng của mẹ, tất cả những hình ảnh đó luôn day dứt trong tâm trí của Thơm.
+ Sự băn khoăn và nghi ngờ đối với Ngọc tăng lên.
+ Tình huống bất ngờ (Thái và Cửu chạy vào nhà Thơm) khiến Thơm phải lựa chọn cách xử lý. Thơm đã hành động nhanh nhẹn, sáng suốt, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ hai chiến sĩ cách mạng.
– Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc biệt, tác giả đã làm sáng tỏ đời sống nội tâm và thay đổi trong tâm trạng, hành động của nhân vật.
1.3. Kết bài:
– Thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm, đó cũng chính là khả năng thức tỉnh quần chúng của Cách mạng.
– Khẳng định nhân dân Việt Nam luôn đứng về phía chính nghi, yêu chuộng hòa bình, tự lực tự cường và độc lập dân tộc.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm hay nhất:
Thơm là vợ của Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị trong chính quyền thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều, thích mua sắm, ăn diện.
Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa mặc dù cha và em trai là những người tham gia tích cực. Nhưng Thơm lại rơi vào hoàn cảnh cha và em trai hy sinh trong cuộc khởi nghĩa, mẹ bỏ đi, người thân duy nhất là Ngọc nhưng đã dần lộ bộ mặt thật là một kẻ phản bội. Thơm luôn sống trong cảm giác tuyệt vọng mỗi khi nhớ đến cha, nhớ đến lời cha khuyên, nên Thơm thường khuyên chồng đừng làm những điều như vậy nữa, nhưng Ngọc không nghe lời Thơm. Vì nỗi lo lắng đó, khi Cửu và Thái mới xuất hiện, Thơm đã hoảng hốt. Lúc này, không có sự đấu tranh giữa sự sống và cái chết, cũng không có lựa chọn phải giao nộp hai cán bộ này hay che giấu họ. Cô lo lắng vì không biết làm sao để bảo vệ họ an toàn. Cô đã nhanh chóng đưa họ vào buồng trong, lên tiếng để mọi người biết không được đi qua vườn sau. Bằng cách này, Ngọc không thể phát hiện. Vì vậy, khi Ngọc về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ hai chiến sĩ cách mạng. Đồng thời, lúc này Thơm đã nhận diện được bộ mặt phản bội và gian ác của chồng. Điều đó dẫn đến hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc đang dẫn quân Pháp vào rừng lùng bắt chiến sĩ cách mạng, cô đã nhanh chóng báo tin cho du kích phản ứng kịp thời.
Như vậy, ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn và bị địch đàn áp dữ dội, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, ngay cả những người ở vị trí trung gian như Thơm, để cùng nhau hợp sức chống lại quân địch.
3. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm chọn lọc:
Trong vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng, tác giả đã khéo léo phản ánh và lý giải con đường cách mạng tự nhiên và tất yếu của người dân Việt Nam chân chính. Qua nhân vật Thơm trong vở kịch, độc giả thấy được những diễn biến rõ nét trong tâm trí một bộ phận nhân dân ta thời kỳ này. Khi cha mất, Thơm dần nhận ra sự phản bội của Ngọc. Cô vô cùng buồn bã và hối hận. Khi Thái và Cửu bị địch ra lệnh bắt, cô đã tìm cách cứu họ. Trong vở kịch này, sức hấp dẫn của nhân vật Thơm không phải là cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, cũng không nằm ở sự cân nhắc nên che giấu hay khai báo việc hai chiến sĩ cách mạng đang ở trong nhà mình. Thơm có sự hoảng hốt khi thấy Cửu và Thái, nhưng đó là do bị bất ngờ. Sau khi lấy lại bình tĩnh, Thơm quyết định bảo vệ hai người cán bộ. Cô không ngại lao vào nguy hiểm khi dám che giấu cán bộ cách mạng mà trong lòng cô chỉ lo lắng vì không biết phải làm sao để giữ an toàn cho họ. Tình thế nguy hiểm đã làm nổi bật hành động cao cả của một quần chúng yêu nước. Cô nhanh chóng đẩy họ vào trong buồng. Bằng cách đó đã giúp Ngọc không hề nghi ngờ. Ở lớp III, bản chất khắc nghiệt và trớ trêu của tình huống đã đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm. Một bên là Thơm, người đã cả gan chống lại chồng, giúp đỡ và che giấu cán bộ cách mạng ngay trong chính ngôi nhà của mình. Một bên là Ngọc, người đang lùng bắt cán bộ để lập công với quân giặc. Ngọc hoàn toàn không biết những người cán bộ mà hắn đang lên kế hoạch bắt giữ đang ở ngay trong ngôi nhà của mình.
Hoàn cảnh trớ trêu đó đã khiến cho vợ kịch căng thêm kịch tính. Khi Ngọc cố gắng ở lại bên vợ thì Thơm lại càng sốt ruột. Diễn biến tâm lý của nhân vật Thơm khá phức tạp, mỗi giai đoạn lại khiến chúng ta thấy sự khác nhau. Ban đầu, Thơm giả vờ ngọt ngào với chồng, thậm chí còn tỏ ra hối hận vì những lời không hay mà cô đã nói với chồng trước đó, mục đích của Ngọc không hề nghi ngờ điều gì. Khi biết đường ra vườn vô tình bị chặn (do đồng bọn của Ngọc chờ sẵn bên ngoài), Thơm cố lên tiếng để cán bộ biết và cảnh giác, không ra ngoài theo lối ấy. Sau đó, Thơm tìm mọi cách để chồng đi nhanh chóng, nhằm đưa hai cán bộ thoát thân. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với trạng thái ban đầu của Thơm, luôn cố giữ chồng ở nhà. Bởi trong tình huống này, nếu giữ chồng lại như ban đầu, biết đâu chồng cô ở lại thật, như thế sẽ gây nguy hiểm cho hai người cán bộ. Do đó, một mặt Thơm phải ăn nói khéo léo dựa trên lời của chồng khiến Ngọc không nghi ngờ gì, một mặt Thơm tìm cách để chồng đi căng sớm càng tốt.
Niềm tin và quyết định bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng đã giúp nhân vật Thơm trở nên nhanh chóng và chính xác trong lời nói cũng như hành động. Nhờ có Thơm, đã giúp hai người cán bộ thoát khỏi nguy hiểm, đồng thời còn giúp họ có niềm tin vào sức mạnh và tinh thần của quần chúng. Như vậy, thông qua nhân vật Thơm, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện tài năng xây dựng kịch bản, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm tư nhân vật. Từ đó, giúp từng nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Có thể nói, con đường đi đến cách mạng của Thơm đại diện cho một bộ phận lớn nhân dân thời kỳ đó: đi từ nỗi đau cá nhân đến sự căm ghét bọn phản bội, bọn xâm lược; nhận ra bản chất tốt đẹp của cách mạng và quyết định ủng hộ, đi theo cách mạng. Thông qua nhân vật Thơm, Nguyễn Huy Tưởng đã bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình đối với nhân dân: Nhân dân là cái nôi nuôi dưỡng và bảo vệ cách mạng.