Chiếc lược ngà là tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Vết sẹo trong tác phẩm là chi tiết quan trọng làm nổi bật lên nội dung của câu chuyện, làm thay đổi tính cách của nhân vật bé Thu. Hãy tham khảo các bài viết phân tích về vết sẹo để có cái nhìn bao quát về câu chuyện.
Mục lục bài viết
1. Dàn bài chi tiết vết sẹo trong tác phẩm Chiếc lược ngà:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà, đưa ra chi tiết vết sẹo trong tác phẩm
Thân bài:
Ý nghĩa của chi tiết “vết sẹo”: Chi tiết vết sẹo là chi tiết nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng, là bước ngoặt của câu chuyện và tăng tính hấp dẫn.
Chi tiết vết sẹo trong truyện Chiếc lược ngà: Vết sẹo xuất hiện ba lần trong câu chuyện:
+ Lần thứ nhất: Khi ông Sáu gặp lại bé Thu
+ Lần 2: ông ngoại giải thích về nguồn gốc của sẹo trên mặt ba
+ Lần 3: trong khoảnh khắc chia tay gia đình
Ý nghĩa sâu sắc của chi tiết vết sẹo:
+ Vết sẹo không chỉ là nết đột phá làm thay đổi cục diên của câu chuyện mà còn thể hiện tình yêu thương và sự hy sinh của ông Sáu
+ Chi tiết vết sẹo làm tăng tính kịch tính và hấp dẫn.
+ Đẩy các nhân vật lên cao trào và bộc lộ tính cách đẹp của nhân vật.
- Ông Sáu hiện lên trong tác phẩm là người cha yêu thương và là người bộ đội dũng cảm, dám hi sinh tính mạng để bảo vệ tổ quốc.
- Bé Thu tính cách ban đầu bướng bỉnh nhưung khi hiểu ra lại rất tình cảm.
+ Chi tiết vết sẹo đã khiến người đọc hình dung được dụng ý của tác giả.
- Dù chiến tranh có tàn phá đến đâu thì tình cảm gia đình vẫn rất thiêng liêng và cao quý.
- Trong cuộc chiến, tình cảm gia đình vẫn được tôn vinh và giữ gìn.
Tổng kết:
Khái quát lại chi tiết vết sẹo và khẳng định vai trò, ý nghĩa của chi tiết đối với sự thành công của tác phẩm
2. Phân tích chi tiết vết sẹo trong truyện ngắn Chiếc lược ngà hay nhất:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã quan niệm rằng “Người cầm bút có biệt tài là có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vài sự diễn biến sơ sài nhưng đó có khi lại là khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại”. Quả thực là như thế, trong cái dòng đời xuôi chảy ấy, nhà văn sẽ tìm được một khoảng khắc, một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết “vết sẹo” trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mang ý nghĩa như vậy.
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của đất Nam Bộ, ông là nhà văn tham gia vào cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ là chủ yếu. Từ sau năm 1954 ông đã tập kết sang miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng đã bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ ông được trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tực sáng tác văn học. Ông để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác đồ sộ với nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim,… và hầu như đề tài Nguyễn Quang Sáng chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ xoay quanh hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời bình. Nổi bật trong hành trình cầm bút của ông phải kể đến truyện ngắn Chiếc lược ngà, tác phẩm được ông sáng tác vào năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Nội dung chính của tác phẩm là nói về tình cảm éo le của cha con trong chiến tranh. Nhưng chi tiết làm người đọc nhớ mãi trong tác phẩm có lẽ là vết sẹo trên gương mặt của ông Sáu.
Tác phẩm đã cho thấy một chi tiết nhỏ mà ánh lên sự thiêng liêng về tình phụ tử. Nốt nhạc làm nên bản hòa ca Chiếc lược ngà là nhờ chi tiết “vết thẹo”, được xuất hiện ba lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, khi ông Sáu gặp lại bé Thu sau nhiều năm đi chiến trường, lần thứ hai khi ông ngoại nói về nguồn gốc của vết sẹo cho Thu nghe; lần thứ ba, trong khoảnh khắc chia ly, khi ông Sáu chia tay gia đình để lên đường làm nhiệm. Chi tiết tuy nhỏ nhưng chính là bụi vàng, là nết chấm phá góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Sau nhiều năm xa nhà làm nhiệm vụ, ông Sáu trở về mong ngóng được gặp vợ con, nhưng chính vết sẹo trên khuôn mặt ông đã khiến Thu giật mình và không nhận ra cha của mình. Bởi lẽ trong hình dung của Thu người ba của mình không có vết sẹo như vậy, nên Thu đang mong ngóng một người ba khác. Do đó, Thu lạnh nhật và thái độ ra mặt với chính người ba của mình. Ba ngày nghỉ phép ở nhà ông Sáu không muốn đi đâu, chỉ ru rú trong nhà, luôn tìm cách vỗ về con, chăm sóc và bù đắp cho con những tháng ngày sống thiếu hơi ấm của tình cha. Ông mong muốn được nghe tiếng ba từ Thu. Nhưng càng quan tâm, chăm sóc thì Thu càng không đáp lại tình cảm đó.
Cái trứng cá làm cơm văng tung tóe cả mâm, em vội chạy sang nhà bà ngoại, khi đi còn cố ý khua cho dây xuồng kêu thật to. Sau khi được nghe về nguồn gốc của “vết thẹo” trên gương mặt ông Sáu, Thu đã hết nghi ngờ. Nhưng lúc này cũng chính là khi ông Sáu phải xa gia đình tiếp tục lên chiến trường. Sau lúc này thái độ của Thu với người ba của mình khác hẳn, Thu đã có những cử chỉ tình cảm ân cần, đã gọi tiếng ba. Thu mong muốn sau này ba về có thể tặng Thu một chiếc lược ngà, nhưng ông Sáu đã hi sinh khi làm nhiệm vụ. Ông Sáu vẫn giữ lời với con mình khi nhờ đồng đội cầm chiếc lược ngà gửi về cho người con gái đáng yêu của mình. Cuối cùng chiếc lược ngà cũng được trao đến tay của bé Thu khi người đồng đội của ông Sáu có dịp gặp Thu sau nhiều năm.
Có thể thấy, “vết thẹo” chính là chi tiết tạo nên hấp dẫn cho tình huống truyện và khiến người đọc cảm thấy lôi cuốn. Đây chính là mắt xích quan trọng cho toàn bột tác phẩm. Là khởi đầu cho tức tối của Thu và cũng là điểm kết cho tình cảm trọn vẹn mà ấm áp của hai cha con.
Một trang văn hay, độc đáo và xuất sắc là nhờ vào những “khúc gỗ”, những “bụi vàng”. Với chi tiết vết sẹo trong tác phẩm Chiếc lược ngà không những góp phần thể hiện thành công tác phẩm mà còn làm nổi bật lên tính cách của nhân vật , thể hiện sự tài ba, độc đáo trong cách viết, cách hành văn của nhà văn. Với sự cần mẫn trên mảnh đất hiện thực, cùng với sự tài năng của mình, Nguyễn Quang Sáng đã thành công thể hiện gam màu riêng biệt và đặc sắc trên diễn đàn văn học.
Năm tháng trôi qua và lịch sử ngày một thêm nhiều trang mới nhưng những gì là văn chương nghệ thuật chân chính thì mãi mãi trường tồn theo thời gian. Tác phẩm Chiếc lược ngà mà nổi bật là chi tiết “vết sẹo” trên khuôn mặt người cha (ông Sáu) chính là nét tài hoa, một nốt chấm phá nổi bật làm câu chuyện giữa ông Sáu và bé Thu chuyển sang một hướng mới. Có lẽ đây chính là chi tiết vàng mà người đọc mãi chẳng thể nào quên khi đọc tác phẩm. Chắc hẳn độc giả không thể nào quên về hình ảnh bé Thu và ông Sáu một hình ảnh đẹp, gợi nhắc chúng ta về tình cảm cha con thiêng liêng và tình cảm gia đình đầm ấm.
3. Phân tích chi tiết vết sẹo trong truyện ngắn Chiếc lược ngà đặc sắc nhất:
Nhắc đến nhà văn Nguyễn Quang Sáng là người đọc nhớ ngay đến tác phẩm Chiếc lược ngà, một câu chuyện cảm động về tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Đọc tác phẩm người ta thấy được tình cảm thiêng liêng cha con nhưng rất ấm áp. Thành công của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong tác phẩm không phải là xây dựng được một cốt truyện độc đáo, đặc sắc mà là xây dựng được chi tiết trở thành bụi vàng của cả câu chuyện đó chính là vết sẹo trên mặt ông Sáu.
Vết sẹo trên mặt ông Sáu được đánh giá là tình tiết, là yếu tố nhỏ lẻ xuất hiện trong tác phẩm nhưng lại trở thành chi tiết đắt giá tạo nên sự thành công của tác phẩm. Vết sẹo cũng chính là nguồn cơn để gây ra sự chống đối, thái độ bướng bỉnh không nhận cha của bé Thu. Và từ đây cũng chính là biểu tượng đẹp đẽ nhất cho tình yêu của bé Thu dành cho người cha của mình.
Trong hình dung của bé thu, thông qua bức ảnh được xem thì trên mặt cha của mình không hề có vết sẹo đó. Vết sẹo này không phải tự nhiên mà có mà đó chính là vết tích của chiến tranh để lại trên khuôn mặt ông Sáu. Ông Sáu rất vui mừng khi được gặp lại người con của mình sau nhiều năm tháng xa cách nhưng trái lại hoàn toàn bé Thu lại giật mình tròn mắt nhìn ngó ngơ ngác lạ lùng rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má má” khi nhìn thấy một khuôn mặt lạ lẫm có phần đáng sợ bởi sự xuất hiện của vết sẹo dài.
Lần thứ hai vết sẹo được nhắc đến trong tác phẩm chính là khi được ngoại giải thích về nguồn gốc của vết sẹo, từ đâu mà có, đó là do ông Sáu, ba của bé Thu phải đi kháng chiến chống giặc bị tây bắn và bị thương. Lúc này Thu mới hiểu ra được mọi thứ, những uẩn khuất trong lòng Thu đã được giải đáp thu nhận ra người đàn ông luôn quan tâm, yêu thương mình mấy ngày qua chính là ba của mình.
Lần thứ ba vết sẹo xuất hiện đó chính là khi Thu vỡ òa xúc động, nghẹn ngào nhận ba. Thu ôm chầm lấy cổ của ba, gọi ba và hôn cùng khắp, hôn cả vết sẹo. Vết sẹo đã tạo nên sự kịch tính hấp dẫn cho toàn bộ câu chuyện đó là chi tiết nghệ thuật đắt giá làm bộc lộ lên vẻ đẹp của các nhân vật trong câu chuyện. Nếu như ông Sáu hiện ra là một người yêu thương con vô điều kiện thì bé Thu lại là một người con có phần bướng bỉnh nhưng rất tình cảm và nghĩa tình.
Như vậy, chỉ với một chi tiết vết sẹo Nguyễn Quang sáng đã rất tài tình để tạo ra sự kịch tính và lôi cuốn cho người đọc, đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và cuối cùng là thông điệp rất rõ ràng: cho dù hoàn cảnh nào thì tình cảm cha con vẫn là tình cảm thiêng liêng và cao quý, không có gì xoá nhoà được.
THAM KHẢO THÊM: