Phân tích 8 câu cuối của bài Đi vào lòng người trong Truyện Kiều - Nguyễn Du được chúng tôi hướng dẫn làm bài dưới đây xin gửi tới bạn đọc tham khảo. Hi vọng với tài liệu này, các em sẽ có thêm tài liệu tham khảo, từ đó có thêm nhiều ý tưởng cho bài văn của mình. Hãy cùng nhau tìm hiểu.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích 8 câu cuối đoạn trích “Trao Duyên” ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm
– Tóm tắt nội dung 8 câu thơ cuối bài “Trao duyên”
1.2. Thân bài:
* Mạch cảm xúc của bài
– Sau khi thuyết phục Thúy Vân, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em, Thúy Kiều như quên hẳn em đang ở bên cạnh mình nàng đau xót khi nghĩ về thực tại nhớ tới Kim Trọng
– Những lời Kiều nói thực chất là những lời độc thoại nội tâm, trong 8 câu thơ có tới 5 câu cảm thán là những tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát.
* Thực cảnh đau xót của Kiều.
– Sử dụng một loạt các thành ngữ.
→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.
– Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.
→ Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu.
– Các hành động lạy, cầu xin
→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.
⇒ Thực tại cuộc đời đầy nhiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.
⇒ Thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với số phận của Kiều.
* Tiếng gọi chàng Kim:
– vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc
– Là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.
– Hai lần nhắc tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.
→ Sự đau đớn tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng
→ Tình cảm lấn át lí trí.
* Nghệ thuật
– Khắc họa thành công tâm trạng nhân vật.
– Sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi
– Thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập
1.3. Kết bài:
– Khái quát lại nội dung chính và nghệ thuật của 8 câu thơ
2. Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay nhất:
Tám câu thơ cuối đoạn trích “Trao duyên” như tiếng lòng buồn bã của Kiều. Kiều tuy còn sống nhưng cảm thấy mình như đã chết, nói chuyện với em mình mà không biết mình đang nói với ai, lúc này Kiều rơi vào trạng thái độc thoại nội tâm. Nỗi bất hạnh căng lúc căng hiện lên rõ nét, cụ thể khiến Kiều cảm thấy vô cùng tuyệt vọng:
Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể là sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quâ
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Đoạn hội thoại có sự thay đổi hướng: Đang nói chuyện với Vân, Kiều phải quay sang nói chuyện với Kim hay nói cách khác, trước mắt Kiều, Thúy Vân trở thành chàng Kim. Vì thế, mọi yêu thương, khao khát, ấp ủ, và nỗi đau xé lòng cho mối tình tan vỡ trào dâng.
Mặc dù nàng đã trao duyên cho em Vân, nhờ em “thay lời nước non” với chàng Kim, Kiều vẫn cảm thấy mình đã gây ra muôn vàn tội lỗi với chàng Kim nên nàng đã gửi lại “trăm nghìn cái lạy” cho “tình quân”- người đã cùng nàng trải qua nhiều kỷ niệm tình nồng cháy, say đắm, từng thề thốt trăm năm bên nhau nhưng cuối cùng lại bị nàng phản bội. Vài phút trước, nàng đã “lạy” trước Vân để cầu xin nàng tiếp tục nối duyên với chàng. Chỉ đến lúc đó, Kiều mới đau khổ vì cô đơn và số phận của mình trong thế giới bất công này:
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Đó là lời oán trách, tiếng than thở về số phận “bạc như vôi” của nàng. Lời oàn trách của Kiều vang lên đầy ai oán, cay đắng, tuyệt vọng, nàng chỉ biết kêu lên để oán trách trời mà thôi! Từ nay, số phận của Kiều sẽ không thể nắm giữ, trôi như một bông hoa đẹp đã “đành trôi” trên một dòng suối bẩn thỉu, nhớp nháp, lầy lội, không thể nào cứu vãn được nữa. “Nước chảy hoa trôi” có nghĩa là cảnh xuân đã tàn, hoa dại, tuyết tan, có nghĩa là tuổi trẻ trong sáng và tươi đẹp của Kiều đã kết thúc từ đây. Và đúng lúc đó, trong những giây phút cuối cùng của cuộc trao đổi, Kiều đã gọi người yêu:
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
“Thôi thôi” là tiếng than tiếc rẻ, cũng là tiếng kêu bất lực và tuyệt vọng vì không có lời đáp lại. Kiều đã kiên trì gắng gượng đến tận phút cuối cùng, tiếng kêu than của nàng là tiếng kêu cứu của một người phụ nữ “tài giỏi nhưng số phận bất hạnh” trong xã hội phong kiến. Sau tiếng kêu vô tình đó, Kiều đã kiệt sức, kết thúc cuộc trao đổi đầy chất trữ tình.
Lời trao duyên như nói như nói lời từ biệt. Trước khi ngỏ lời trao duyên, tình yêu của Kiều thật mặn nồng, thật hạnh phúc biết bao, vậy mà chỉ sau lời trao duyên tình yêu của nàng đã tan vỡ. Trước khi trao duyên cho em gái nàng vẫn là một con người sống khỏe mạnh, nhưng sau khi trao duyên nàng như đã chết. Với tài năng tuyệt vời của mình, Nguyễn Du đã hình dung rõ nét và diễn tả rất thành công số phận bi thương, nội tâm hỗn độn, tâm trạng đau đớn, dai dẳng, cay đắng, buồn tủi, tuyệt vọng trong lời trao duyên của Kiều bằng cách sử dụng từ ngữ khéo léo, tinh tế, kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật phù hợp, kết hợp linh hoạt giữa lời kể với lời tự tình, độc thoại nội tâm đã làm cho đoạn “Trao duyên” trở thành bài thơ thấm thía nhất trong Truyện Kiều.
3. Phân tích 8 câu cuối bài “Trao duyên” ấn tượng nhất:
Cuối bài thơ, bi kịch lên đến đỉnh điểm. Mâu thuẫn này đến mâu thuẫn khác, Kiều hoàn toàn bất lực trước mong muốn níu kéo, cố gắng quay lại tình yêu. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ xa xôi và tương lai thì mù mịt.
Dù quay về quá khứ hay hướng đến tương lai, cuối cùng Kiều vẫn là một con người đang sống với thực tại của mình:
“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vài ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”
Những thành ngữ liên tục được liệt kê hàm chứa đựng bi kịch của một cô gái. Đó là sự đổ vỡ của tình yêu và sự bọt bèo, trôi nổi của cuộc đời Kiều. Bi kịch còn sâu sắc hơn khi trong hiện tại cô vẫn không ngừng khao khát tình yêu hạnh phúc. Những từ có tính chất vô hạn như “muôn vàn, trăm nghìn” đã bộc sâu sắc khát vọng về một tình yêu nồng cháy, vĩnh cửu. Nhưng ngang trái thay, khát vọng của nàng Kiều cũng chính là hiện thực tàn nhẫn không thể cứu vãn nổi. Bi kịch tình yêu của nàng dâng lên tột đỉnh.
Nàng gọi Kim Trọng bằng tất cả sự thân mật, là tình quân, nàng đau xót tột cùng cho duyên phận mỏng manh, cho mối tơ duyên ngắn ngủi, mới chớm bắt đầu đã vụt tắt. Trong lòng nàng tự coi mình là người phụ bạc chàng Kim. Thật đau đớn cho nàng biết bao: mặc dù đã trao duyên rồi, đã nhờ em thay mình trả nghĩa cho chàng nhưng nỗi buồn vẫn còn vương vấn trong lòng Kiều. Có lẽ, một lần nữa, Nguyễn Du đã thực hiện đúng quy luật tâm lý con người khi miêu tả diễn biến tâm lí Kiều. Dù nàng có cố tình vứt bỏ nhưng sâu trong lòng vẫn còn vương vấn đến chàng. Cuối bài thơ, mặc dù Kiều đã bày tỏ hết nỗi đau riêng tư với em, đã hạ mình nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng nỗi đau tình yêu tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi ngoai. Vẫn mang nặng món nợ tình với Kim Trọng, nhưng tiếc cho phận bạc của mình, Thúy Kiều thốt lên đầy ai oán:
“Ôi Kim lang, hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Phải chăng đây là tiếng khóc than xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay cho nhiều người, nhiều thế hệ! Chỉ một câu thơ mà tên Kim Trọng đã được gọi đến hai lần. Những từ cảm thán từ “ôi, hỡi” khiến câu thơ vang lên đầy ai oán và sầu não, giống như một lời than thở, tiếng gọi chàng Kim trong sự thảng thốt, nghẹn ngào, mang theo nỗi đau xót gửi đến chàng Kim trước lúc nàng phải đi xa. Kiều đã rất quan tâm đến Kim, nhưng giờ đây nàng thừa nhận rằng chính nàng là người phản bội. Nàng không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận hết trách nhiệm về mình. Nàng không còn nghĩ đến nỗi đau của riêng mình nữa. Mọi tâm tư, nỗi niềm đều dành cho hạnh phúc của người mình yêu. Kiều yêu Kim hơn cả bản thân mình.
Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du đã có thể bộc lộ những suy tư phức tạp của nhân vật. Với hệ thống ngôn ngữ được sử dụng khéo léo và độc lập, Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ.
Tác phẩm đã chạm đến trái tim của nhiều thế hệ độc giả. Tám câu thơ cuối đoạn “Trao duyên” đã phác họa thành công mối tình bi thương của Thúy Kiều, nhưng cũng tỏa sáng rực rỡ với một hình ảnh nàng Kiều đẹp đẽ, sống động với tính cách cao thượng. Càng thấu hiểu tâm tư nàng bao nhiêu, người đọc càng thương thay số phận của nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì con người ta có thể bỏ mặc tất cả, hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại ngược lại, hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Như vậy chẳng phải đáng ngưỡng mộ sao?