Truyện ngắn “Làng” là một tác phẩm ấn tượng của nhà văn Kim Lân. Bài viết dưới đây là một số mẫu Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai chọn lọc siêu hay. Các bạn cùng tham khảo để có thêm nhiều kiến thức và tài liệu ôn tập nhé:
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai chọn lọc siêu hay:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu chung về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng
Khái quát diễn biến tâm trạng của ông Hai.
1.2. Thân bài:
* Tình yêu làng của ông Hai:
– Trong ông Hai luôn có một niềm tự hào và kiêu hãnh đặc biệt với ngôi làng của mình
– Dù đã rời xa làng, ông vẫn luôn nhớ về làng và những buổi làm việc cùng anh em, luôn lo lắng và nghĩ cho làng của mình.
* Tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ Dầu đi theo giặc:
Ông không tin đó là sự thật, lúc này ông cảm thấy cổ họng như nghẹn lại, giọng lạc hẳn đi
Ông quá xấu hổ nên đã đánh trống lảng và chép miệng bỏ đi
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, trằn trọc không tài nào ngủ được.
Ông nhìn những đứa trẻ thơ ngây, ông nghĩ về làng mình mang tiếng Việt gian, bán nước, ông khóc.
Ông không tin đó là sự thật, lo sợ mọi người sẽ khinh bỉ và đuổi ông vì ông là người của làng chợ Dầu
1.3. Kết bài:
Khẳng định một lần nữa tấm lòng yêu nước yêu làng của ông Hai.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai chọn lọc siêu ý nghĩa:
Kim Lân là nhà văn viết về nông thôn Việt Nam. Nói như vậy hoàn toàn đúng bởi vì những tác phẩm của ông khi viết về những người nông dân hay nông thôn Việt Nam rất hay và chân thực. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn Làng. Đây là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài nông dân và nông thôn, câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai, một người nông dân nghèo nhưng có lòng yêu nước tha thiết.
Khi biết được tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai vô cùng đau khổ và xấu hổ. Ngòi bút của nhà văn đã miêu tả rất cụ thể và chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin dữ. Lúc đầu, nghe thấy tin dữ từ một người đàn bà tản cư vọng lại, ông Hai bàng hoàng không tin đó là sự thật. Từ lúc đó, tâm trạng của ông Hai bị ám ảnh, dày vò bởi cảm giác mình là kẻ phản bội. Nghe thấy tiếng ồn ào của người dân đang chửi bọn Việt gian, ông chỉ biết cúi đầu và bỏ đi.
Mấy ngày sau, ông Hai không đi đâu cả, chỉ quanh quẩn trong nhà, lắng nghe tình hình bên ngoài. Ông sống trong trạng thái sợ hãi, tủi hổ và nhục nhã. Mỗi khi nghe đến hai chữ Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại sợ hãi và “lủi ra một góc nhà nín thít”.
Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào tình huống hết sức căng thẳng, khi ông nghe được tin mụ chủ nhà không chứa chấp những người dân làng chợ Dầu nữa mà sẽ đuổi đi hết. Ông cảm thấy tất cả sự tủi nhục và sợ hãi vì không còn đường sống. Bị đẩy đến đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, những giằng xé bên trong ông được đưa lên đến đỉnh điểm. Ông nghĩ đến việc trở về làng nhưng hiểu rõ rằng như vậy là phản bội cách mạng, phản bội Bác Hồ. Rồi ông quyết định dứt khoát, tuy yêu làng thật nhưng làng phản bội đất nước thì ông cũng sẽ thù làng. Có thể thấy ở ông Hai có một tình yêu đất nước của ông rộng hơn, bao trùm cả tình cảm của ông đối với làng. Nhưng ông vẫn không thể hoàn toàn chấm dứt tình cảm của mình đối với làng. Vì vậy, ông càng đau đớn và xấu hổ hơn.
Trong sự bế tắc đó ông không biết phải làm sao ngoài việc tâm sự lòng mình với đứa con út. Qua những lời tâm sự với các con, chúng ta thấy một tình cảm sâu sắc và lâu dài của ông đối với làng chợ Dầu, một tấm lòng trung thành với kháng chiến, với cách mạng của ông Hai. Tình cảm đó thật nặng nề và thiêng liêng.
Thật may, khi ông biết được tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai vô cùng vui mừng. Khuôn mặt buồn rầu của ông suốt mấy ngày nay lại tràn ngập niềm vui, rạng rỡ. Ông thậm chí còn thay đổi thái độ với con cái: Ông chạy ra chợ mua bánh rán chia cho chúng. Sau đó, ông chạy đi báo tin cho mọi người biết tin giặc Tây đã đốt nhà ông. Ngôi nhà bị đốt nhưng ông không tiếc, vì đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình và làng ông với cuộc kháng chiến. Ở nhân vật ông Hai ta luôn thấy được tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước. Dù yêu làng, nhưng ông biết đặt lòng yêu nước lên trên tình cảm cá nhân. Có lẽ đây chính là vẻ đẹp của ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã trình bày rất cụ thể diễn biến tâm trạng của ông Hai từ giây phút ông biết tin làng chợ Dầu theo giặc cho đến khi ông biết được sự thật. Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai, ta thấy được tình yêu làng quê, đất nước nồng nàn gắn liền với tinh thần kháng chiến của ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu và đại diện cho người nông dân Việt Nam luôn yêu nước và hết mình vì đất nước trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
3. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai chọn lọc siêu hay:
Làng của Kim Lân là một câu chuyện kể về những người nông dân nhưng cốt truyện chính xoay quanh nhân vật ông Hai, một người nông dân cần cù, chất phác như bao người khác. Điều đáng nói nhất là ông già yêu làng của mình hơn bất kỳ ai, yêu làng bằng một tình cảm rất đặc biệt.
Ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình đến nỗi tình yêu đó khiến ông trở thành một người khoe khoang. Thế nhưng khi chiến tranh bùng bổ, ông phải đi tản cư, không còn được ở quê hương của mình nữa. Nhưng cũng chính trong khoảng thời gian này, ta thấy được diễn biến tâm trạng vô cùng phức tạp của ông Hai.
Bắt đầu từ tin tức làng Chợ Dầu theo giặc và trở thành Việt gian, những tin tức do người đi tản cư kể lại như tiếng sấm đánh ngang tai ông. Ông không tin đó là sự thật. Mặc dù ông cố tỏ ra bình tĩnh nhưng sâu bên trong ông là sự xấu hổ, đau xót xen lẫn hoài nghi. Từ giây phút đó cuộc sống ông đảo lộn, ông cảm thấy hình như chẳng ai muốn nhìn thấy sự xuất hiện của ông, ông lo sợ, tâm trạng ông trở nên hỗn độn vô cùng.
Ông đau đớn và xấu hổ vì ngôi làng mà ông tự hào trước đây đã phạm phải một hành động đáng xấu hổ và nhục nhã như vậy. Những suy nghĩ đen tối và đau khổ liên tục hiện hữu trong ông. Ngay trước đó, ông đã khao khát ngôi làng của mình, chỉ lo rằng mình sẽ không thể trở về đó, nhưng trong khoảnh khắc nỗi đau tột cùng, ông đã quyết định, dù có yêu làng nhưng nếu làng đã phản bội đất nước thì ông cũng sẽ thù làng. Cuộc trò chuyện chân thành của ông với đứa con út và những giọt nước mắt của ông cho chúng ta thấy rằng tình yêu và sự gắn bó của người nông dân già đối với ngôi làng của mình không thể tách rời khỏi tình yêu của ông đối với Tổ quốc, đó là lòng căm thù và quyết không đội trời chung với kẻ thù xâm lược.
Thật may cho ông Hai, khi tin đồn đó nghiêm trọng đến mức chủ tịch làng Chợ Dầu phải chạy lên tân nơi tản cư của dân làng mình để cải chính lại tin đồn sai sự thật. Nghe được sự thật, ai cũng mừng. Giây phút đó ông Hai như được hồi sinh lại, trẻ ra chục tuổi. Có lẽ, ông là người duy nhất trên đời khoe rằng làng mình đã cháy rụi, cả nhà mình đã cháy rụi, không còn gì sót lại. Nghe thì có vẻ lạ, nhưng có như thế mới chứng minh được tinh thần quyết chiến với giặc đến cùng, không đội trời chung với kẻ thù của làng Chợ Dầu, ngôi làng mà ông luôn tự hào.
Qua tác phẩm ta thấy được sự thống nhất của tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước, và đó cũng là sự mới lạ trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ đó chúng ta có thể thấy được lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của quân dân ta trong cuộc chiến chống quân Pháp gian khổ.