Bài thơ Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính (trong bộ sách Kết nối tri thức) có nội dung viết về đề tài mùa xuân vô cùng quen thuộc, gần gũi với người dân phải được viết theo thể thơ tự do. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích bài thơ Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phân tích bài thơ Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính siêu hay:
Khi nhắc đến tác giả Nguyễn Bính chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Mùa xuân xanh. Chỉ với một vài dòng thơ vô cùng đơn giản, bình dị, trong sáng, tác giả đã mang đến cho người đọc một bức tranh mùa xuân vô cùng tươi sáng, xanh mát, tràn đầy tình cảm tươi trẻ. Ngay từ nhan đề của bài thơ, có lẽ chúng ta đã cảm nhận được mùa xuân với một màu sắc tràn đầy hy vọng, sức sống mãnh liệt:
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
Bức tranh được hiện lên thật tươi đẹp qua mắt nhà thơ thông qua 04 câu thơ đầu:
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
Có thể nói, mùa xuân được xem là mùa của vạn vật sinh sôi, mùa của màu xanh, mùa của sự sống và mùa của niềm vui. Mùa xuân là mùa của sự tươi mới, màu xanh của bầu trời vô cùng đẹp, trong trẻo, màu xanh của những lá cây, của chồi non, một màu xanh nõn chuối dù nhỏ bé tuy nhiên vẫn tràn đầy sức sống. Màu xanh của những cánh đồng bát ngát bất tận, thơm mùi lúa mới, màu xanh của những cánh đồng cỏ non. Bốn câu thơ tuy đơn giản nhưng tác giả đã vẽ lên một bức tranh vô cùng sống động vào thời điểm mùa xuân. Màu xanh có ở tất cả mọi nơi, xung quanh mùa xuân đều tràn ngập sắc xanh, tràn đầy sự sống, màu xanh này trồng lên màu xanh khác, tầng tầng lớp lớp đem đến một hy vọng mới cho mọi người:
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
Mùa xuân còn được gọi là mùa bắt đầu cho những tình yêu. Trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nhân vật Thúy Kiều và Kim Trọng đã gặp nhau trong ngày hội của Tết Thanh Minh cùng với sắc xanh của cỏ, cây, hoa lá, cảnh vật động lòng người. Hình ảnh nhân hóa “cỏ nằm đợi Tiết Thanh Minh” đã khiến ta thấy một lễ hội mùa xuân rất đẹp: “Tôi đợi người yêu đến tự tình”. Trong cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân ấy, có một lời bộc bạch mộc mạc, chân thành, giản dị. Dù không biết người ấy có đến hay không, tình yêu có nở rộ hay không, tuy nhiên mùa xuân chính là mùa của tình yêu, mùa xuân là mùa của màu xanh hy vọng, tràn ngập niềm vui, mùa xuân giúp cho mọi người có nhiều niềm tin yêu trong cuộc sống. Và đây cũng là mùa của sự sinh sôi, hồi sinh, hy vọng và lời bộc bạch kia đã có lời giải đáp:
Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
Đến đây, màu xanh lại một lần nữa xuất hiện trong hai câu thơ cuối bài. Đó là màu xanh của lũy tre làng, màu xanh của chiếc thắt lưng. Hình ảnh chiếc thắt lưng trong câu thơ nổi bật lên trên tất cả màu xanh của toàn bộ bức tranh mùa xuân. Sau lũy tre làng chính là hình ảnh bóng dáng quen thuộc với một chiếc thắt lưng xanh, cũng có thể là một thứ gì đó mở ra hy vọng mới, cũng có thể mở ra một cuộc tình mới hoặc một niềm hạnh phúc mới.
“Mùa xuân xanh” là một bài thơ lãng mạn, ẩn chứa nhiều hình ảnh đẹp, mang lại những niềm hy vọng thầm kín. Bài thơ không chỉ đẹp vì sắc màu của mùa xuân mà nó còn đẹp vì tình yêu của đôi lửa. Mùa xuân luôn được xem là một đề tài lớn, tuy nhiên trong các bài về đề tài mùa xuân, có lẽ bài thơ Mùa xuân xanh của tác giả Nguyễn Bính là một bài thơ hay nhất, để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
2. Phân tích bài thơ Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính chọn lọc:
Mùa xuân của thiên nhiên theo quy luật của tạo hóa mỗi năm lại đến một lần. Mùa xuân của lòng người theo nhịp đập của trái tim, đến vì tình yêu và đến vì tuổi trẻ, ước mơ và những khát vọng lớn. Mùa xuân của dân tộc là sự nối liền từ thắng lợi này tới thắng lợi khác, nối năm cũ đến năm mới, mở ra những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Còn đối với tôi, bản thân tôi mong muốn được quay trở về thời điểm trước để có thể tận hưởng “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính. Bài thơ được sáng tác năm 1973, đây là một nhà thơ dân dã và thôn quê với lời thơ mộc mạc, giản dị. Mở đầu bài thơ là 04 câu thơ đầy xúc động:
Mùa xuân là cả một mùa xanh
Giời ở trên cao, lá ở cành
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng quanh.
Một màu xanh bát ngát được mở ra, trên trời cao là mây xanh và dưới mặt đất là lúa xanh. Cỏ cây đều tràn ngập màu xanh, màu xanh quấn quýt với nhau, nhiều tầng, nhiều lớp được diễn tả bằng câu thơ “Lúa ở đồng tôi và lúa ở / Đồng nàng và lúa ở đồng quanh”. Bốn câu thơ có tới năm từ “ở”, làm màu xanh của mùa xuân được hiện lên rõ nét. Nhìn phương nào thì chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp một màu xanh bát ngát đến vô tận. Mùa xuân có Tiết Thanh Minh trong sáng, thông thường được diễn ra vào tháng 03 âm lịch. Cỏ non như chờ đợi mùa xuân đến, chờ đợi tình yêu của đất trời:
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.
Mùa xuân chính là mùa của tình yêu đôi lửa. Chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Du đã từng để cho nhân vật Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau trong ngày hội của Tiết Thanh Minh với hình ảnh “Cỏ non xanh tận chân trời”. Cỏ cây, hoa lá, lòng người đều háo hức cùng nhau đón chào mùa xuân. Ước mơ của chàng trai đó trở thành hiện thực, cô gái đã xuất hiện “khỏi lũy tre làng”. Mùa xuân ở không đâu xa, mùa xuân đồng nghĩa với tình yêu, khi tình yêu đến thì là khi mùa xuân đến. Màu xanh của chiếc thắt lưng chính là biểu tượng cho tình yêu, đó là màu của thời gian, màu của hy vọng tuổi trẻ. Tác giả đã để cho màu xanh chen lấn với cảnh và người. Mùa xuân xanh được xem là một bài thơ xuân vui vẻ và trong sáng của nhà thơ Nguyễn Bính, nó không chỉ mang đến tâm trạng ngậm ngồi tiếc nuối khi thấy mỗi năm trôi qua, mà còn thể hiện tình yêu đôi lứa sâu đậm. Bài thơ là một tâm tình chào đón mùa xuân với bao niềm mơ ước, khát vọng mới. Như có lần tác giả đã chia sẻ:
Năm mới tháng giêng mùng một Tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.
Đã có nhiều lần, tác giả sáng tạo ra một câu nói rất hay, tuy nhiên ẩn sau ngôn từ đó không phải là niềm vui mà chính là nỗi buồn, không phải là sự đoàn tụ mà chính là cảnh chia ly, không phải là hạnh phúc lứa đôi mà chính là nỗi buồn cá nhân. Đối với nhà thơ Nguyễn Bính – là nhà thơ yêu mến của biết bao nhiêu người dân Việt Nam, trong buồn lý do để con tim có thể yêu, có một lý do cứ mỗi độ xuân về nhìn ra cảnh trời thay đổi, người người lại đau đáu một nỗi niềm, để rồi chúng ta lại phải thốt lên: “Mùa xuân là cả một mùa xanh”.
3. Dàn ý phân tích bài thơ Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính ngắn gọn:
a. Mở bài:
-
Những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bính, khái quát về tác phẩm Mùa xuân xanh.
-
Dẫn vào đề: Bài thơ Mùa xuân xanh của tác giả Nguyễn Bính là vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân đầy tươi đẹp.
b. Thân bài:
-
Nét chính về nội dung chính bài thơ Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính.
-
Phân tích về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân.
-
Hình ảnh mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp tươi trẻ và căng tràn sức sống.
-
Những tâm tư của tác giả qua bài thơ Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính.
c. Kết bài:
-
Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Mùa xuân xanh;
-
Cảm nghĩ riêng của em về bài thơ Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính.
THAM KHẢO THÊM: