Gặp lá cơm nếp là một bài thơ hay tiêu biểu cảu nhà thơ Thanh Thảo được in trong tập Dấu chân qua trảng cỏ. Trong bài viết này chúng mình xin chia sẻ bài viết Phân tích bài thơ Gặp lá cơm nếp siêu hay học sinh giỏi sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích bài thơ Gặp lá cơm nếp:
* Mở bài:
– Giới thiệu bài thơ Gặp lá cơm nếp
– Khái quát nội dung bài thơ Gặp lá cơm nếp
* Thân bài:
Hình ảnh người mẹ
– Vô tình ngửi thấy mùi thơm và khói từ bếp
– Hình ảnh người mẹ hiền lành, đảm đang, chăm chỉ
– Hình ảnh người mẹ gắn liền với những hoạt động thường ngày.
⇒ Người mẹ tần tảo, hi sinh tất cả vì đứa con
Tình cảm người con dành cho mẹ
– Người con đã dành tình cảm yêu thương, kính trọng mẹ và đất nước. Đó là tình cảm vô cùng thiêng liêng của con người đối với nguồn cội, dân tộc, đối với người mẹ kính yêu đã sinh ra mình và yêu thương mình.
– Tình cảm đó cũng dâng trào trong tâm hồn người con khi “gặp lá nếp” vì đây chính là hương vị quê hương.
* Kết bài:
Khái quát lại nội dung của bài thơ
2. Phân tích bài thơ Gặp lá cơm nếp siêu hay học sinh giỏi:
Văn học là một phương tiện để bộc lộ cảm xúc rõ nét nhất. Qua đó, tác giả thể hiện nỗi lòng và sáng tạo nên những hình ảnh xúc động. Ở Việt Nam, văn học những năm tháng chiến tranh phát triển rất mạnh mẽ, sáng tạo nên nhiều tác phẩm đặc sắc. Góp phần vào đó, nhà thơ Thanh Thảo đã có một bức tranh hoài niệm sâu sắc trong tác phẩm Gặp lá cơm nếp.
Bài thơ là hình ảnh người lính hành quân xa nhà, bắt gặp những hình ảnh quen thuộc. Gặp lá cơm nếp là một đề tài vô cùng đặc biệt vì đây đều là những điều quen thuộc. Nhưng cũng từ hình ảnh quen thuộc đó, người lính xa nhà lại càng nhớ nhà hơn. Ở đó, có một bà mẹ già đang đợi những đứa con trở về. Chỉ với 4 từ ngắn gọn, tác giả đã thể hiện rõ tâm trạng của người con mong ngóng, thương nhớ mẹ.
Xa nhà đã mấy năm
Thèm bát xôi mùa gặt
Khói bay ngang tầm mắt
Mùi xôi sao lạ lùng
Ngay ở khổ thơ đầu tiên của bài thơ, tác giả đã làm sáng tỏ hoàn cảnh của người con. Anh là một người lính, xa nhà, xa mẹ bao năm tháng. Khi gặp cảnh thổi xôi mùa gặt, anh nhớ lại hình ảnh quê hương tương tự. Tuy nhiên câu thơ cuối “Mùi xôi sao lạ lùng” dường như ám chỉ rằng, đối với một người xa nhà lâu ngày, có quá nhiều thứ đã thay đổi. Ở một vùng đất xa lạ, với anh cảnh vật quen thuộc đến thế, nhưng hương vị chẳng được như xưa. Thể hiện sự trái ngược, càng làm tăng thêm hình ảnh người lính nhớ quê hương với hương thơm nồi xôi đặc trưng của quê hương.
Mẹ ở đâu chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con
Tuy nhiên những thứ quen thuộc đó vẫn gợi cho anh nhớ đến mẹ. Như thể anh thấy người mẹ hiền dịu hiện ra ngay trước mắt. Nỗi nhớ nhung dường như đã trở thành hiện thực, khiến anh thốt lên “Mẹ ở đâu chiều nay”. Rõ ràng là xa nhà, nhưng người lính dường như tìm thấy hình ảnh mẹ, ở đó mẹ đang nhặt lá về thổi cơm nếp.
Mùi cơm nếp được coi là mùi hương quen thuộc, đặc trưng của nhiều địa phương Việt Nam. Nó gắn liền với đặc điểm của vùng quê, của con người Việt Nam. Nhờ mùi hương đó, người lính nghĩ về quê hương, về đất nước. Nó gắn liền với nhiệm vụ của anh, cũng gắn liền với gánh nặng của những người lính lúc bấy giờ.
Ôi mùi vị quê hương
Con quên làm sao được
Mẹ già và đất nước
Chia đều nỗi nhớ thương
Mùi hương quen thuộc đến nỗi không ai có thể quên, đến nỗi chỉ thoáng qua thôi mà tâm trí người lính dường như trở về với mẹ. Hình ảnh người mẹ già gắn liền với hình ảnh đất nước, một sự so sánh khập khiễng nhưng lại vô cùng hợp lý. Bởi đối với người lính, cả mẹ già và đất nước đều cần được bảo vệ, đó là nơi tình cảm của người con hướng đến. Vì vậy, ở phần kết của khổ thơ, anh đã nói: “Chia đều nỗi nhớ thương”. Anh nhớ hình ảnh mẹ, nhớ đất nước. Vì vậy, trên con đường cứu nước, trong tâm trí anh mong nhớ mẹ già.
Cây nhỏ lòng Trường Sơn
Hiểu lòng nên thơm mãi…
Hai câu thơ cuối làm người đọc phải xuýt xoa! Không ai không biết t rằng dãy Trường Sơn là nơi an nghỉ của biết bao anh hùng. Bởi vậy, những cành cây, ngọn cỏ “hiểu lòng”, tỏa ra mùi hương thơm ngát như một lời chỉ đường cho những linh hồn lạc lối trở về quê hương. Tình cảm của người lính dành cho quê hương, đất nước được thể hiện rõ nét, nhưng trên hết là tình yêu thương, nỗi nhớ mẹ già.
Gặp lá cơm nếp là một bài thơ ấn tượng về đề tài người lính của nhà thơ Thanh Thảo. Thanh Thảo đã nói thay nỗi lòng của biết bao người lính thời bấy giờ. Chỉ qua một bài thơ ngắn, nhưng tình yêu viết trong đó không hề “ngắn ngủi”.
3. Phân tích bài thơ Gặp lá cơm nếp điểm cao:
Góp phần vào kho tàng văn học chiến tranh, nhà thơ Thanh Thảo đã sáng tác bài thơ “Gặp lá cơm nếp” để ghi lại nỗi nhớ mẹ của một người lính khi bắt gặp lá cơm nếp trên đường hành quân. Từ đó, nhà thơ cũng khẳng định sự gắn kết giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước.
Chắc hẳn chúng ta không thể không ấn tượng với nhan đề “Gặp lá cơm nếp”. Chỉ với bốn chữ ngắn gọn, tác giả đã trình bày tình huống để người con bày tỏ tình cảm nhớ thương của mình dành cho mẹ.
Ở hai khổ thơ đầu, hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm trí của con. Ngay từ câu thơ đầu, người con đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ “Xa nhà đã mấy năm/ Thèm bát xôi mùa gặt”. Người lính ngoài chiến trường đã lâu chưa về nhưng vị của bát xôi mùa gặt vẫn in sâu lòng không thể nào quên. Hương thơm của lá cơm nếp trong khoảnh khắc ấy đã làm sống lại cả một miền ký ức tươi đẹp, dâng trào làn sóng hoài niệm “Khói bay ngang tầm mắt/ Mùi xôi sao lạ lùng.” Hai chữ “lạ lùng” thể hiện cảm giác bỡ ngỡ, thậm chí ngỡ ngàng trước hương thơm của lá nếp.
Hai khổ thơ cuối có nhịp 3/2, thể hiện mạnh mẽ những suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ, cho đất nước. Hương vị bát xôi mùa gặt gắn liền với người mẹ kính yêu, làng quê thân thương. Vì thế, “Con quên làm sao được”, từ “được” như lời khẳng định chắc nịch tình cảm chân thành của người con dành cho mẹ. Tình mẹ trở thành động lực thôi thúc con chiến đấu với kẻ thù. Đồng thời, nuôi dưỡng, soi sáng tâm hồn người con. Trong câu thơ “Mẹ già và đất nước”, từ “và” đứng giữa “mẹ”, “đất nước” thể hiện sự bình đẳng, ngang hàng. Đối với người con, mẹ và đất nước vừa là những mảnh ghép không thể thiếu trong trái tim, vừa được chia đều như nhau. Tấm lòng hiếu thảo với mẹ và tình yêu đất nước sâu đậm dường như bao trùm toàn bộ không gian và thấm đẫm qua từng hàng cây xanh. “Cây nhỏ rừng Trường Sơn/ Hiểu lòng nên thơm mãi…”
Bài thơ được gieo vần với hai chữ “bếp” – “nếp”, nhịp thơ uyển chuyển, khi thì quanh quẩn trong dòng ký ức, khi thì dạt dào thiết tha. Những hình ảnh thơ trong trẻo, giản dị và ngôn từ tinh tế đã góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nhìn lá nếp trên đường hành quân. Tình yêu gia đình, tình yêu đất nước luôn thường trực trong trái tim con, là chỗ dựa để con chiến đấu, để mỗi khi gặp chất xúc tác, nó sẽ bùng cháy, bất tử.
Tác phẩm “Gặp lá cơm nếp” với những vần thơ ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa thể hiện tình cảm của người con với người mẹ nơi quê nhà và với quê hương, đất nước, qua đó tìm được sự hòa hợp giữa tình yêu gia đình, tình yêu đất nước và đã trở thành điểm nhấn, dấu ấn khó quên trong lòng người đọc.