Bài thơ "Bàn tay mẹ" của nhà thơ Tạ Hữu Yên là một trong những bài thơ ấn tượng nhất viết về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Bài thơ có nội dung và giọng thơ vô cùng hồn nhiên, gần gũi với trẻ thơ. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết Phân tích bài Bàn tay mẹ của Tạ Hữu Yên chọn lọc siêu hay dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân tích bài Bàn tay mẹ của Tạ Hữu Yên chọn lọc:
“Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”
Tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ viết nên những tác phẩm văn học đáng giá. Những áng văn về tình yêu thương của mẹ có thể làm lay động trái tim của mỗi con người. Hình ảnh về người mẹ thảo thương, dịu hiền đã được nhà thơ Tạ Hữu Yên khắc hoạ vô cùng chân thật trong bài thơ “Bàn tay mẹ”. Những câu thơ là những lời bộc bạch đầy tình yêu thương và biết ơn của một người con đối với mẹ của mình.
Nhà thơ Tạ Hữu Yên sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hoa Lư – Ninh Bình cổ kính. Ông là một Đại tá quân đội với tấm lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường. Vậy nên phong cách sáng tác thơ ông mang đậm nét dung dị, sâu lắng và giàu tính nhạc, thể hiện tình yêu nước, yêu con người tha thiết. Trong số những tác phẩm của ông, bài thơ “Bàn tay mẹ” để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc với những cảm xúc chân thật về công lao to lớn và sự hy sinh âm thầm của người mẹ. Bài thơ này sau đó đã được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành ca khúc cùng tên và trở thành bài hát tuổi thơ của biết bao thế hệ học trò.
Mở đầu bài thơ là những câu thơ vô cùng dạt dào, tha thiết:
“ Bàn tay mẹ
Bế chúng con
Bàn tay mẹ
Chăm chúng con.”
Hình ảnh đôi bàn tay mẹ hiện ra vô cùng gần gũi, thân thuộc. Đôi bàn tay nhỏ bé ấy đã làm biết bao nhiêu điều vì con “bế chúng con”, “chăm chúng con”. Đằng sau dáng hình mảnh mai đó, mẹ mang trong mình tình yêu thương mãnh liệt và sức mạnh lớn lao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau chúng ta suốt 9 tháng 10 ngày, là người ngày ngày cần mẫn chăm lo cho con thơ từng bữa ăn giấc ngủ, là người cầm tay dạy con những nét chữ đầu đời, là người nâng cánh cho những giấc mơ cho con,… Công lao vĩ đại của mẹ dành cho con không có cánh nào kế xiết. Những câu thơ tiếp theo càng cho ta thấy rõ được tình yêu thương và sự hi sinh lớn lao mà mẹ dành cho con:
“Cơm con ăn
Tay mẹ nấu
Nước con uống
Tay mẹ đun.”
Bàn tay mẹ làm lụng công việc vất vả, tối về lại một tay mẹ chăm lo cho ngôi nhà và những đứa con thơ. Dù bận rộn chăm công nghìn việc nhưng mẹ luôn lo lắng và chăm sóc cho con một cách cẩn thận nhất. Từng bữa cơm gia đình, từng bộ quần áo con mặc, từng bài học của con từ thuở tấm bé đều mang hơi ấm của đôi tay mẹ, chứa đựng biết bao tình yêu thương. Vì con, mẹ sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Tất cả những việc làm cùa mẹ đều thể hiện tình yêu thương vô bờ dành cho con.
“”Trời nóng bức
Gió từ tay mẹ
Con ngủ ngon
Trời giá rét
Cũng từ tay mẹ
Ủ ấm con.”
Thời tiết dù có “nóng bức” hay “giá rét” thì giấc ngủ của con vẫn luôn trọn vẹn nhất. Mẹ có thể thức cả đêm để quạt cho con ngủ, để sưởi ấm cho con những đêm buốt giá. Những giấc ngủ ngon của con được đánh đổi bằng những đêm thức trắng lo toan của mẹ. Ngọn gió mát bên con những ngày hè, hơi ấm bao bọc con những đêm đông đều từ bàn tay mẹ nâng niu, chăm bẵm. Mẹ còn là người ươm mầm cho những ước mơ, hoài bão của con qua những lời ru, tiếng hát, qua những câu chuyện cổ tích đầy cảm động, sâu sắc.
Những câu thơ kết bài như một lời bày tỏ tình yêu thương, sự biết ơn của người con đối với mẹ của mình:
“Bàn tay mẹ
Vì chúng con
Từ tay mẹ
Con lớn khôn”
Câu thơ cuối cùng, tác giả đã chuyển từ “con” sang “chúng con” như một sự nâng cao cảm xúc, mở rộng lòng biết ơn không chỉ của riêng tác giả mà là của tất cả những người con dành cho mẹ.Công lao nuôi lớn, dưỡng dục của mẹ bao la như trời biển.Những người con được lớn lên trong sự yêu thương, bao bọc và chở che của mẹ là những người hạnh phúc nhất trên đời. Vì còn, mẹ sẵn sàng hi sinh mọi điều: Những giấc ngủ thoáng chốc, những bữa cơm đạm bạc, thời gian chăm lo cho bản thân,…Tất cả những gì tốt đẹp nhất mẹ đều dành cho con của mình. Đôi bàn tay ấy đã nuôi nấng con nên người, đôi bàn tay ấy ngày đêm tần tảo vì con. Thật ấm áp và cảm động biết bao!
Chính bởi thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp ấy mà văn thơ Việt Nam không tiếc những lời ca mỹ từ để ca ngợi tình mẹ.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”
“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.”
Có thể thấy trong tác phẩm, nhà thơ Tạ Hữu Yên đã khéo léo sử dụng cấu trúc câu ba âm tiết kết hợp bốn âm tiết giàu tính nhạc cùng những ngôn từ bình dị, thân quen để tạo nên một giai điệu hồn nhiên, gần gũi với trẻ thơ. Bởi vậy, bài thơ “Bàn tay mẹ” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng chúng ta về tình mẫu tử. Mỗi khi câu thơ cất lên, tâm hồn chúng ta lại ùa về biết bao sự ấm áp, sự biết ơn, trân trọng đối với mẹ của mình. Bao câu từ trên thế gian này cũng không đủ để diễn tả tình yêu thương vô bờ và sự hi sinh cao cả của mẹ dành cho con.
2. Phân tích bài Bàn tay mẹ của Tạ Hữu Yên siêu hay:
“Ngàn năm tóc mẹ còn bay
Ngàn năm tình mẹ sống đầy trong con”
Tình mẫu tử luôn thiêng liêng và cao quý. Thứ tình cảm ấy cũng được kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta đúc kết lại những điều tinh túy, tốt đẹp nhất. Không chỉ ca dao từ xa xưa mà ngày nay, tình mẫu tử vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ. Trong số những tác phẩm đó, ta không thể không kể đến bài thơ “Bàn tay mẹ” của nhà thơ Tạ Hữu Yên. Bài thơ thể hiện tình yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con và sự biết ơn, trân trọng của con đối với mẹ.
Nhà thơ Tạ Hữu Yên sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hoa Lư – Ninh Bình cổ kính. Ông là một Đại tá quân đội với tấm lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường. Vậy nên, phong cách sáng tác thơ ông mang đậm nét dung dị, sâu lắng và giàu tính nhạc, thể hiện tình yêu nước, yêu con người tha thiết. Trong số những tác phẩm của ông, bài thơ “Bàn tay mẹ” để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc với những cảm xúc chân thật về công lao to lớn và sự hy sinh âm thầm của người mẹ. Bài thơ này sau đó đã được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành ca khúc cùng tên và trở thành bài hát tuổi thơ của biết bao thế hệ học trò.
“Bàn tay mẹ
Bế chúng con
Bàn tay mẹ
Chăm chúng con.”
Đôi bàn tay của mẹ ngày ngày chăm sóc cho các con thơ của mình. Từ góc nhìn của một người con đã xúc động kể về sự hy sinh cao cả của mẹ. Đôi bàn tay của mẹ nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh phi thường. Từ lúc mang nặng đẻ đau, đến khi con chào đời, đôi bàn tay ấy đã chăm sóc, nuôi dưỡng con lên người. Mẹ làm tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con và chỉ mong con mình lớn lên trong bình yên và hạnh phúc.
Hình ảnh người mẹ lại tiếp tục xuất hiện đầy tần tảo, chịu thương chịu khó:
“Cơm con ăn
Tay mẹ nấu
Nước con uống
Tay mẹ đun.”
Từng bữa ăn, từng cốc nước con uống đều là một tay mẹ sửa soạn, lo toan. Không chỉ là bữa ăn của con mà mẹ còn chăm lo cho bữa ăn của cả gia đình. Mọi công việc trong nhà đều một tay mẹ vun vén, mọi đồ vật trong nhà đều một tay của mẹ dọn dẹp. Mẹ thật tài giỏi và phi thường biết bao!
Không chỉ lo cho các con những bữa ăn mà mẹ con lo cho con những giấc ngủ trọng vẹn nhất.
“Trời nóng bức
Gió từ tay mẹ
Con ngủ ngon
Trời giá rét
Cũng từ tay mẹ
Ủ ấm con.”
Thời tiết dù có khắc nghiệt đến đâu, dù là “nóng bức” hay “giá rét” thì giấc ngủ của con vẫn luôn êm đềm nhất. Mẹ có thể thức cả đêm để quạt cho con ngủ, để sưởi ấm cho con những đêm buốt giá. Những giấc ngủ ngon của con được đánh đổi bằng những đêm thức trắng của mẹ. Ngọn gió mát bên con những ngày hè, hơi ấm bao bọc con những đêm đông đều từ bàn tay mẹ nâng niu, chăm bẵm. Mẹ còn là người ươm mầm cho những ước mơ, hoài bão của con qua những lời ru, tiếng hát, qua những câu chuyện cổ tích đầy cảm động, sâu sắc.
“Bàn tay mẹ
Vì chúng con
Từ tay mẹ
Con lớn khôn”
Câu thơ cuối cùng, tác giả đã chuyển từ “con” sang “chúng con” như một sự nâng cao cảm xúc, mở rộng lòng biết ơn không chỉ của riêng tác giả mà là của tất cả những người con dành cho mẹ. Công lao nuôi lớn, dưỡng dục của mẹ bao la như trời biển. Những người con được lớn lên trong sự yêu thương, bao bọc và chở che của mẹ là những người hạnh phúc nhất trên đời.
Không chỉ có bài thơ “ Bàn tay mẹ “ của nhà thơ Tạ Hữu Yên viết về người mẹ mà trong kho tàng văn học Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm ca ngợi tình mẫu tư sâu đậm. Tiêu biểu trong số đó là các tác phẩm như: “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, “Thư gửi mẹ” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ
3. Dàn ý phân tích bài thơ Bàn tay mẹ của Tạ Hữu Yên:
Mở bài:
Bài thơ “Bàn tay mẹ” của nhà thơ Tạ Hữu Yên thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho con và sự biết ơn, ngợi ca của con dành cho mẹ.
Thân bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Tạ Hữu Yên và bài thơ “Bàn tay mẹ”
- Hình ảnh đôi bàn tay mẹ hiện lên qua những câu thơ cho ta thấy được sự vất vả, hi sinh thầm lặng của mẹ.
+ “Bế chúng con”, “chăm chúng con”: Đôi bàn tay của mẹ ngày ngày chăm sóc cho các con thơ của mình
+ “Cơm con ăn…Tay mẹ đun”: Từng bữa ăn, từng cốc nước con uống đều là một tay mẹ sửa soạn, lo toan. Không chỉ là bữa ăn của con mà mẹ còn chăm lo cho bữa ăn của cả gia đình.
+ “Trời nóng bức…Ủ ấm con”: Ngọn gió mát bên con những ngày hè, hơi ấm bao bọc con những đêm đông đều từ bàn tay mẹ nâng niu, chăm bẵm.
+ “Bàn tay mẹ…Con lớn khôn”: Tác giả đã chuyển từ “con” sang “chúng con” như một sự nâng cao cảm xúc, mở rộng lòng biết ơn không chỉ của riêng tác giả mà là của tất cả những người con dành cho mẹ.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Sử dụng cấu trúc câu ba âm tiết kết hợp bốn âm tiết giàu tính nhạc
+ Ngôn từ giản dị, gần gũi với trẻ thờ, dễ nhớ, dễ thuộc
+ Liệt kê những việc làm của mẹ
+ Điệp ngữ “bàn tay mẹ”, điệp từ “tay mẹ”: nhấn mạnh những vất vả, lo toan của mẹ đã hi sinh cho con và cho gia đình.
- Liên hệ, mở rộng với những tác phẩm có cùng chủ đề về tình mẫu tử
Kết bài:
Nêu suy nghĩ và cảm nhận của mình về bài thơ “Bàn tay mẹ” của nhà thơ Tạ Hữu Yên.
THAM KHẢO THÊM: