Bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chủ dề vè các mẫu phân tích bài thơ con cò của Chế Lan Viên chọn lọc siêu hay. Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để ôn tập. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Phân tích bài thơ con cò của Chế Lan Viên chọn lọc siêu hay:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ Con cò
1.2. Thân bài:
* Phân tích ý nghĩa biểu tượng con cò
– Hình ảnh con cò qua lời ru từ thuở ấu thơ
– Hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn, vật lộn nuôi chồng con, con cò trở thành biểu tượng của những người nông dân cực khổ, khó khăn. Hình ảnh con cò đi vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ
– Con cò gần gũi, thân mật với trẻ thơ qua lời ru nhẹ nhàng, ngọt ngào
– Con cò trở thành người bạn đồng hành thân thiết, đôi cánh con cò bay không biết mệt mỏi qua không gian và thời gian, bay theo từng giấc mơ, khát khao của trẻ thơ
– Hình ảnh con cò là biểu tượng cho lòng nhân hậu bao la của người mẹ dành cho cuộc đời con thơ
– Chỉ với hình ảnh con cò trong lời ru của người mẹ nhưng chứa đựng nhiều bài học về cuộc sống cũng như tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho con thơ qua giai điệu nhẹ nhàng của lời ru.
1.3. Kết bài:
– Bài thơ khẳng định, ca ngợi tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru con đối với cuộc sống của mỗi người từ hình ảnh trung tâm “con cò” trong những câu ca dao quen thuộc.
2. Phân tích bài thơ con cò của Chế Lan Viên chọn lọc siêu hay:
Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên là một trong những tác phẩm thành công để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Bài thơ sử dụng hình ảnh con cò quen thuộc. Một hình ảnh mà chúng ta thường thấy trong các bài dân ca, ca dao của dân tộc. Ngoài ra, bài thơ còn gắn liền với lời ru của mẹ để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa của lời ru đối với tâm hồn mỗi người.
Hình ảnh con cò thường là hình ảnh ẩn dụ của người nông dân, đặc biệt là biểu tượng của những người phụ nữ, những người mẹ lao động, vất vả, hy sinh vì con. Chính vì vậy mà hình ảnh con cò được nhà thơ khai thác rất hay và độc đáo:
“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con Cò Đồng Đăng”
Những câu thơ nhắc đến lời ru quen thuộc của mẹ. Chế Lan Viên đã sử dụng những từ ngữ trong lời ru đó để diễn tả ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh con cò. Bối cảnh của khổ thơ chính là khi người mẹ ru con. Đứa con nhỏ được mẹ ru bằng tiếng ru ngọt ngào để ngủ yên. Trong tiếng ru đó, người mẹ giúp con hình dung ra hình ảnh con cò để khi lớn lên, con sẽ biết, yêu và hiểu hơn về nó:
“Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…”
Sự gian khổ của con cò vì phải đi nhiều nơi để kiếm ăn, thậm chí là ban đêm, từ cánh đồng sâu đến cánh đồng cạn. Trong khi đó, đứa con chỉ cần ăn và ngủ, mẹ lo hết mọi việc. Trong tiếng ru của cuộc mưu sinh vất vả nhưng người mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho đứa con, che chở cho con suốt cuộc đời. Tiếng ru lại vang lên:
“Ngủ yên! Ngủ yên!
Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”
Tiếng ru thân mật, thầm kín tràn ngập tình cảm. Hình ảnh con cò luôn dõi theo tiếng ru của mẹ. Đó là khởi đầu của tâm hồn mỗi người. Từ tiếng ru, đứa trẻ cảm thấy bình yên, âu yếm và thoải mái. Dù còn nhỏ, nhưng trẻ vẫn có thể cảm nhận được một cách trực quan. Cò trở thành một người bạn đồng hành với đứa trẻ từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Con cò giống như người mẹ luôn dõi theo đứa trẻ. Tượng trưng cho tấm lòng của người mẹ chăm sóc từng bước đi của đứa trẻ.
Đó là sự chân thành và tận tụy của người mẹ luôn hướng về đứa con của mình. Từ đó, nhà thơ kết luận thành một quy luật tình yêu của mẹ dành cho con luôn là vĩnh cửu. Tình yêu của mẹ bao la, vô bờ bến và không bao giờ cạn kiệt. Phần cuối bài thơ với nhịp điệu chậm rãi tóm tắt ý nghĩa hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ.
Bài thơ được sáng tác theo một phong cách nghệ thuật độc đáo. Với thể thơ tự do, nhà thơ dễ dàng diễn tả cảm xúc của mình một cách tự nhiên và sống động. Bài thơ cũng là một lời ru triết lý về cuộc sống. Bài thơ Con Cò là một lời ru về tình mẫu tử. Bài thơ khiến người đọc có cảm giác như đang trở về tuổi thơ, về với cánh cò ngày thơ ấu, về với giấc mơ chiều hè.
3. Phân tích bài thơ con cò của Chế Lan Viên chọn lọc siêu ý nghĩa:
Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam. Sáng tác trong cả thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám, thơ ông luôn thấm đẫm tính chất triết lí, sở hữu vẻ đẹp của trí tuệ, và hình thức thơ giàu ý nghĩa tượng trưng. Con cò là một trong những tác phẩm tiêu biểu.
Bài thơ được chia thành ba phần rất rõ ràng, như từng chương, từng mục: khúc là hình ảnh con cò đến với tuổi thơ của đứa trẻ qua lời ru của mẹ; khúc 2 là hình ảnh con cò đồng hành cùng con suốt chặng đường đời; khúc ba tác giả mượn hình ảnh con cò để diễn đạt những suy nghĩ sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Con cò đến với tuổi thơ của đứa trẻ thật ngọt ngào và nhẹ nhàng qua lời ru của mẹ:
“ Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Câu thơ chỉ gồm bốn chữ, hình ảnh con cò được lặp lại bốn lần ở đầu mỗi câu thơ, tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng, nồng nàn của lời ru, sự ấm áp của trái tim mẹ. Tiếp nối những cánh cò trong lời ru của mẹ, thế giới xung quanh như mở ra trước mắt để con cùng mẹ khám phá, đó là thế giới quen thuộc của quê hương, của đất nước. Đó là những cánh cò không có mẹ che nắng, chăm sóc, phải tự học cách kiếm ăn và gặp rất nhiều khó khăn. Câu thơ là sự đồng cảm sâu sắc với số phận của những cánh cò bất hạnh, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ, kể cả trong giây phút cận kề cái chết thì họ vẫn mong muốn được chết một cách trong sạch. Hơn nữa, đó cũng là lời ca ngợi tình yêu thương và sự hy sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình.
Ở phần hai, cánh cò gắn chặt vào đứa con một cách an toàn trong suốt tuổi thơ êm đềm và hạnh phúc. Câu thơ đầu tiên với cấu trúc đặc biệt “ngủ yên” được lặp lại ba lần, gợi lên một lời ru, đôi bàn tay dịu dàng, và cơn gió đưa giấc ngủ đến với đứa trẻ. Kết hợp với biện pháp nhân hóa “cò đến làm quen” “cò đứng quanh nuôi”,… cánh cò trở nên sống động hơn, gần gũi như một người bạn thân thiết của đứa trẻ. Dù con có khôn lớn cò vẫn luôn bên con, theo con đến trường, nuôi dưỡng ước mơ của con.
Sau những lời ru, những tình yêu sâu sắc dành cho con, ở câu thơ cuối, tác giả nói về ý nghĩa của lời ru.
“Dù ở gần con
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
Hình ảnh con cò ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, chỉ ra bao khó khăn mà đứa con sẽ gặp phải trên con đường đời, nhưng điều mẹ hướng đến là dù con ở đâu, mẹ sẽ tìm thấy con, mãi mãi bên con để bảo vệ, che chở cho con.