Ẩm thực Việt Nam ta luôn rất đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có những món ăn đặc sản mang đâm nét văn hoá đặc trưng của vùng quê mình. Trong tác phẩm "Chuyện cơm hến", nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã giới thiệu đến với người đọc một món ăn đặc sản cúa Huế, đó là món cơm hến. Mời các bạn cùng đón đọc bài phân tích "Chuyện cơm hến".
Mục lục bài viết
1. Phân tích tác phẩm Chuyện cơm hến của Hoàng Phủ Ngọc Tường đặc sắc nhất:
Bắc – Trung – Nam, mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có những đặc trưng văn hóa ẩm thực riêng biệt và độc đáo. Điều này được thể hiện qua sở thích và phong cách ăn uống khác nhau của người dân ở mỗi địa phương. Ở những khu vực có khí hậu nắng nóng thì họ thường ưa chuộng món ăn mát mẻ và nhẹ nhàng. Còn ở trong vùng khí hậu lạnh hơn họ lại thích món ăn cay nồng để giữ ấm cơ thể. Vào những ngày tiết trời mùa đông buốt giá, người dân miền Bắc thường ưa chuộng các món ăn cay nồng như lẩu và phở và họ thích thưởng thức những món ăn này khi còn nóng để tận hưởng hương vị tốt nhất. Ngược lại, miền Nam với khí hậu ấm áp thì người dân lại ưu tiên các món canh và món ngọt thanh, đem lại cảm giác dễ chịu khi thưởng thức. Còn các món ăn ở miền Trung lại là sự tổng hợp, hoà quyện tinh tế giữa phong cách ẩm thực của miền Bắc và miền Nam. Tiêu biểu trong số đó, ta phải kể đến món cơm hến – đại diện tiêu biểu cho phong cách ẩm thực Huế. Trong tác phẩm “Chuyện cơm hến”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả đây là một món ăn vô cùng bình dân, dân giã của người dân xứ Huế. Nguyên liệu của món ăn này cũng xuất phát từ những loại thực phẩm, gia vị rất gần gũi trong đời sống của người dân Việt Nam. Nguyên liệu cơm hến bao gồm hến, bún tàu, rau sống,… kết hợp với những loại gia vị như ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phụng,… càng làm nổi bật hương vị thơm ngon của món ăn. Món cơm hến còn vô cùng đặc biệt bởi “Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội.” Tuy nghe đơn giản như vậy nhưng thực chất món cơm hến được chế biến vô cùng cầu kì và chỉn chu trong từng công đoạn. Cả người chế biến và người thưởng thức đều vô cùng chú trọng vào hương vị đặc trưng của món ăn này. Nhà văn miêu tả vị đặc trưng của bát cơm hến là “mùi ruốc thơm dậy tận óc”, “vị cay đến trào nước mắt” nhưng người ăn vẫn “đòi thêm một trái ớt tươi để cắn cái kêu rốp”. Vị cay đến xuýt xoa, bùng nổ như vậy mới tạo nên hương vị đặc trưng cho bát cơm hến. Chính bởi thế, mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn cảm thấy tự hào về món ăn truyền thống của quê hương mình. Ông luôn quan niệm rằng, món ăn cũng như là một di sản văn hoá của Huế và phải luôn gìn giữ, phát triển di sản này với các thế hệ sau. Món cơm hến mang đậm giá trị ẩm thực của người Huế nói riêng và đặc sắc ẩm thực Việt Nam nói chung. Tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm “Chuyện cơm hến” những giá trị văn hoá, ẩm thực truyền thống, quý báu của dân tộc ta và muốn nhắc nhớ mọi người phải biết bảo tồn, lưu truyền những giá trị tốt đẹp đó của dân tộc.
2. Phân tích tác phẩm Chuyện cơm hến của Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn lọc nhất:
Trong tác phẩm “Chuyện cơm hến” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả đã miêu tả cho ta thấy được hương vị đặc trưng, thơm ngon của món cơm hến và sự hào của ông về món ăn truyền thống của dân tộc ta. Món cơm hến có nguồn gốc từ Huế. Món ăn là hội tụ tinh hoa ẩm thực và nét độc đáo, riêng biệt trong phong cách ẩm thực của người Huế. Món ăn của người Huế phải đủ vị “mặn, nhạt, chua, cay, ngọt, bùi” và đặc biệt thích thú hai vị “cay và đắng”. Chính tác giả cũng tự thắc mắc là “không hiểu sao mình lại ăn cay tài đến như vậy”. Vì vậy, món cơm Huế chính là món ăn phù hợp khẩu vị nhất với người dân nơi đây. Trước hết, món cơm hến đặc biệt bởi tất cả các món cơm đều dùng cơm nóng hổi, riêng chỉ có cơm hến là dùng cơm nguội. Điểm nhấn của món ăn này chính là hến. Họ dùng loại hến cồn xào kèm theo bún (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. Tiếp đến đó là công đoạn lựa chọn rau sống. Người ta lựa chọn và sử dụng rất nhiều loại rau sống ăn kèm cùng món cơm này. Rau sống được làm từ “thân chuối hoặc bắp chuối xắt mỏng như sợi tơ , trộn lẫn với môn bạc hà (dọc mùng), khế và rau thơm thái nhỏ, giá trần và có khi điểm thêm vài cánh bông vạn thọ vàng”. Ngay từ món rau sống ăn kèm thôi, ta cũng có thể cảm nhận được sự chỉn chu, đa dạng hương vị của món ăn này. Và linh hồn của món ăn này chính là tô nước dùng. Nước dùng được chế biến từ nước luộc hến “rút ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút” sau đó cho vào một chiếc tô đã gồm đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm màu gừng trắng đùng đục càng làm dậy lên hương vị thơm nồng của món cơm. Nói món ăn này là vô cùng cầu kìm bởi khi quan sát một gánh hàng cơm hến, nhà văn có thể thấy được chục loại gia vị “lí tưởng”. Từ ớt tương, ớt màu, ớt dấm đến muối rang, mè rang, da heo rang giòn, tóp mỡ và hạt đậu phụng, vị tinh (bột ngọt). Tất cả những hương vị đó hoà quyện đến tột đỉnh, càng làm dậy lên hương vị cay nồng, thơm lừng của món cơm hến. Đọc tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường ta như tưởng tượng được một bát cơm hến dậy mùi dậy vị hiện ra trước mắt. Và tác phẩm không chỉ đơn thuần dừng lại để miêu tả một món ăn mà nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa. Đó là chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy những nét ẩm thực truyền thống của dân tộc nói riêng và những giá trị văn hoá quý báu của Việt Nam ta nói chung. Mỗi món ăn đều mang đậm giá trị tinh thần của quê hương, là di sản tinh thần vô giá và đầy tự hào của nhân dân địa phương. Món ăn còn là cầu nối văn hoá giữa các vùng miền, là thức quà để quảng bá văn hoá ẩm thực đến bạn bè muôn phương. Bởi vậy, nhà văn luôn cảm thấy trận trọng và tự hào về món cơm hến – một món ăn đặc sản của xứ Huế quê ông.
3. Phân tích Chuyện cơm hến của Hoàng Phủ Ngọc Tường ngắn gọn nhất:
Mỗi vùng miền, mỗi địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những nét ẩm thực đặc trưng, riêng biệt và thu hút thực khách. Nếu miền nhiệt đới thường yêu thích các món ăn mát và nhẹ như salad, trái cây và món nước thì trong miền lạnh, mọi người lại ưa chuộng món ăn cay nồng để giữ ấm. Đây chính là sự khác biệt nổi bật trong ẩm thực của hai miền Nam – Bắc của đất nước. Vào mùa đông, khi thời tiết dần trở lạnh, người dân miền Bắc sẽ ăn các món cay nóng như lẩu, phở bò, bún riêu,… để giữ ấm cơ thể. Ngược lại, với khí hậu ấm áp của miền Nam, người dân thường chọn các món canh và món có vị ngọt như hủ tiếu, gỏi , sủi cảo,… Còn nền ẩm thực miền Trung là một sự giao thoa tính tế giữa ẩm thực của miền Bắc và ẩm thực của miền Nam. Món cơm hến của người Huế là một ví dụ điển hình. Mới nhìn và nghe qua tên của món ăn, ta tưởng chừng như món này cách làm rất đơn giản đơn giản, nhưng thực chất cơm hến lại rất cầu kỳ trong chế biến. Món cơm hến nổi bật với vị cay đặc trưng. Nhà văn đã mô mô tả là nó “cay đến mức làm chảy nước mắt” mà vẫn rất nhiều thực khách còn phải thêm ớt tươi để tăng cường hương vị cay nồng. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho sự công phu trong nghệ thuật ẩm thực của người Huế. Họ đã biến món ăn bình dân thành một tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm “Chuyện cơm hến” cũng thể hiện rõ nét tình yêu quê hương sâu đậm của tác giả. Ông không chỉ tự hào về các món ăn truyền thống của quê mình mà còn bày tỏ mong muốn bảo tồn, phát huy và nâng cao giá trị của những món ăn dân gian. Những món ăn này phải được giữ nguyên bản sắc và hương vị cốt lõi của chúng như thuở ban đầu. Không những vậy, tác phẩm còn thể hiện niềm tự hào sâu sắc và thể hiện lòng tôn trọng, trân quý nền văn hoá ẩm thực quê nhà.
THAM KHẢO THÊM: