Đoạn trích "Rừng cháy" kể về cuộc sống của hai cha con cậu bé An trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Trong đó, nhân vật người tía nuôi của cậu bé An với tấm lòng yêu thương con cao cả, vô bờ bến đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An hay nhất:
- 2 2. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An có chọn lọc:
- 3 3. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An ngắn gọn:
- 4 4. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An chi tiết:
- 5 5. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An ấn tượng nhất:
1. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An hay nhất:
Đoạn trích “Rừng cháy” đã để lại trong lòng người đọc một hình ảnh người thuần nông Nam Bộ, qua đó góp phần giúp cho câu chuyện có những nét vô cùng đặc sắc, đó chính là nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An. Trong đoạn trích, nhân vật tía nuôi xuất hiện rất chân thật, giản dị, gần gũi giữa thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ và hoang sơ. Thân hình ông hiện lên mạnh mẽ, khỏe khắn, và tràn đầy tình thương, được thể hiện qua sự tinh tế trong việc chăm sóc đứa con của mình. Tính cách của người tía nuôi lại càng được thể hiện rõ nét hơn và vô cùng đáng quý. Truyện kể về hai cha con trong một lần đi vào rừng lấy mật, khi đang trên đường trở về nhà thì nghe tiếng động lớn, đó chính là tiếng động của ba chiếc máy bay địch đang thả một cái gì đó đen đen xuống mặt đất. Thấy vậy, người tía nuôi ngay lập tức nói với cậu bé An nằm xuống ngay để tránh bom nổ, chính điều này đã cho thấy ông là một người rất nhanh trí và nhạy bén. Không hổ danh ông là một người con núi rừng, nhạy bén và am hiểu về những tình huống đầy bất ngờ của cuộc sống cũng như trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đầy sự nguy hiểm đấy, tía nuôi cậu bé An đã hành động rất tỉ mỉ và đầy thận trọng, ông còn dặn An rằng “đừng ngóc đầu dậy nghe con”. Chữ “con” được nói ra chính người tía nuôi nghe thật ấm áp đầy sự quan tâm, lo lắng. Đây cũng chính là thứ tình cảm gia đình thiêng liêng, đầy sự yêu thương. Khi ông biết giặc đã đốt rừng, ông lại thể hiện bản năng sinh tồn của bản thân bảo An chạy trước thoát thân, bỏ hai thùng mật ở lại và động viên con chạy nhanh hết sức mình. Qua nhân vật tía nuôi người đọc có thể thấy một hình ảnh người cha nuôi tràn đầy tình yêu thương, đồng thời ông cũng là tấm gương đại diện cho sự dũng cảm vượt qua mọi nghịch cảnh, mọi gian nan, thử thách của cuộc đời mà người đọc không thể nào quên.
2. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An có chọn lọc:
Người tía nuôi của cậu bé An trong đoạn trích “Rừng cháy” đã để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc. Mặc dù ông không phải là cha ruột của bé An nhưng ông luôn dành một tình cảm thương yêu vô bờ bến dành cho cậu bé An. Người tía nuôi ấy vẫn luôn luôn che chở cho An trước những làn bom đạn của kẻ địch. Tác giả đã đặt ông vào một tình thế vô cùng nguy hiểm, qua đó làm nổi bật lên đức tính đáng quý đáng trân trọng của ông. Ngày hôm đó, hai cha con An vào rừng để lấy mật, khi ở dưới gốc cây tràm nghỉ ngơi buổi trưa thì bỗng nghe thấy âm thanh âm thanh lớn bởi những chiếc máy bay đang thả những quả bom đạn xuống mặt đất. Ngay lập tức, ông đã vô cùng nhanh trí bảo bé An nằm xuống tránh những những quả bom của kẻ thù và dặn đi dặn lại không được ngóc đầu lên. Hành động bảo vệ An của ông diễn ra vô cùng dứt khoát và nhanh chóng qua đó thấy rằng ông là người vô cùng nhạy bén, nhanh trí và đúng là người con của rừng núi. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương bất chấp của người tía nuôi dành cho bé An. Từng lời nói hành động của ông đều chứa chan biết bao nhiêu tình yêu thương dù không phải máu mủ ruột rà. Khi thấy An đang loay hoay hai thùng mật, ông vội quát An thật to chạy thoát thân. Tác giả đã xây dựng hình ảnh người tía nuôi vô cùng anh dũng, gan dạ và tràn đầy tình yêu thương đã được được thể hiện qua lời nói và hành động. Trong đoạn trích, tác giả cũng sử dụng những từ ngữ địa phương nhằm ngợi ca vẻ đẹp giản dị, chất phác của người dân miền Tây. Đồng thời tác giả cũng ca ngợi thứ tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng.
3. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An ngắn gọn:
Nhân vật tía nuôi của cậu bé An là một nhân vật khiến người đọc vô cùng ấn tượng trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Trong đoạn trích “Đi lấy mật” hình ảnh người tía nuôi hiện lên với thân hình khoẻ khoắn, mạnh mẽ cùng với đó là những chi tiết nhỏ thể hiện sự tinh tế, chăm sóc con. Và trong đoạn trích “Rừng cháy” tính cách người tía nuôi ấy lại càng được tác giả thể hiện rõ nét hơn. Tuyện kể về hành trình của hai cha con sau khi lấy mật xong và quay trở về nhà. Ngỡ rằng tưởng con đường trở về nhà sẽ vui vẻ nhưng bỗng nhiên có một tiếng động lớn khắp rừng, đó chính là tiếng chiếc máy bay địch đang thả bom đạn xuống mặt đất. Tía nuôi liền nói với bé An nằm xuống mau. Điều này cho thấy ông là một người có khả năng quan sát rất tốt, rất nhanh trí và nhạy bén trong mọi tình huống. Trong hoàn cảnh bấy giờ đầy sự hiểm nguy, tía nuôi hành động rất bình tĩnh và tỉ mỉ dặn An rằng “Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con!” khiến người đọc có thể cảm nhận được tình cảm sâu sắc của tía nuôi dành cho An. Tình cảm đó chính là tình cảm gia đình thiêng liêng đầy sự yêu thương. Khi biết giặc đốt rừng, tía nuôi đã bảo An bỏ hai thùng mật mía ở lại chạy thoát thân trước và động viên An “Cố lên. May ra còn kịp …” Đối với tía nuôi của An, tính mạng của con người luôn là quan trọng nhất và cần phải cố gắng nhanh chóng vượt qua được nghịch cảnh. Thông qua nhân vật tía nuôi của cậu bé An đã để lại trong lòng người đọc nhiều nghĩ suy về cuộc sống và con người.
4. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An chi tiết:
Trong đoạn trích “Rừng cháy” nhân vật tía nuôi của An đã để lại cho em rất nhiều cảm xúc trước tình cảm gia đình thiêng liêng đó là tình cảm cha con trong những năm kháng chiến của dân tộc ta. Nhân vật tía nuôi hiện lên với tình thương yêu vô bờ bến dành cho An. Mặc dù cậu bé An không phải con ruột của ông nhưng ông vẫn luôn che chở, bảo vệ An trước kẻ thù ở rừng. Tác giả Đoàn Giỏi đã đặt nhân vật tía nuôi vào tình thế đặc biệt nhằm làm nổi bật lên đặc điểm tính cách của nhân vật. Ngày hôm đó, núi rừng rộng lớn, uy nghi tráng lệ với ánh mặt trời óng ả, hai cha con lên rừng lấy mật đang nghỉ trưa bên dưới gốc cây tràm bỗng có tiếng động cơ to lớn đang chuyển động. Thấy cảnh máy bay của địch đang thả bom đạn xuống rừng, tía nuôi vội vàng gọi “An ơi! Nằm xuống.” và đẩy An nằm gí xuống đất “đừng ngóc đầu dậy nghe con!”. Hành động ấy của tía nuôi diễn ra rất nhanh chóng và dứt khoát nhằm bảo vệ con mình, qua đó cho thấy tình cảm ông dành cho An là tình yêu thương vô bờ bến. Mỗi lời nói của ông đối với người con không phải máu mủ ruột rà với mình đều chứa chan biết bao nhiêu tình thương yêu. Khi thấy An tiếc hai thùng mật mà hai cha con vất vả mới lấy được, ông quát An thật lớn chạy thoát thân trước đã. Người tía nuôi của An thật sự rất dũng cảm, vô cùng gan dạ và giàu tình yêu thương đã được tác giả Đoàn Giỏi xây dựng thông qua những lời nói và hành động. Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng những từ ngữ địa phương mang nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau nhằm khắc họa chân thật sự chất phác, hồn hậu của con người miền Tây. Qua tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu thương của người cha – tía nuôi của An đã giúp cho An vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân trước cái chết đang cận kề. Qua đó, nhà văn cũng bày tỏ thái độ trân trọng của mình và ca ngợi tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng.
5. Phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi của cậu bé An ấn tượng nhất:
Trong đoạn trích “Rừng cháy” nhân vật người tía nuôi là một người nông dân Nam Bộ đã góp phần tạo cho câu chuyện thêm có hồn. Con người nhỏ bé với sự chân thật, hiền hậu xuất hiện giữa cái nền thiên nhiên hùng vĩ. Người tía được xuất hiện trong văn bản là những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi của mình tháo chạy khỏi bom đạn, lửa mìn. Tấm lòng nhân hậu, chất phác và những phẩm chất ình dị của người dân Nam Bộ đã được thể hiện rõ qua văn bản. Mặc dù mình không phải là con ruột của tía, nhưng khi ở bên cạnh tía nuôi đã giúp cho An cũng phần nào vơi bớt đi những nỗi buồn, khổ cực, nỗi buồn của một đứa trẻ mồ côi giữa những tháng ngày chiến tranh bom đạn. Trong những lần có bom giật là hiện lên những tiếng gọi của người cha đầy khủng khiếp, kinh hoàng, nó hiện lên những hình ảnh của năm tháng chiến tranh và làm cho người đọc cảm nhận được sự tàn khốc mà chiến tranh gây ra và qua đó đọc giả cũng cảm nhận tấm lòng yêu thương con cao cả, vô bờ bến của người cha nuôi nghèo khổ. Những nỗi đau, cùng nỗi nhớ thương và những mất mát do quân giặc đem đến cho người tía nuôi, cho An và cả đất nước ta không bao giờ quên. Và sự cưu mang hiện thân trong chính trong những nỗi đau ấy, thứ tình cảm con người đã sưởi ấm trái tim bị cào xé bởi chiến tranh, thứ tình cảm ấy đã làm cho vơi đi được phần nào đớn đau cùng những mất mát trong họ. Qua văn bản, ta thấy được hình ảnh người cha nghèo với tấm lòng yêu thương, đôn hậu. Đồng thời cho người đọc thấy được sự gần gũi giữa con người với thiên nhiên đã tạo nên một sức mạnh kiên cường, bất khuất, tạo nên bản hùng ca.