Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương kèm dàn ý chọn lọc hay nhất. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tự tình
– Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn, đau xót trước cảnh cô đơn, hoang vắng và khát vọng sống hạnh phúc.
1.2. Thân bài:
*Hai câu đầu: Khái quát không gian, thời gian tạo nên tâm trạng.
=> Cảnh buồn hiu quạnh, tĩnh mịch.
=> Nhấn mạnh mối liên hệ giữa nỗi cô đơn, trống trải, lẻ loi của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
* Câu 3 – 4: Tâm trạng buồn bã, bế tắc.
– Tìm đến rượu để giải tỏa nỗi buồn, nỗi cô đơn, nhưng mùi rượu lại càng làm người ta tỉnh táo hơn.
*Câu 5 – 6: Khát vọng thoát khỏi cô đơn, lạc lõng, thoát khỏi số phận nghiệt ngã, tàn khốc
=> Thể hiện tâm trạng bị dồn nén, muốn phá vỡ, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, buồn chán.
*Hai câu cuối: Sự bất lực trước hiện thực phũ phang
* Nghệ thuật:
– Bài thơ tuân thủ các quy tắc niêm, luật nhưng đã thoát khỏi cái khuôn sáo của thơ Đường luật.
– Giọng thơ và tâm hồn thơ đã được đổi mới, ngay từ trong cách dùng từ, trong cách miêu tả cảnh vật và cảm xúc.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nhận về bài thơ
2. Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương hay nhất:
Bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương mở đầu bằng hai câu thơ miêu tả cảnh vật nhưng cũng là hình ảnh người phụ nữ đẹp. Nhưng tiếc thay, người phụ nữ hồng nhan đó lại rơi vào hoàn cảnh hiu quạnh, giữa đêm vắng.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Từ láy “Văng vẳng” được tác giả dùng để miêu tả âm thanh vọng từ phương xa, dù không biết từ đâu vọng đến nhưng nghe mỗi lúc lại gần và rõ hơn. Trước cuộc đời rộng lớn người phụ nữ đã nhận ra sự cô đơn, lẻ loi của mình, và âm thanh của trống cầm canh càng làm tăng thêm nỗi buồn, nỗi cô đơn của người phụ nữ. Người phụ nữ đã tìm đến rượu để vơi bớt nỗi buồn:
“ Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”
Khi có chuyện buồn, người xưa thường tìm đến trăng và rượu để trút bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say, hương rượu thật nồng nàn quên hết mọi thứ, nhưng nghịch lý thay, càng uống lại càng tỉnh. Nỗi buồn không vơi đi, mà làm nỗi buồn của người phụ nữ lúc này hiện hữu nhiều hơn. Hình ảnh vầng trăng hiện ra nhưng không tròn đầy. Phải chăng, đó là hàm ý về số phận không được hạnh phúc của chính tác giả. Là người có tài nhưng số phận lại bi đát, không bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn. Tuổi trẻ trôi qua mà hạnh phúc vẫn chưa tới:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Hình ảnh rêu được nêu trong câu thơ là hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc của nhà thơ. Tuy là loài cây nhỏ bé mong manh nhưng lại có sức sống vô cùng mãnh liệt, không dừng lại ở đó, trong bất kỳ điều kiện nào nó vẫn có thể phát triển. Hình ảnh từng đám rêu đâm ngang mặt đất gợi cho ta những liên tưởng về sức kháng cự mạnh mẽ của nó. Hình ảnh hòn đá cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của hòn đá là sự bao la của trời đất, nó càng làm nổi bật sức mạnh của hòn đá, tuy nhỏ bé nhưng không tầm thường một chút nào.
Kiếp sống làm vợ lẽ, dù cố gắng thoát ra nhưng vẫn không thể:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Thiên nhiên thuận theo đất trời, xuân đi và xuân lại đến, nhưng con người thì khác, với phụ nữ, tuổi trẻ trôi qua sẽ không bao giờ trở lại nữa. Càng buồn hơn cho những số phận bất hạnh, chờ đợi suốt tuổi trẻ của mình, chờ đợi một hạnh phúc trọn vẹn nhưng không tìm thấy ở đâu. Trước sự cô đơn và buồn chán, Hồ Xuân Hương đã dùng từ “ngán” để diễn tả phần nào nỗi buồn của thi sĩ bây giờ. Mảnh tình vốn đã nhỏ bé, mỏng manh, lại phải chia sẻ với người khác. Không được hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn, khi hạnh phúc tới thì phải san sẻ với người khác, thật sự đáng thương. Qua đó, còn nói lên về số phận người phụ nữ, chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ cũ không được tôn trọng và không có quyền lên tiếng.
Tự tình là một bài thơ tiêu biểu cho tâm hồn và phong cách thơ của Hồ Xuân Hương, bài thơ xoay quanh số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Qua đó, ta thấy một Hồ Xuân Hương dịu dàng nhưng cũng rất mạnh mẽ và nổi loạn khi dám bùng nổ những suy nghĩ của riêng mình.
3. Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương ý nghĩa nhất:
Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ lớn của văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Thơ bà tập trung vào những người phụ nữ có nhận thức cao về vẻ đẹp hình thể và tính cách. Nhưng đằng sau những câu thơ đó cũng là số phận buồn thương được cảm nhận sâu sắc. Nỗi buồn được thể hiện trong nhiều bài thơ của bà, và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến bài Tự tình II.
Trước hết, số phận của những người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện bằng sự cay đắng và đau thương, họ ý thức được số phận của mình, ý thức được tuổi trẻ trôi qua nhanh chóng trong khi hạnh phúc lứa đôi vẫn chưa trọn vẹn:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Trong sự tĩnh lặng của đêm, vạn vật trở về trạng thái ngủ say, âm thanh của tiếng trống “vắng vẳng” trở nên da diết hơn, giống như thúc giục người phụ nữ về sự trôi qua của thời gian, của tuổi trẻ.
Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương dùng từ “hồng nhan” với ý nghĩa là một người phụ nữ đẹp có số phận bất hạnh, thể hiện nỗi cay đắng của số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Trong nỗi đau của một người phụ nữ đẹp có số phận bất hạnh, nhân vật trữ tình tìm đến rượu để quên, tìm đến trăng để bầu bạn, nhưng càng uống rượu, càng tỉnh táo, nhìn lại bản thân, càng nhận ra số phận bất hạnh của chính mình.
Không chỉ vậy, người phụ nữ còn ý thức được hạnh phúc và nỗi đau khổ của số phận mình. Ý thức về hạnh phúc ngày càng xa vời, nhân vật trữ tình có những phản ứng vô cùng quyết đoán:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Hai câu thơ thể hiện sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn với những hình ảnh thơ vô cùng độc đáo: rêu, đá. Rêu là một loài thực vật nhỏ bé, nhưng trong mắt tác giả, những đám rêu tưởng tượng nhỏ bé, yếu ớt ấy lại “xiên ngang mặt đất” để thức dậy và tìm kiếm sự sống; Những hòn đá, hòn sỏi tưởng chừng như đứng im trước dòng chảy của thời gian lại có thể “đâm toạc chân mây”. Trong con mắt của Hồ Xuân Hương, mọi sự vật tưởng chừng như bất động, không có sự sống đều được tác giả thổi một luồng sinh khí mạnh mẽ, tràn trề.
Nhưng trước một thực tại quá phũ phàng, dường như người phụ nữ đành phải chấp nhận số phận: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”, câu thơ trỗi dậy với tiếng than vãn chua chát.
Với khả năng điều khiển ngôn từ khéo léo, Hồ Xuân Hương đã mang đến cho người đọc những phần có thể thấy đó là số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ, tình yêu không trọn vẹn, bị san sẻ với người khác, không thể có được hạnh phúc. Nhưng đồng thời, họ vẫn khao khát có được hạnh phúc một cách mãnh liệt. Qua những vần thơ đó Hồ Xuân Hương cũng lên án gay gắt xã hội thời bấy giờ và nêu lên mong muốn về hạnh trọn vẹn của con người trong xã hội xưa.