Qua tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao. Đặc biệt, Nguyễn Tuân đã thể hiện được bút pháp lãng mạn độc đáo, hấp dẫn. Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu về phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dàn ý phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù ngắn gọn:
- 2 2. Dàn ý phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù chi tiết:
- 3 3. Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù ngắn gọn:
- 4 4. Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù hay nhất:
- 5 5. Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù đạt điểm cao:
1. Dàn ý phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù ngắn gọn:
Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân.
– Giới thiệu khái quát về tác phẩm Chữ người tử tù.
– Dẫn dắt giới thiệu về bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù.
Thân bài:
Giải thích từ ngữ:
– Bút pháp lãng mạn là việc dùng những ngôn ngữ, hình ảnh để khắc họa diễn tả vẻ đẹp hoàn mỹ, lí tưởng của các nhân vật.
Biểu hiện của bút pháp lãng mạn:
– Vẻ đẹp lãng mạn được thể hiện thông qua nhân vật Huấn Cao.
Ý nghĩa bút pháp lãng mạn:
– Trí tưởng tượng được phát huy một cách tối đa.
– Sử dụng nghệ thuật tương phản.
– Hình tượng nhân vật được khắc họa hấp dẫn, cuốn hút, sinh động.
– Thể hiện tài năng tài tình của tác giả.
Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù.
2. Dàn ý phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù chi tiết:
Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: là một nhà văn lớn, là một nghệ sĩ dành cả cuộc đời để đ đi tìm cái đẹp, tìm cái đời và có công lao khi đưa thể loại tùy bút, bút ký đạt đến trình độ bậc cao.
– Giới thiệu tác phẩm Chữ người tử tù
– Giới thiệu về bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Thân bài
a, Sự tương phản giữa lý tưởng với hoàn cảnh thực tại.
– Các nhân vật Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ đều có chung một cảnh ngộ: sống trong nhà tù thực dân tương phản với lý tưởng và nhân cách cao đẹp.
– Các nhân vật Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ lại là đại diện cho những hình mẫu lý tưởng văn học lãng mạn. Với nhân cách vô cùng thanh tao, lý tưởng luôn hướng đến cái cao cả, cái đẹp, cái rực sáng của thiện lương; nhưng điều này lại tương phản với cuộc sống trong nhơ bẩn, nhem nhuốc.
+ Huấn Cao phải sống trong ngục tù chờ ngày bị xử tử nhưng phong thái vẫn ung dung, ngạo nghễ, bừng lên một ánh sáng bất tử của sự thiên lương. Đối lập mình với cả thế giới và với chế độ mình đang sống bởi Huấn Cao ý thức được phảm giá của mình, sự kiêu hãnh được đứng riêng rẽ cao hơn so với mọi thứ xung quanh. Ông đã vượt lên hoàn cảnh của mình để được sống là chính mình, sống với lí tưởng cao cả.
+ Viên cai ngục và thầy thơ đang sống với những lí tưởng nhưng cuộc sống lại đang ghì mình, níu giữ xuống. Địa vị và nghề nghiệp đối lập với tấm lòng thiện lương trong sạch, với tấm lòng kính trọng người tài, với thú chơi chữ một cách thanh cao. Sự tương phản giữa thiện với ác, giữa ánh sáng với bóng tối.
– Viên quản ngục có ứớc muốn xin chữ của Huấn Cao đây chính là một dụng ý trong nghệ thuật đã mở ra hàng loạt những chi tiết để các nét màu tương phản được trưng ra.
– Cảnh cho chữ: sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, ánh sáng đã lấn át đi sự tối tăm của bóng tối và hơn hết đó chính là tính cách của nhân vật có sự phát triển vượt lên trên hoàn cảnh, làm đảo lộn trật tự mà xưa nay vẫn chưa từng có.
+ Trật tự kỉ cương tại nhà tù đã bị đảo lộn: viên quản ngục trở nên rụt rè, khúm núm, cúi lạy người tử tù, còn người tử tù thì trở nên đĩnh đạc, uy nghi răn dạy cai quan và ban phát cho những cái đẹp.
+ Không gian nơi nhà tù ẩm ướt, chật chội, tường chăng đầy mạng nhện, phân chuột, phân gián bừa bãi trên đất tương phản với màu sắc đỏ rực của bó đuốc.
+ Địa vị, danh phận của các nhân vật đã đối lập hoàn toàn với cái đẹp, với tâm thế hướng về ánh sáng, cùng thưởng thức một nét chữ.
=> Đó là cuộc hội ngộ của những tấm lòng yêu mến cái đẹp cái cao cả cho đến say mê.
– Bóng tối của nhà tù đã phải nhường chỗ cho ánh sáng, đó là cái ánh sáng trong tâm hồn cái đẹp thiên lương của con người tỏa ra.
– Nhà tù thực dân nhơ bẩn, cặn bã bao nhiêu thì Huấn Cao lại toát lên vẻ đẹp của một người nghệ sĩ bấy nhiêu, không chỉ vậy, ở quản ngục và thầy thơ cũng toả ra cái đẹp nguyên vẹn của thiên lương.
b, Hình bóng tác giả qua nhân vật Huấn Cao.
– Nguyễn Tuân ngoài đời cũng giống như trong văn chương nghệ thuật, ông là nghệ sĩ tài hoa, phóng túng, ngông cuồng.
– Tôn sùng cái đẹp, yêu mến những gì thuộc về hoài cổ bởi đã Bất bình với thực tại và niềm tin vào tương lai, do vậy ông yêu mến, tôn sùng cái đẹp những thứ thuộc về hoài cổ.
Kết bài
– Khái quát lại nội dung nghệ thuật tác phẩm
– Nêu cảm nhận của bản thân về bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù.
3. Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù ngắn gọn:
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tinh tế và tài hoa hàng đầu trong chủ nghĩa lãng mạn. Với sự tinh tế và am hiểu thâm sâu về kiến thức xã hội của mình, những tác phẩm của ông luôn đem đến cho độc giả một cảm giác hấp dẫn, mới mẻ và độc đáo. Trong đó nổi bật hơn cả đó là truyện ngắn “Chữ người tử tù” đã thể hiện được tài năng sử dụng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân một cách uyên thâm.
Tác phẩm xoay quanh về cuộc kì ngộ giữa nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ. Tình huống kịch tính ấy đã thể hiện những quan niệm về cái đẹp của tác giả vô cùng mới mẻ và sâu sắc. Hình tượng nhân vật Huấn Cao được Nguyễn Tuân khắc họa tài tình qua bút pháp lãng mạn ấn tượng. Bút pháp lãng mạn là việc dùng những ngôn ngữ, hình ảnh để khắc họa diễn tả vẻ đẹp hoàn mỹ, lí tưởng của các nhân vật. Có lẽ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” bút pháp lãng mạn được thể hiện nhiều nhất thông qua nhân vật Huấn Cao.
Trong lời nói của viên quản ngục đã nói gián tiếp về khí phách và tài năng của nhân vật Huấn Cao. Qua đó thấy được vẻ thanh danh của Huấn Cao lẫy lừng trong thiên hạ. Vẻ lí tưởng của Huấn Cao được thể hiện khi nhân vật xuất hiện trong màn sương khói huyền thoại đây chính là bút pháp lãng mạn đã được nhà văn sử dụng. Ở đây nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong màn sương khói mờ ảo, trong lời khen của viên quản ngục khác biệt so với cách viết truyện ngắn khi xuất hiện sẽ là giới thiệu tên, quê quán hay là tính cách của nhân vật.
Không những vậy, bút pháp lãng mạn còn thể hiện ở vẻ đẹp hoàn mỹ, lí tưởng của nhân vật. Trước hết Huấn Cao là một người nghệ sĩ có tài viết chữ Nho tuyệt đẹp. Nét chữ Nho mà ông viết ra rất tròn trịa thể hiện sự hoài bão tung hoành của một đời. Chữ của Huấn Cao đã trở thành một “báu vật” mà quan ngục có sở nguyện là treo nó trong nhà của mình. Thứ hai Huấn Cao hiện lên là một người anh hùng với khí phách hiên ngang, đứng đầu đội quân phiến loạn nhằm chống lại quân triều đình. Ông không sợ xiềng xích, gông cùm mà luôn tỏ ra một phong thái hiên ngang khi hưởng những biệt đãi của viên quản ngục. Khi nghe tin sẽ bị giải lên đoạn đầu đài để chịu tội thì Huấn Cao vẫn giữ vẻ bình tĩnh, nở một nụ cười, điều đó thể hiện sự vững vàng, hiên ngang của một người anh hùng. Hơn hết, Huấn Cao cũng là một người có sự thiên lương. Ông luôn tỏ ra bản lĩnh cứng cỏi: từ trước đến nay ta chưa bao giờ vì quyền thế hay vàng ngọc mà ép mình cho chữ. Huấn Cao luôn có ý thức là gìn giữ cái tài, cái đẹp, và ông cũng là một người rất trọng nghĩa tri kỉ. Huấn Cao rất cảm phục tấm lòng mà viên quản ngục đã giành cho mình, ông thông cảm và khuyên chân thành đến quản ngục về việc gìn giữ trong sạch của cái đẹp, sự thiên lương để không bị nhơ nhuốc, nhem bẩn bởi cái xấu xa, tàn ác nơi tù lao. Với bút pháp lãng mạn của nhà văn, nhân vật quản ngục được hiện ra tựa như một nhân vật mà từ trước cho đến nay vẫn chưa từng có. Quản ngục là một người rất yêu mến cái đẹp, biết trọng người tài và hơn hết ông là người có một tấm lòng thiên lương. Thử hỏi trong thơ văn đã bao giờ có một quản ngục như vậy chưa? Quản ngục trong “Chữ người tử tù” tựa như một nốt nhạc vô cùng trong trẻo giữa một bản nhạc luật mà đầy sự xô bồ, hỗn loạn.
Thông qua cái tài năng tinh tế và niềm tin tưởng vào cái cao cả, cái đẹp, cùng với đó là những chuẩn mực của lí tưởng, nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng các nhân vật của mình một cách xuất sắc. Qua đó cho thấy Nguyễn Tuân chính là một trong những cây bút tài tình đỉnh cao trong chủ nghĩa lãng mạn.
4. Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù hay nhất:
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Ông là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm tòi những cái đẹp. Sự kết tinh của tài năng Nguyễn Tuân được thể hiện một cách rõ rệt nhất qua tập truyện “Vang bóng một thời”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một tác phẩm nằm trong tập truyện này. Truyện ngắn được tác giả viết với một bút pháp lãng mạn độc đáo và đặc sắc. Các nhà văn theo đuổi sự lãng mạn thường sẽ đi tìm những cái đẹp tuyệt hảo nằm bên trong những cảnh đời éo le, khó khăn. Nhân vật trong truyện sẽ làm theo ý tưởng tượng chủ quan của tác giả, qua đó thể hiện được cái tôi của nhà văn và làm cho các chi tiết trong truyện giàu cảm xúc.
Với thủ pháp nghệ thuật tương phản được Nguyễn Tuân sử dụng trong “Chữ người tử tù” đã tạo cho tác phẩm có một cốt truyện độc đáo. Đó là cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật là Huấn Cao và viên quản ngục. Hai nhân vật này đại diện cho hai phía đối lập trong xã hội, một người là đại diện cho trật tự xã hội, một người là tên đại nghịch đang chờ ngày ra pháp trường thi hành. Bút pháp nghệ thuật tương phản được tác giả thể hiện rõ nhất qua cảnh cho chữ, và biến nó trở thành cảnh tượng từ trước đến nay chưa từng xuất hiện. Việc viết chữ thư pháp hay cho chữ sẽ thường được diễn ra ở những nơi trang trọng có thể là phòng thứ, đại sảnh, hoặc vườn hoa, thế nhưng cảnh cho chữ ở trong truyện lại diễn ra trong tù.
Huấn Cao là người rất ít khi cho chữ nhưng bởi cảm động trước tấm lòng chân thành của viên quản ngục nên ông đã cho chữ viên quản ngục, cùng lúc ông còn thốt lên “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” và cảnh cho chữ được diễn ra thật trang nghiêm và ý nghĩa. Việc cho chữ thể hiện tấm lòng và khao khát ước mơ về cái đẹp và những hoài bão to lớn. Với việc am hiểu những ngôn ngữ thời xưa, tác giả Nguyễn Tuân đã miêu tả khung cảnh rất tài tình. Viên quản ngục khúm núm nhìn người ngày mai phải ra pháp trường, chân đeo xiềng xích, cổ kẹp gông đang tô từng nét chữ trên tấm lụa trắng. Qua đó cho thấy sự tài tình của Nguyễn Tuân, khiến cho người đọc cảm nhận được những cái đẹp trong con người ông nhờ chính tấm lòng trân trọng và luôn tôn thờ cái đẹp của ông.
Vị trí, khoảng cách dường như bị biến mất trong cảnh cho chữ, không còn là viên quản ngục và người tù sắp ra pháp trường nữa thay vào đó là sự đối lập của ánh sáng với bóng tối, giữa nhà tù với không gian tối tăm ẩm thấp với ánh sáng từ ngọn đèn đuốc, từ những nét chữ và nhất là từ nhân cách của các nhân vật đã làm bừng sáng nơi đây. Qua cảnh tượng đặc biệt này tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến chúng ta rằng “cái tài và cái tâm luôn đi đôi với nhau”. Bởi vì viên quản ngục có cái tâm sáng nên đã làm khiến cho Huấn Cao nhận ra nên càng đáng trân trọng hơn.
Dựa trên hình tượng nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam là cụ Cao Bá Quát, người vừa có tài văn chương chữ nghĩa vừa có khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân đã xây dựng nên nhân vật Huấn Cao nhằm bộc lộ tư tưởng nghệ thuật của mình và để chữ “ngông” được diễn đạt một cách trọn vẹn nhất. Nhân vật Huấn Cao là một nhà nho sĩ rất tài hoa bởi tài viết chữ nhanh và đẹp của mình. Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm, thể hiện một hoài bão tung hoàng của một đời to lớn, bởi vậy mà chữ ông đã trở thành niềm khao khát đối với những người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Ngoài tài viết chữ đẹp, nhân vật Huấn Cao còn là một người sống hiên ngang, đầy khí phách và bản lĩnh, đặc biệt là ông không bao giờ cúi đầu trước cường quyền, tiền bạc, hay bất cứ thứ gì. Thể hiện rõ nhất khi ông bị bắt giam, nhưng ông vẫn xuất hiện một cách hiên ngang, trực tiếp, nguyên tắc của tù ngục cũng bị ông phá vỡ, hơn nữa ông còn khinh thường cả viên quản ngục. Nổi bật nhất ở nhân vật Huấn Cao là một người lương thiện trong sáng, ông không sợ bất kì thế lực quyền cao nào nhưng ông lại sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Biểu tượng của cái đẹp rực rỡ trong Huấn Cao chính là sự hòa trộn giữa khí phách và cái tài với cái tâm trong sáng trong con người ông. Với bút pháp nghệ thuật lãng mạn Nguyễn Tuân đã tạo nên sự đặc sắc cho tác phẩm của mình với nội dung đặc biệt mới lạ kết hợp với nghệ thuật đặc sắc. Qua đó thể hiện sự mãnh liệt của niềm bất diệt vào cái đẹp đồng thời khắc họa thành công được nhân vật Huấn Cao với những nét đẹp độc đáo.
Với tài năng cầm bút của mình, tác giả đã khắc họa cũng như truyền đạt được hết tư tưởng nghệ thuật của mình bằng các chi tiết trong truyện và qua từng nhân vật, ngoài ra tác phẩm còn mang đến cho đọc giả một cái nhìn mới mẻ và sâu sắc về cái đẹp. Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp lãng mạn để làm cho tác phẩm có giọng điệu để người đọc dễ hiểu và dễ đi vào tâm can của người đọc, qua đó tạo sự thành công cho tác phẩm của mình.
5. Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù đạt điểm cao:
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng tám năm 1945. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng luôn hướng về những cái đẹp trong đời sống. Đặc biệt là truyện ngắn “Chữ người tử tù” nằm trong tập truyện “Vang bóng một thời” đã khẳng định nên vị trí cũng như tên tuổi của ông. Điểm mạnh trong sáng tác chả Nguyễn Tuân chính là bút pháp lãng mạn. Bởi vậy “Chữ người tử tù” là một tác phẩm thành công và đặc sắc, đã đi sâu vào tâm trí người đọc.
Văn học lãng mạn là văn học mà nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật và các tình uống truyện một cách độc đáo và sáng tạo với mục đích thể hiện được lý tưởng và quan niệm của tác giả. Các nhà văn khi đi theo nghệ thuật lãng mạn thông thường sẽ xây dựng những nhân vật khí phách, anh hùng, có cuộc sống khổ cực, éo le nhưng những giá trị trong con người họ không bao giờ bị lu mờ hay thay đổi. Trong các truyện ngắn lãng mạn thì các nhân vật trong truyện thường được nhà văn tự tưởng tượng ra nhằm mục đích thỏa mãn những mong muốn của bản thân. Nhưng với truyện ngắn “Chữ người tử tù” thì Nguyễn Tuân đã được trên nhân vật lịch sử Cao Bá Quát để xây dựng nên nhân vật Huấn Cao nên tác phẩm có sự thực tế và không giống với những tác phẩm khác.
Nguyễn Tuân đã viết truyện ngắn “Chữ người tử tù” dựa trên cơ sở cây dựng nghệ thuật truyện vừa độc đáo và có sự tương phản lẫn nhau, qua đó giúp cho câu chuyện có thêm sức hút đối với người đọc. Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục khi Huấn Cao là tên tội phạm nguy hiểm bị bắt giam và chờ ngày ra pháp trường thi hành án. Nhưng đối với viên quản ngục thì Huấn Cao chính là một anh hùng với khí phách ngang tàng và nhân cách sống cao đẹp. Viên quản ngục rất kính nể Huấn Cao, bởi danh tiếng của ông, là người có tài viết chữ nhanh và đẹp, có thể coi là văn võ song toàn và không bao giờ chịu khuất phục trước bất kì thế lực hay quy quyền nào.
Bút pháp nghệ thuật tương phản được Nguyễn Tuân thể hiện rõ nhất qua tình huống của viên quản ngục và cảnh cho chữ của Huấn Cao, của những con người biết yêu và biết trân trọng cái đẹp. Hoàn cảnh cho chữ rất đặc biệt, ở nơi ngục tù với độ ẩm thấp và hôi hám, nơi có sự sống của chuột và gián. Ngày vào viên quản ngục ngày nào cũng đều thiết đãi rượu, thịt rất chu đáo đối với Huấn Cao, luôn thể hiện thái độ tôn trọng và khi đối diện với Huấn Cao thì rất khúm núm. Tương phải ở chỗ một giám ngục với quyền lực trong nhà tù lại sợ một tù nhân sắp bị chém đầu. Nhờ sự thông minh và tinh tế chả mình, Nguyễn Tuân đã tăng thêm sự lãng mạn trong truyện ngắn của mình bằng cách miêu tả không gian nhà tù với ngôn ngữ viết theo kiểu cổ điển và lồng ghép thêm những khung cảnh cổ xưa vào truyện. Qua đó nhà văn thể hiện tấm lòng muốn ngợi ca những cái đẹp trong đời sống của con người.
Sau khi tấm lòng của viên quản ngục được Huấn Cao nhận ra thì đến đây người đọc có thể cảm nhận được rằng chỉ có cái đẹp mới gắn kết con người lại với nhau, mặc cho họ ở hai luồng chế độ nào, dù là ở vị trí cao thấp trong xã hội thì họ vẫn trở thành tri kỷ. Tình huống cho chữ viên quản ngục của Huấn Cao chính là khi bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân đạt đến đỉnh điểm. Tác giả muốn ngợi ca cái đẹp cũng như tấm lòng thiện lương của mỗi người thông qua nhân vật Huấn Cao trong tuyện ngắn, chỉ có cái đẹp mới có thể hướng cho con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Dưới bút pháp lãng mạn của mình, Nguyễn Tuân đã tạo nên một “Chữ người tử tù” được coi là xuất sắc nhất trong kho truyện của ông. Truyện đã chạm tới trái tim của tất cả người đọc đồng thời khẳng định được vị trí cũng như tên tuổi của mình trước năm 1945.