Bức tranh thiên nhiên trong bài "Chiều tối" được miêu tả rất chi tiết, từng chi tiết nhỏ nhất cũng được tác giả đề cập đến. Một số hình ảnh và cảm nhận của tác giả có thể được mô tả thêm để tăng thêm sự sống động cho bức tranh., mời bạn đọc tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
Trong phần này, chúng ta sẽ điểm qua một số thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm, đồng thời tóm tắt nội dung cốt lõi của bài thơ Chiều tối.
Tác giả của bài thơ này là Hồ Chí Minh, một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nước ta. Bài thơ Chiều tối được trích từ tác phẩm “Nhật ký trong tù”, một tác phẩm ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của ông trong những ngày tháng giam giữ tại nhà tù. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và ý chí vươn lên của người tù cách mạng.
1.2. Thân bài:
Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối.
Bức tranh thiên nhiên vùng núi lúc chiều tối:
Bài thơ mang đến cho chúng ta những hình ảnh rất rõ nét về cảnh vật thiên nhiên vùng núi vào lúc chiều tối. Những cánh chim, chòm mây và không gian rộng lớn, hoang vắng đã được tác giả mô tả rất chi tiết. Trong đó, những hình ảnh này còn gợi lên cho chúng ta những cảm xúc về sự cô đơn, mỏi mệt và lạc lõng giữa bầu không khí của một vùng núi hoang sơ.
Bức tranh đời sống con người khi chiều tối:
Ngoài bức tranh thiên nhiên, bài thơ còn lồng ghép một số hình ảnh về đời sống con người vào lúc chiều tối. Cuộc sống lao động đời thường được mô tả rất sinh động, với dấu hiệu của sự sống và sức sống. Ánh sáng lò than còn mang lại hy vọng và niềm tin cho con người.
1.3. Kết bài:
Bài thơ Chiều tối thực sự là một bức tranh tuyệt đẹp, hài hòa giữa những mảng sáng và tối, giữa thiên nhiên và con người.Chúng ta cũng có thể thấy rõ giá trị của tác phẩm qua sự đa dạng và sâu sắc của nội dung được truyền tải trong bài thơ.
2. Bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối chọn lọc:
Bài thơ “Chiều tối” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất nằm trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết ra trong hoàn cảnh Người đang trên đường bị áp giải chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo, trong những ngày đau khổ của cuộc đời cách mạng của Người. Tuy nhiên, bài thơ lại trở thành một tác phẩm văn chương vô cùng đặc biệt với sự giao thoa giữa thiên nhiên và sự sống còn của con người, giữa hiện thực đời sống và tinh thần kiên cường của Người cộng sản kiên trung này.
Có lẽ, trong lúc trải qua những cảnh tượng đau đớn trong cuộc đời, không phải ai cũng có tinh thần và nguồn cảm hứng để viết những tác phẩm văn chương đẹp như thế. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật hiếm hoi được trời phú tặng cho sự thông minh, tài năng và lòng yêu đời vô bờ bến. Mặc dù trên đường đi bị chuyển lao cực khổ, Người vẫn dùng trái tim yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình để ghi lại những khung cảnh thiên nhiên và con người, qua đó gửi gắm những nỗi niềm, tâm sự và cảm xúc thầm kín của mình.
Vì vậy, bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh không chỉ là một bức tranh hài hòa, giao quyện giữa bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người, mà còn là một tác phẩm văn chương đầy tính nhân văn và tình cảm. Mở đầu bài thơ là cảm xúc chân thực của người thi sĩ trước cảnh thiên nhiên vùng rừng núi khi chiều tà sẩm tối, và từ đó, câu chuyện của Người được kể tiếp với những chi tiết tinh tế và sự giao thoa giữa đời thường và tinh thần cao cả.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Bỗng trong không gian thiên nhiên ấy hiện lên bóng dáng của con người, sự sống của con người đã làm sống dậy bức tranh, trở thành tâm điểm của cả bức tranh. Sự xuất hiện của cuộc sống con người đã xua tan đi nỗi cô đơn, lẻ loi của người tù cách mạng. Tại thời điểm đó, mọi sự vật đang dần chìm vào bóng tối của đêm đen, nhưng con người vẫn sáng tỏ, sống động như cánh chim vút lên trời. Con người, những vật thể sống, sống động đã làm cho không gian đó trở nên sôi động hơn, tràn đầy sức sống. Trong cảnh chiều tối vùng sơn cước, con người trở thành điểm nhấn, một điểm sáng trong màn đêm u ám. Những đường nét của bức tranh đã khắc họa được sự sống động, sự sáng tạo của con người, tạo nên một bức tranh hoàn hảo hơn, phong phú hơn. Tất cả những thứ đang trôi dạt, những thứ đang chìm vào bóng đêm, sự xuất hiện của con người đã mang lại sự sống động, sự tươi mới cho bức tranh. Chính con người đã làm thay đổi cả cảnh vật ban đầu, tạo nên một không gian mới, đầy màu sắc và sự sống động.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng)
Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống ở vùng nông thôn miền sơn cước. Tác giả thể hiện một hình ảnh đời thường, bình dị và dân dã của cô gái thôn nữ đang xay ngô chuẩn bị cho bữa tối, tuy nhiên chính bức tranh đời thường ấy lại mang đến cho người đọc những cảm xúc phi thường. Sự trẻ trung, nhiệt huyết và tình yêu đối với đất nước trong lao động của cô thôn nữ đã xua tan đi cái âm u, tĩnh mịch và hoang vắng của núi rừng khi đêm về. Những hoạt động sinh hoạt đời thường gợi lên trong lòng tác giả cảm giác ấm cúng hạnh phúc và no đủ, hơn thế hoạt động của con người chính là hơi ấm của sự sống, không chỉ xua tan đi nỗi cô đơn mà còn mang đến niềm vui trong lòng người tù trên miền đất xa lạ.
Bài thơ không chỉ tập trung vào hình ảnh của con người mà còn khắc họa rõ thời khắc chuyển giao từ ngày sang tối của thời gian, không gian. Màn đêm đã bao phủ toàn bộ cảnh vật, đến nỗi chỉ một lò than có thể rực hồng nổi bật trong đêm tối của rừng núi sơn cước. Từ điểm nhìn này, bức tranh đời sống con người trở nên ấm áp hơn, màu hồng của lò than là ánh sáng của hy vọng, của niềm tin và sức sống.
Cuối cùng, bài thơ “Chiều tối” thực sự là một bức tranh hài hòa giữa những mảng sáng và tối, thiên nhiên và con người, vẽ lên một hình ảnh đẹp và cuốn hút của cuộc sống ở vùng nông thôn Việt Nam.
3. Bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối hay nhất:
“Chiều tối” là một tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thời gian bị giam cầm giữa các nhà lao ở Trung Quốc. Dù sống trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt, qua bài thơ vẫn toát lên một tâm hồn lạc quan và tình yêu sâu sắc với thiên nhiên và con người. Đặc biệt, hai câu thơ đầu tiên của tác phẩm mở ra một bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà hữu tình.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây lơ lửng giữu tầng không)
Hai câu thơ có sức gợi mở ra bức tranh thiên nhiên trong buổi chiều tà, khi những tia sáng cuối cùng của một ngày đang dần yếu đi và tàn lụi. Đó là thời gian cuối cùng trong một ngày và với người tù thì đó cũng là thời gian cuối cùng của một ngày đày ải. Thời gian và hoàn cảnh khắc nghiệt như thế thường gây nên trạng thái mệt mỏi, chán chường nhưng mà ở đây cảm hứng của Bác lại thật tự nhiên. Dường như lúc ấy người tù đang ngước mắt lên nhìn bầu trời qua khung cửa và chợt nhìn thấy cánh chim mệt mỏi bay về tổ ấm, đám mây chầm chậm trôi qua lưng trời. Khung cảnh thiên nhiên đã được khắc họa bằng những nét chấm phá rất tinh tế tuy không tả mà người đọc vẫn cảm nhận được cái âm u, vắng vẻ, quạnh hiu và còn mang dư vị buồn của cảnh vật lúc đó. Trong thơ ca cổ điển của phương Đông, khi cánh chim bay về tổ, về núi rừng thì thường mang ý nghĩa tượng trưng cho buổi chiều tà. Đó chính là hình ảnh “Chim bay về núi tối rồi” trong ca dao; là cánh chim “Chim hôm thoi thót về rừng” trong “Truyện Kiều”. Cánh chim đó lại vừa mang ý nghĩa không gian lại vừa mang ý nghĩa thời gian. Cánh chim ấy có nét tương đồng với hoàn cảnh của người tù: Suốt một ngày chăm chỉ bay đi kiếm ăn, cánh chim lúc này đã mỏi và chỉ mong muốn “tầm túc thụ” – tìm một nơi yên bình ở đâu đó để nghỉ ngơi và người tù nhân thì cũng đã rã rời, mệt mỏi sau một ngày chuyển lao rất vất vả. Trong ý thơ đó có biết bao sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn của nhà thơ với thiên nhiên, cảnh vật. Cội nguồn của tất cả sự cảm thông ấy lại chính là tình yêu thương mênh mông mà Người dành cho mọi sự sống trên thế gian. Góp phần vào bức tranh của buổi chiều tà còn là cảnh: “Chòm mây lơ lửng giữa tầng không”. Câu thơ dịch này tuy hay nhưng làm mất chữ ‘cô” – “cô vân”, làm cho đám mây dường như mất đi sự cô đơn, lẻ loi trên bầu trời bao la. Cụm từ “cô vân” càng gợi hình ảnh bầu trời rộng lớn, bao la bao nhiêu thì trái lại cái cô đơn, lẻ loi của chòm mây càng được rõ nét bấy nhiêu.
Chỉ với hai câu thơ ấy mà dưới cặp mắt nghệ sĩ của người tù cách mạng vĩ đại, bức tranh thiên nhiên của buổi chiều tà hiện lên thực chân thực và sống động, ở đó, cánh chim và chòm mây trở nên có hồn hơn khi có một người nghệ sĩ, vượt qua những đày đọa hiện tại của bản thân mà hướng cặp mắt của mình giao hòa, chìm đắm cùng thiên nhiên. Thiên nhiên đượm nỗi buồn vì cảnh buồn, người buồn và những cánh chim bay về tổ gợi bao niềm ước mong sum họp nhưng mà vượt lên trên tất cả thì người tù vẫn mở rộng tâm hồn mình để giao cảm cùng thiên nhiên. Hai câu thơ còn mang vẻ đẹp cổ điển nhưng vẫn đậm chất hiện đại của một hồn thơ chiến sĩ cách mạng, một tinh thần thép luôn luôn hướng về ánh sáng, hướng về cuộc sống:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Người tù lại không đi vào đêm tối hoang lạnh mà mải chơi với niềm vui của cuộc sống ấm áp. Hai câu thơ ngắn gọn đã một lần nữa chứng minh cho một hồn thơ vô cùng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người, vượt lên hoàn cảnh hiện tại của mình để chan hòa, gỉao cảm cùng với tất cả của Người.