Mưa xuân được xem là thời điểm đặc biệt nhất trong năm, là mùa của những cặp đôi hẹn hò và thể non hẹn biển với nhau, mưa xuân cũng được xem là mùa của cảm xúc thơ mộng và sâu lắng trong lòng của các nhà thơ, trong đó có tác giả Nguyễn Bính. Dưới đây là bài phân tích bài thơ Mưa xuân của tác giả Nguyễn Bính hay nhất, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Phân tích bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính hay nhất:
Nhà thơ Nguyễn Bính đã có nhiều bài thơ viết về mùa xuân, thế nhưng có lẽ bài thơ “Mưa xuân” được xem là một tác phẩm tiêu biểu nhất. Mùa xuân được xem là mùa đẹp nhất trong năm, đó là mùa hồi sinh của đất trời, cây cối nảy lộc đâm chồi sau những ngày đông sâu sắc và giá lạnh. Mùa xuân ấm áp cũng là mùa của lễ hội, tác giả Đoàn Văn Cừ trong “Đám cưới mùa xuân” đã từng miêu tả không khí lễ hội mùa xuân và thiên nhiên như sau:
“Sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngân
Chỉ còn nghe văng vẳng tiếng chim xuân
Ca inh ỏi trên cành xuân tắm nắng.”
Hay tác giả Anh Thơ trong tác phẩm “Chiều xuân” cũng đã từng gợi nhớ đến không khí mùa xuân thông qua những hình ảnh yên bình của làng quê, con đò, dòng sông và mưa bụi:
“Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.”
Hay tác giả Hàn Mặc Tử với “Mùa xuân chín” đã từng thâu tóm sự sống của mùa xuân trong một bức tranh tuyệt đẹp:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí, bóng xuân sang.”
Thế nhưng đến với tác phẩm “Mưa xuân” của Nguyễn Bính thì mưa xuân lại hiện lên vô cùng đặc biệt. Mưa xuân, sự hẹn hò của đôi lứa và niềm vui, nỗi buồn của cô gái hiện lên vô cùng rõ nét. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu khung cảnh một gia đình nề nếp có mẹ già và cô con gái tuổi 20. Cô gái như thay lời tác giả tự nói về mình:
“Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.”
Sự dịu dàng, ngây thơ và trong sáng hiện lên rõ nét về đời sống gia đình và công việc lao động quanh năm tưởng như tách biệt với cuộc sống của người con gái và thế giới bên ngoài nhưng lại hiện lên vô cùng trong sáng và mộc mạc thông qua những câu thơ của tác giả. Hình ảnh thơ gợi nhớ đến câu ca dao “Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Ở đây hình ảnh “Cây lụa trắng” gọi lên một sự trong trắng của cô gái ít tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, có lẽ còn lâu nữa cô gái đó mới suy nghĩ đến chuyện dựng vợ gả chồng. Tác giả đã mở ra khung cảnh thiên nhiên của một đêm xuân để gợi nhớ cho câu chuyện:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.”
Chỉ có hai câu thơ mà đã làm cho chúng ta vô cùng thổn thức, hai câu thơ mở ra không khí thật yên bình. Những cụm từ “phơi phới bay”, “lớp lớp rụng vơi đầy” vừa có khả năng diễn tả đúng trạng thái của hiện tượng vừa có khả năng thể hiện tính thẩm mỹ riêng biệt. Bình thường đó là những giọt mưa rơi, thế nhưng đến với tác phẩm Mưa xuân, tác giả chuyển hóa thành “mưa bay” – một hình ảnh vô cùng gợi tả. Hoa xoan quen thuộc ở vùng quê không khoe sắc, những hình ảnh đó lại vô cùng gợi cảm, những cánh hoa nhỏ bay phủ trên mặt đường. Vì vậy nhà thơ Tô Hoài đã từng nhắc đến hai câu thơ trên của tác giả Nguyễn Bính với lời khen trân trọng: “Tầm vóc, thật tầm vóc mỗi câu thơ Nguyễn Bính”.
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.”
Thiên nhiên nhiều vẻ đẹp đã làm say đắm lòng người và dường như có một cô gái khác tình tứ hơn đã nói thay lời tác giả:
“Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh.”
Nguyễn Bính đã diễn tả tình yêu của cô gái vô cùng nhẹ nhàng và tinh tế, khởi đầu là những rung cảm nhẹ như tơ hồng, gọi chút xao xuyến trong lòng của mỗi con người. Những rung động ngày càng lớn dần và quả thật là sự kiện hội chèo đã gieo rắc vào trái tim của người thiếu nữ những màu sắc tình yêu đầu đời. Mối tình đang dang dở đã khiến cho “hai má của em bừng đỏ” khi em nghĩ đến “anh”. Dòng thơ tiếp theo tiếp tục kể lại sự kiện và tái hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình như là để lý giải nguyên nhân và bộc lộ cảm xúc sâu thẳm trong tâm hồn:
“Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê
Áo em che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.”
Từ cảm xúc lúng túng của tình yêu nay đã trở thành cảm xúc đau đớn mỗi khi nỗi nhớ người yêu ùa về. Lúc này chỉ còn một mình cô gái trên đường về, mưa xuân có lẽ đã đổi thành những hạt mưa nặng hạt, những hạt mưa không còn mang lại cảm giác tươi mới như lúc ban đầu. Mà ngược lại, mưa đã làm cho tâm hồn người con gái trở nên cô đơn hơn và buồn rầu hơn trong đêm khuya. Khoảng cách giữa nhân vật trữ tình và người yêu đã trở thành một “dải đê” xa vời:
“Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: Mùa xuân đã cạn ngày…”
Và cũng trong hôm mưa xuân ấy, hoa xoan đã rơi và hội chèo làng Đặng cũng đã diễn ra. Cảnh tượng ngày càng hiện ra vô cùng rõ rệt, đó là những “hạt mưa xuân ngại bay”, hoa xoan đã nát” và hội chèo lướt qua thật nhanh. Nghe lời mẹ nói, mưa xuân có lẽ đã dần đi vào lụi tàn giống như tình yêu của cô gái. Từ “cạn” không chỉ là sự kết thúc mà đó còn là sự bắt đầu, tức là từ một cuộc hẹn không thành công thì mối duyên đó xem là mãi trôi đi. Nỗi đau đầu đời giống như một vết thương sâu thẳm trong tâm hồn của cô gái. Có vẻ như nỗi đau ấy đã làm cho mưa xuân kết thúc và tình yêu của cô gái cũng đã tan thành mây khói. Câu thơ cuối cùng chính là sự bùng cháy mãnh liệt của ngọn lửa tình yêu trong lòng nhân vật trữ tình:
“Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày…
Bao giờ em mới gặp anh đây
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?”
Bài thơ “Mưa xuân” của tác giả không chỉ là một bài thơ miêu tả bức tranh cảnh quê hương thanh bình mà còn chính là lời bày tỏ nỗi lòng của những người trẻ yêu đời, những chàng trai, những cô gái xuống thôn quê và của chính tâm hồn nhà thơ.
2. Phân tích bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính đặc sắc:
Mưa xuân có lẽ đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong các sáng tác của các nhà thơ, nhà văn. Mỗi trang văn viết về mưa xuân hiện lên giống như một lời ngợi ca sự sống của đất trời, của con người. Đối với tác giả Nguyễn Bính, mưa xuân cũng vô cùng đặc biệt và tác giả cũng dựa trên nguồn cảm hứng về mưa xuân để viết nên tác phẩm “Mưa xuân”. Mưa suốt là bài thơ mượn câu chuyện tình cảm của một cô gái khi cô ấy nhớ đến người yêu của mình. Những tiếng lòng tha thiết của cô gái khi nhớ mong người yêu đã được viết rất trong sáng và mộc mạc:
“Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cày lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa…”
Cô gái trong bài thơ của tác giả có lẽ đã kể về câu chuyện của chính mình, đó là một cô gái dệt lụa từ ngày này sang ngày khác bên khung cửi. Tấm lòng của cô gái được ví như những tấm lụa trắng mà chưa được bán vào tay ai. Thế nhưng sự đời đâu có yên bình trôi qua và cho đến một ngày:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.”
Hai câu thơ trên tả cảnh vô cùng khéo léo. Mưa xuân thông thường đều mang đến cho con người những cảm giác rất nhẹ nhàng, êm ái. Mưa xuân đến với những bông hoa xoan, từ đó vẽ ra một khung cảnh làng quê rất tuyệt vời và yên bình. Và để tăng thêm cái ấm áp đó tác giả đã viết:
“Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay…”
Nếu như hình ảnh hoa xoan trong những câu thơ trên làm cho câu thơ trở nên nhẹ nhàng và trong sáng thì sự xuất hiện của “hội chèo làng Đặng” lại làm cho bài thơ trở nên đậm chất thôn quê và không lẫn vào đâu được. Trên thực tế, hội chèo mỗi năm chỉ diễn ra một lần duy nhất vào mùa xuân tại các làng trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các vùng quê như Thái Bình và Nam định. Trong đêm hội định mệnh ấy, nhân vật trữ tình đã gặp được người yêu của mình. Và trong cuộc gặp gỡ đó, lòng cô gái trở nên rung động vào chứ sao mặc dù cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra thoáng qua, thoáng qua đến mức làm cho lòng người chúng ta dễ dàng bỏ qua sự kiện:
“Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em dừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Cỏ lẽ là em nghĩ đến anh…”
Sự kiện hội chèo đã gieo rắc vào lòng cô gái một nụ hồng chớm nở của mối tình đầu. Mối tình đầu làm cho cô gái trở nên xao xuyến và “hai má em bừng đỏ” khi em nghĩ đến “anh”. Mạch thơ vẫn tiếp tục trôi đi với sự kể lể của nhân vật trữ tình như bày tỏ nguyên nhân và bộc lộ sự vận động trong nội tâm:
“Mình em lầm lụi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê
Áo em che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.”
Từ tâm trạng bối rối này đã trở nên buồn hơn với nỗi nhớ da diết. Lúc này chỉ có một mình cô gái trên đường, mưa xuân đã dần chuyển sang những giọt mưa nặng hạt khiến cho chúng ta không còn cảm giác tươi mát như lúc ban đầu mà ngược lại, mưa còn làm cho nỗi niềm của người con gái trở nên buồn hơn trong đêm lạnh. Khoảng cách của nhân vật trữ tình và người yêu lúc này đã biến thành “một dải đê” xa tít tắp:
“Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: Mùa xuân đã cạn ngày…”
Bài thơ Mưa xuân không đơn giản chỉ là một bức tranh tả cảnh đồng quê mà đó còn là nỗi lòng của các chàng trai, cô gái. Bài thơ giống như một câu chuyện được tác giả kể lại bằng chất giọng mộc mạc và giản dị của mình. Câu chuyện kể về người con gái thôn quê ấy có lẽ đã để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc, tiếc thương cho cô gái vì mưa xuân đã trôi qua và cũng cảm phục vì tình yêu mãnh liệt của cô gái. Bằng cách sử dụng nhiều biện pháp tu từ cùng với hình ảnh đối lập, vận dụng linh hoạt lối văn tự sự đi vào lòng người, tác phẩm đã để lại nhiều cảm xúc xao xuyến trong lòng người đọc về tình yêu đôi lứa.
3. Dàn ý phân tích bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính:
a. Mở bài:
-
Dẫn dắt và giới thiệu tác giả Nguyễn Bính và bài thơ Mưa xuân;
-
Nêu cảm nhận chung nhất về tác phẩm Mưa xuân của tác giả Nguyễn Bính.
b. Thân bài:
-
Chủ đề: Bức tranh thiên nhiên và con người ở làng quê Việt Nam khi xuân về;
-
Mạch cảm xúc: Cảm hứng trữ tình, say đắm với vẻ đẹp mà mưa xuân mang lại;
-
Phân tích tác phẩm: Bức tranh thiên nhiên mưa xuân, hình ảnh con người …;
-
Đánh giá về tác phẩm:
+ Cảnh ngày xuân nơi làng quê giản dị, mộc mạc;
+ Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi;
+ Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, được sử dụng khéo léo;
+ Các biện pháp tu từ;
+ Nhịp thơ chậm rãi, cách ngắt nghỉ nhịp nhàng.
=> Đây là nét đẹp dân dã đặc trưng của thơ Nguyễn Bính.
c. Kết bài:
-
Khẳng định lại giá trị của bài thơ Mưa xuân;
-
Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ Mưa xuân đối với bản thân mình.
THAM KHẢO THÊM: