Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm mại dâm gồm khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan và chủ thể. Nó thể hiện tính chất đặc trưng và phản ánh đầy bản chất dùng để phân biệt với các tội phạm khác.
Tội phạm theo TSKH.GS. Lê Văn Cảm (Lê Cảm) định nghĩa tại giáo trình sau đại học Đại học Quốc gia Hà Nội – Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự “là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Pháp luật Hình sự, (hay còn gọi là “trái pháp luật hình sự” hoặc “bị pháp luật hình sự cấm”), do cá nhân (người) có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý). Cũng theo TSKH.GS. Lê Cảm, khái niệm này được thể hiện trên 3 bình diện: trên bình diện khách quan, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; trên bình diện pháp lý, tội phạm là hành vi do PLHS quy định (tính trái PLHS hay tính bị PLHS cấm); trên bình diện chủ quan, tội phạm là hành vi do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi. Trên cơ sở ba bình diện này, khái niệm tội phạm còn tương ứng với 5 đặc điểm là: thứ nhất, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; thứ hai, tội phạm là hành vi do PLHS quy định hành vi bị PLHS cấm hoặc tính trái PLHS); thứ ba, tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi; thứ tư, tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; thứ năm, tội phạm là hành vi do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm gồm khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan và chủ thể. Nó thể hiện tính chất đặc trưng và phản ánh đầy bản chất dùng để phân biệt với các tội phạm khác.
Mục lục bài viết
1. Khách thể của các tội mại dâm:
Khách thể của tội phạm được hiểu là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể bảo vệ của Luật Hình sự là những quan hệ xã hội được nhà nước xác định cần được bảo vệ bằng những quy phạm pháp luật hình sự. Đối với nhiều trường hợp, những mối quan hệ xã hội ảnh hưởng bởi thiệt hại hoặc bị đe doạ nhằm mục tiêu tạo ra thiệt hại một mức độ nhất định thì được xem là khách thể của tội phạm. Do đó, tội phạm được nhận diện bằng cách xem xét những thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ xã hội do Luật Hình sự bảo vệ. Tại Điều 8 BLHS hiện hành, ta có thể thấy khách thể của tội phạm là: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
2. Mặt khách quan của các tội mại dâm:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Ở đó, mặt khách quan của tội phạm thể hiện qua những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và những hành vi này gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ra hậu quả cho xã hội và hậu quả đó; các điều kiện bên ngoài khác của việc thực hiện hành vi phạm tội: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, ...
3. Chủ thể của các tội mại dâm:
Chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự , đạt độ tuổi nhất định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Những dấu hiệu pháp lý bắt buộc đối với chủ thể của tội phạm thể hiện qua yếu tố năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi của loại tội phạm đó. Điều này là sự phản ánh của chủ thể tội phạm trong tất cả cấu thành tội phạm. Hiện nay, Luật Hình sự hiện hành có quy định chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, bên cạnh đó họ đã được thực hiện hành vi phạm tội ở thời điểm nhất định và đồng thời họ có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. năng lực trách nhiệm hình sự được quy định là khả năng nhận thực và khả năng điều khiển hành vi của đối tượng, đây điều kiện nhất thiết để xác định được hành vi mang tính chất lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và định nghĩa là họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi họ có khả năng nhận thực, khả năng điều khiển hành vi của mình. Người có năng lực trách nhiệm hình sự được Luật Hình sự hiện hành quy định là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự .
4. Mặt chủ quan của các tội mại dâm:
Tội phạm được thống nhất giữa hai yếu tố then chốt là mặt khách quan và mặt chủ quan. Với ý nghĩa là một mặt trong thể thống nhất của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà nó luôn phải có sự gắn liền với mặt khách quan trong mọi mối quan hệ. Hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: mỗi, mục đích và động cơ. Lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Với ý nghĩa là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm, mục đích và động cơ phạm tội của đối tượng không có ý nghĩa quyết định tuyệt đối tới tính chất nguy hiểm xã hội của tội phạm đó đối với các mối quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ. Qua đó, điều này không phải là điều kiện tiên quyết để phân biệt tội phạm này với các loại tội phạm khác. Ở đây, mục đích và động cơ chỉ được phản ánh trong một số cấu thành cơ bản của tội phạm và nó là dấu hiệu bắt buộc, dùng để xác định tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm cụ thể.
5. Tội chứa mại dâm:
Tội chứa mại dâm được quy định tại Điều 327 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, là một trong các tội về mại dâm theo quy định của BLHS hiện hành xâm phạm vào ATCC, TTCC, ảnh hưởng xấu đến nếp sống văn hoá mới. Việc nghiên cứu bốn yếu tố cấu thành tội chứa mại dâm gồm: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan có ý nghĩa ảnh hưởng trong việc định tội danh và đưa quyết định hình phạt với tội này. Có nhiều quan điểm về loại tội danh này; với quan điểm thứ nhất, tội chứa mại dâm là các hành vi tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho hoạt động mại dâm được thực hiện; với quan điểm thứ hai lại cho rằng tôi chứa mại dâm là hành vi cho thuê cho mượn hay bố trí chỗ, gái mại dâm và tạo điều kiện cho người mua bán dâm hoạt động, hay quan điểm thứ ba lại cho rằng chứa mại dâm được hiểu là hành vi sử dụng, thuê hay cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm phương tiện để thực hiện việc mua, bán dâm. Từ đó rút ra:
“Tội chứa mại dâm là hành vi của người hoặc nhóm người tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho hoạt động mại dâm; do người hoặc nhóm người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện; xâm phạm tới trật tự an toàn công cộng.”
– Khách thể của tội chứa mại dâm
Khách thể của tội phạm chứa mại dâm là trật tự công cộng. Hành vi của tội chứa mại dâm khi được thực hiện thành công sẽ gây tác động tiêu cực đến các mối quan hệ do BLHS hiện hành bảo vệ, ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống, sức khoẻ của dân tộc; đồng thời nó gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng qua những ảnh hưởng về vật chất, tinh thần, đời sống của họ. Đây cũng là nguyên nhân chính làm phát sinh nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác như tội phạm ma tuý, cờ bạc, buôn bán người, ... hay đặc biệt là làm lây nhiễm nhiều bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS. Những quan hệ xã hội nêu trên được quy định trong Điều 254 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là khách thể của tội chứa mại dâm.
– Mặt khách quan của tội chứa mại dâm
Mặt khách quan của tội chứa mại dâm là những biểu hiện của tội chứa mại dâm ra thế giới khách quan bằng hành vi khách quan của tội phạm. Theo khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 có quy định hành vi mại dâm là:
“Là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm”
Và tại Nghị định 178/2004/NĐ–CP năm 2004 có quy định hành vi mại dâm là:
“Cho thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện để hoạt động mại dâm quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh phòng chống mại dâm là hành vi của tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản mà cho thuê, cho mượn để hoạt động mại dâm”
Mặt khách quan của tội phạm chứa mại dâm chỉ xảy ra khi người phạm tội thực hiện hành vi chứa mại dâm. Do vậy, tôi chứa mại dâm là tội có cấu thành hình thức. Điều này được thể hiện ở nhiều trường hợp như sử dụng địa điểm phương tiện thuộc quản lý định đoạt hoặc sử dụng của mình cho việc mua bán dâm, cho thuê địa điểm để gái mại dâm và khách mua dâm quan hệ tình dục, cho mượn địa điểm để gái mại dâm và khách mua dâm thực hiện hành vi mua bán dâm, thiết kế phòng địa điểm mại dâm và các điều kiện vật chất khác để phục vụ mại dâm, nhận gái bán dâm làm nhân viên hoặc người làm thuê với mục đích nhằm mua bán dâm dưới sự quản lý để che mắt cơ quan chức năng. Tóm lại trên thực tế, hành vi chứa mại dâm được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau với cách thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi nhằm trốn tránh sự truy lùng của cơ quan chức năng. Những hành vi này chỉ mang tính điển hình nhưng đã thể hiện mức độ nguy hiểm mà nó mang lại cho các mối quan hệ trong xã hội. Với mục đích vụ lợi là chính, những hành vi của tội chứa mại dâm do người phạm tội ở đây bất chấp pháp luật, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh, sức khoẻ và danh dự của người khác để nhằm thoả mãn nhu cầu, mục đích, tham vọng của mình. Hành vi này của họ đã xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự an toàn cộng, huỷ hoại đạo đức cá nhân và gia đình, ảnh hưởng xấu thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ngoài ra, hành vi phạm tội này cũng gián tiếp lây lan những căn bệnh qua đường tình dục ra ngoài xã hội như giang mai, lậu hay HIV/AIDS.
– Chủ thể của tội chứa mại dâm
Chủ thể của tội chứa mại dâm là người thực hiện hành vi phạm tội có đủ năng lực trách nhiệm hình sự , họ phải nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội và ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội được BLHS hiện hành bảo vệ, họ hoàn toàn có khả năng điều khiển hành vi của mình và họ có thể không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mặc dù đã nắm được điều này nhưng họ vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội dẫn đến và mong muốn hậu quả tội phạm xảy ra. Họ ở đây hoàn toàn tự nhận thức và tự điều khiển được hành vi nguy hiểm mà mình chuẩn bị thực hiện, nắm và hiểu rõ hậu quả trong tương lai.
Người thực hiện hành vi phạm tội chứa mại dâm phải có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS hiện hành. Tại Điều 12 BLHS hiện hành có quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 109, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 52, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Có thể thấy rõ, độ tuổi của chủ thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội chứa mại dâm phải đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi phạm tội. Đối với chủ thể dưới 16 tuổi mà thực hiện hành vi này thì sẽ không cấu thành hành vi phạm tội chứa mại dâm. Do vậy, bất cứ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự , đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên mà thực hiện hành vi chứa mại dâm thì phạm tội chứa mại dâm và chịu hình phạt theo quy định của Điều 327 BLHS hiện hành.
– Mặt chủ quan của tội chứa mại dâm
Tại Điều 327 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội chứa mại dâm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Ở đây, người phạm tội chứa mại dâm đương nhiên nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả như thế nào, có khả năng phát sinh các loại tội phạm khác ra sao và lợi ích sẽ nhận được khi thực hiện phạm tội. Họ đã hiểu và nắm rõ được hành vi mà mình đã thực hiện là nguy hiểm đến các mối quan hệ xã hội do BLHS hiện hành bảo vệ, hiểu được chế tái áp dụng đối với hành vi phạm tội nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn hậu quả được xảy ra. Do điều kiện này, có thể thấy họ đã có thái độ cố ý trực tiếp thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả phạm tội xảy ra vì mục đích của bản thân. Vậy nên dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp.
Động cơ và mục đích phạm tội của tội chứa mại dâm không phải dấu hiệu tiên quyết để xác định loại tội danh này trên thực tế. Trên thực tế, khi đưa ra quyết định hình phạt cần xác định động cơ và mục đích phạm tội chính của người phạm tội để đưa ra hình phạt hợp lý. Thẩm phán trực tiếp vụ án khi xử lý hồ sơ vụ án chứa mại dâm phải xét tới động cơ của người phạm tội. Động cơ thực hiện tội phạm của
– Khách thể của tội môi giới mại dâm
Cũng giống như tội chứa mại dâm nêu trên, khách thể của tội môi giới mại dâm là xâm phạm vào trật tự công cộng, làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, nền văn hoá XHCN. Tội môi giới mại dâm thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC; khách thể của tội môi giới mại dâm là trật tự công cộng. Từ xưa tới nay, vấn đề bảo vệ các mối quan hệ xã hội đặc biệt là trật tự công cộng luôn được nhà nước chú trọng, đi kèm với việc hoàn thiện bộ máy tổ chức và quản lý trên thực tế. Vấn đề xây dựng và quản lý trật tự công cộng là một phần của quá trình xây dựng và quản lý trật tự xã hội mới – XHCN. Ở đó, các quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội là những giá trị tốt đẹp cần phải duy trì, giữ vững và phát triển qua đó đảm bảo cho một trật tự xã hội luôn ổn định và tạo đà cho sự phát triển toàn diện của đất nước trên mọi lĩnh vực hiện nay. Hành vi môi giới mại dâm xâm phạm đến các mối quan hệ do BLHS hiện hành bảo vệ, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục đã có và các giá trị đạo đức của xã hội hiện nay. Đồng thời, nó còn tác động tiêu cực đến lối sống, nhân cách, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, tội phạm này gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người thông qua việc lan truyền những căn bệnh qua đường tình dục như đặc biệt là HIV/AIDS, ảnh hưởng xấu tới tương lai của đất nước. Những yếu tố này đã và đang cản trở công cuộc đấu tranh các tệ nạn xã hội của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên thực tế, từ đó để lọt những điều kiện để tệ nạn mại dâm và các tệ nạn xã hội khác phát triển.
– Mặt khách quan của tội môi giới mại dâm
Mặt khách quan của tội môi giới mại dâm là những biểu hiện của tội môi giới mại dâm ra thế giới khách quan. Việc xác định mặt khách quan của tội này qua dấu hiệu quan trọng nhất là hành vi khách quan của tội phạm. Hành vi môi giới mại dâm được thực hiện rất đa dạng, trực tiếp hoặc thông qua trung gian để dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, ngoài ra còn trực tiếp hoặc thông qua trung gian để dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, bọn tội phạm còn sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như nhắn tin qua điện thoại, quảng cáo qua các diễn đàn hay trang web đen. Người có hành vi môi giới mại dâm cũng có thể đồng thời đứng ra tổ chức chứa chấp mại dâm, nhưng cũng có thể chỉ làm công việc môi giới dẫn dắt cho người mua bán dâm gặp gỡ nhau để thoả thuận hoạt động mua bán. Do vậy, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xét TNHS theo nguyên tắc phạm nhiều tội của họ.
Hành vi khách quan của tội môi giới mại dâm thường được biểu hiện dước các hình thức khách quan khác nhau, cụ thể là: thứ nhất, người phạm tội có hành vi dụ dỗ là dùng lời hứa với quyền lợi để thúc đẩy người khác làm theo ý mình, có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau nhưng nếu không có hành vi dụ dỗ thì người khác không có hành vi mua bán dâm và hành vi này có thể tiến hành với người mua dâm hoặc người bán dâm; thứ hai, người phạm tội có hành vi dẫn dắt người bán dâm hoặc người mua dâm đến địa điểm nào đó thể việc mua bán dâm được thực hiện, hành vi dẫn dắt được thể hiện qua việc đưa đường dẫn lối sao cho đối tượng mua bán dâm gặp nhau và người phạm tội trở thành kẻ liên lạc hay người trung gian giữa người mua dâm và người bán dâm, người phạm tội là trung gian có thể biết nhưng không nhất thiết phải biết cụ thể người bán dâm cho người nào hoặc người mua dâm với ai, thứ ba, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi môi giới mại dâm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả của nó, hậu quả xảy ra đây là tổ chức cho người mua dâm và người bán dâm gặp nhau để thực hiện mua bán dâm, hành vi này là mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán dâm và tạo điều kiện cho người phạm tội thu được lợi nhuận cao.
– Chủ thể của tội môi giới mại dâm
Cũng như tội chứa mại dâm, chủ thể của tội môi giới mại dâm được thực hiện bởi người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định. Tại Điều 12 BLHS hiện hành có quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Có thể thấy rõ, độ tuổi của chủ thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội môi giới mại dâm phải đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi phạm tội. Đối với chủ thể dưới 16 tuổi mà thực hiện hành vi này thì sẽ không cấu thành hành vi phạm tội môi giới mại dâm. Từ đó, người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự , đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên mà thực hiện hành vi môi giới mại dâm thì sẽ phạm tội và chịu hình phạt theo quy định của Điều 328 BLHS hiện hành.
– Mặt chủ quan của tội môi giới mại dâm
Tại Điều 328 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định tội môi giới mại dâm được thực hiện với lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là dụ dỗ dẫn dắt người mua bán dâm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật nghiêm cấm và ảnh hưởng tới đạo đức, thuần phong mỹ tục, trật tự an toàn xã hội nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Cấu thành của tội môi giới mại dâm là cấu thành tội phạm hình thức, ở đó dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu nhận biết bắt buộc trong cấu thành cơ bản của loại tội phạm này. Hành vi mong muốn cho tội phạm xảy ra và thực hiện cố tình tội phạm tuy đã thấy trước hậu quả ảnh hưởng cho xã hội của người phạm tội được xem là lỗi cố ý trực tiếp.
Về mục đích, động cơ phạm tội, đối với tội môi giới mại dâm không phải là dấu hiệu định tội bắt buộc, do đó khi định tội danh thì không nhất thiết phải xét đến những dấu hiệu này. Khi quyết định hình phạt, việc xác định tới mục đích và động cơ phạm tội của bị cáo cũng nên được xem xét để tuyên án phù hợp. Ở đây, chủ yếu động cơ và mục đích phạm tội của tội phạm môi giới mại dâm thường không quyết định tới tính chất nguy hiểm của tội phạm, động cơ ở đây chủ yếu là do động lực kinh tế, xuất phát từ việc người phạm tội muốn làm giàu nhanh chóng từ việc thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội của mình mà không phải từ việc lao động chân chính cho xã hội. Động cơ và mục đích phạm tội thường đi liền với nhau, mục đích phạm tội là dấu mốc trong ý thức phạm tội mà người có hành vi phạm tội đề ra để tiến hành và đạt được nó. Mục đích phạm tội chỉ có trong những trường hợp phạm tội cố ý trực tiếp. Ngoài ra, nếu chỉ cho rằng mục đích của tội môi giới mại dâm hoàn toàn là kiếm lời cho bản thân thì vẫn chưa đủ, ngoài mục đích này còn nhiều mục đích khác như mua chuộc người chức quyền, làm vui lòng người khác, trao đổi, ... Tóm lại, bất kỳ người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự nào nếu có hành vi môi giới mại dâm thì đều coi là tội phạm của loại tội này. Kể từ khi có hành vi môi giới mại dâm thì đã là tội phạm hoàn thành, mục đích phạm tội về vụ lợi chỉ là mục đích chung nhất mà thường có trong mọi vụ án của loại tội phạm này, ta cần phải xét kĩ tới mục đích cụ thể để tránh việc bỏ lọt tội phạm hoặc tuyến sai hình phạt.
6. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi:
Tội mua dâm người dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 329 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, là một trong các tội về mại dâm theo quy định của BLHS hiện hành xâm phạm vào ATCC, TTCC, ảnh hưởng xấu đến nếp sống văn hoá mới. Bốn yếu tố cấu thành tội mua dâm người dưới 18 tuổi là chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt, vì vậy chúng ta cần phải làm rõ và tập trung nghiên cứu vào vấn đề này. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi sẽ được hiểu là:
“Tội mua dâm người dưới 18 tuổi là hành vi của người hoặc nhóm người nhằm thỏa thuận trả tiền hoặc vật chất khác cho người dưới 18 tuổi để thực hiện hành vi giao cấu với người đó; do người hoặc nhóm người đủ 18 tuổi trở lên cố ý thực hiện; xâm phạm tới trật tự an toàn công cộng, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người hoặc nhóm người phạm tội đã thỏa thuận với người dưới 18 tuổi và người dưới 18 tuổi đã nhận lời.”
– Khách thể của tội mua dâm người dưới 18 tuổi
Cũng giống như tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm đã nêu trên, khách thể của tội phạm mua dâm người dưới 18 tuổi là trật tự công cộng và sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của người chưa đủ 18 tuổi. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi thuộc nhóm tội xâm phạm ATCC, TTCC. Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi khi đã được thực hiện sẽ gây tác động tiêu cực đến trẻ em và người chưa thành niên, hậu quả là làm cho họ có mặc cảm ám ảnh tâm lý về tương lai, ảnh hưởng đến chính nếp sống của họ và các quan hệ xã hội họ đã đang và sẽ trải qua, nặng hơn là gây thiệt hại về nhân cách, vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình họ. Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, làm lây nhiễm nhiều bệnh xã hội nguy hiểm đặc biệt là lây truyền các căn bệnh qua đường tình dục, HIV/AIDS. Những quan hệ xã hội nêu trên được quy định trong
Điều 254 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 là khách thể của tội chứa mại dâm.
– Mặt khách quan của tội mua dâm người dưới 18 tuổi
Mặt khách quan của tội phạm mua dâm người dưới 18 tuổi chỉ xảy ra khi người phạm tội thực hiện hành vi mua dâm người chưa đủ 18 tuổi. Hành vi khách quan của tội mua dâm người dưới 18 tuổi là hành vi do người đã thành niên dùng tiền, lợi ích vật chất hoặc những lợi ích có giá trị khác để trao cho người bán dâm là người chưa đủ 18 tuổi nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Các dấu hiệu như thủ đoạn, phương pháp phạm tội, công cụ hay người giúp đỡ trong mặt khách quan của tội phạm mua dâm người dưới 18 tuổi cũng cần phải được chú ý khi đánh giá tính chất nguy hiểm của tội phạm này để quyết định hình phạt. Mặt khách quan của tội mua dâm người dưới 18 tuổi là những biểu hiện của tội phạm này ra thế giới khách quan. Hành vi khách quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng nhất của việc xác định mặt khách quan của tội này. Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi được thực hiện qua những việc như dùng tài sản, vật chất, lợi ích hoặc đồ vật có giá trị để trả cho người bán dâm là người chưa đủ 18 tuổi để thực hiện hành vi giao cấu. Về phương tiện phạm tội, tội mua dâm người dưới 18 tuổi theo quy định của Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm là tiền hoặc hiện vật. Tuy nhiên, phương tiện phạm tội của người mua dâm người dưới 18 tuổi được xác định là là tiền, tài sản, quyền tài sản, vật chất, lợi ích hoặc đồ vật có giá trị để trả cho người bán dâm là người dưới 18 tuổi nhằm được người bán dâm chấp nhận cho việc thực hiện hành vi giao cấu. Do vậy, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xét trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc phạm nhiều tội của họ. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội sẽ thực hiện tội phạm của mình bằng rất nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt với mục tiêu thành công đạt được tội phạm và nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Tội phạm mua dâm người dưới 18 tuổi được thực hiện khi người mua dâm thực hiện hoàn thành hành vi giao cấu với người dưới 18 tuổi và hứa hẹn hoặc đã trả cho họ lợi ích.
– Chủ thể của tội mua dâm người dưới 18 tuổi
Cũng như tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm đã nêu ở trên, người thực hiện hành vi phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự , họ phải nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hiện hành cấm thực hiện và họ hoàn toàn có khả năng điều khiển hành vi của mình để không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội này nữa nhưng bản thân họ vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả tội phạm xảy ra. Ở đây, người thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn tự chủ và có nhận thức rõ về hành vi nguy hiểm mà mình thực hiện, hiểu rõ và mong muốn và đảm bảo hậu quả xảy ra nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.
Người thực hiện hành vi phạm tội chứa mại dâm phải là người có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành. Tại Điều 12 BLHS hiện hành có quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 255, 255, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.” [26; tr. 5-6]
Có thể thấy rõ, độ tuổi của chủ thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội mua dâm người dưới 18 tuổi phải đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi phạm tội. Đối với chủ thể dưới 16 tuổi mà thực hiện hành vi này thì sẽ không cấu thành hành vi phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi. Do vậy, bất cứ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự , đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên mà thực hiện hành vi chứa mại dâm thì phạm tội chứa mại dâm và chịu hình phạt theo quy định của Điều 327 BLHS hiện hành.
– Mặt chủ quan của tội mua dâm người dưới 18 tuổi Tại Điều 329 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội mua dâm người phạm tội sẽ quyết định tới tính chất nguy hiểm của tội phạm, xuất phát từ việc người phạm tội chủ yếu muốn trục lợi từ mại dâm, lợi dụng hành vi mua bán dâm để kiếm lời bất chính về cho bản thân. Thực tiễn xét xử cho thấy, đối với những tội phạm chứa mại dâm, hầu hết động cơ phạm tội đều là do lợi ích kinh tế | bất chính thúc đẩy, ngoài ra mục đích khác là nhằm mua chuộc người khác, làm vui lòng người khác hoặc chỉ là quan sát nhìn ngắm. Mục đích phạm tội luôn đi liền với động cơ phạm tội và là kết quả mong muốn của động cơ phạm tội hay đúng ra là mục đích phạm tội là mục tiêu của người phạm tội, họ đặt ra nó và thực hiện mọi hành động để có thể hoàn thành nó, do vậy mà thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, có thể thấy mục đích phạm tội ở đây thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Khi xét cấu thành tội phạm chứa mại dâm, ngoài mục đích vụ lợi của tội phạm này thì cần phải xét các mục đích khác để tránh việc bỏ lọt tội phạm. Tóm lại, với bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự nếu có hành vi chứa mại dâm thì được coi là tội phạm và tội phạm đã được hoàn thành khi và chỉ khi người phạm tội thực hiện hoàn thành hành vi chứa mại dâm. Ở đó, mục đích vụ lợi chỉ là dấu hiệu chính trong các vụ án chứ không phải là mục đích duy nhất và các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét và chú ý.
Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Ở đó, chủ thể của tội mua dâm người dưới 18 tuổi đã có ý thức lựa chọn sự xử sự gây thiệt hại cho xã hội và gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý, sự phát triển cơ thể của người dưới 18 tuổi trong khi có đủ điều kiện để không thực hiện hành vi đó. Người mua dâm người dưới 18 tuổi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng xấu cho bản thân người bán dâm là người dưới 18 tuổi, bị luật hình sự cấm, nhận thức rõ tính chất xâm phạm trực tiếp đến trật tự công cộng và tính nghiêm trọng của vấn đề nhưng vẫn tìm mọi cách thực hiện tội phạm của mình và mong muốn hậu quả phạm tội xảy ra. Do vậy, xét đây là lỗi cố ý. Ngoài ra, tội này được xây dựng dưới dạng cấu thành tội phạm hình thức, dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc bên trong cấu thành cơ bản của tội phạm này. Do vậy, việc chủ thể thực hiện hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn quyết định thực hiện hành vi đó đã có thể khẳng định thái độ mong muốn hậu quả xảy ra của chủ thể và xét đây là lỗi cố ý trực tiếp.
b) Tội môi giới mại dâm
Tội chứa mại dâm được quy định tại Điều 328 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, là một trong các tội về mại dâm theo quy định của BLHS hiện hành xâm phạm vào ATCC, TTCC, ảnh hưởng xấu đến nếp sống văn hoá mới. Cũng giống như tội chứa mại dâm, việc nghiên cứu bốn yếu tố cấu thành: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh tội môi giới mại dâm và nó quyết định hình phạt. Từ đó rút ra khái niệm tội môi giới mại dâm là:
“Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người hoặc nhóm người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm; do người hoặc nhóm người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện; xâm phạm tới trật tự an toàn công cộng.”