Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

  • 07/02/202307/02/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    07/02/2023
    Giáo dục
    0

    "Việt Bắc" là một trong những bài thơ nổi bật của Tố Hữu sau thời kỳ kháng chiến chống Pháp oai hùng. Bài thơ chú trọng đến cuộc chia tay thắm đượm nghĩa tình giữa các cán bộ kháng chiến về xuôi và người dân Việt Bắc, đặc biệt trong 20 câu thơ đầu.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Việt Bắc:
      • 2 2. Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu?
        • 2.1 2.1. Mở bài:
        • 2.2 2.2. Thân bài:
        • 2.3 3.3. Kết bài:
      • 3 3. Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu hay nhất:

      1. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Việt Bắc:

      Việt Bắc là một khu vực nằm ở phía Bắc của Hà Nội, tại đây bao gồm nhiều tỉnh ở khu vực Bắc Bộ. Trong quá khứ chống thực dân Pháp đây cũng là chiến khu cách mạng gắn liền với những chiến công oanh liệt. Đặt tên bài thơ là “Việt Bắc”, của nhà thơ Tố Hữu hàm ý muốn nhắc lại những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến nơi đây giữa các chiến sĩ vào sinh ra từ cũng những con người Tây Bắc thân thiện giàu tình người. Đồng thời qua đó ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Bắc. Như vậy, nhan đề bài thơ đã hé mở cảm hứng chủ đạo của toàn bài: ngợi ca cách mạng cũng như con người kháng chiến. Thông qua đó, Tố Hữu muốn nhắn nhủ: Hãy ghi nhớ, khắc sâu và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, lối sống ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.

      2. Dàn ý phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu?

      2.1. Mở bài:

      – Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

      + Tố Hữu là một nhà tiêu tiêu biểu thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông nổi tiếng với những tác phẩm trữ tình chính trị.

      + Tác phẩm “Việt Bắc” là một vang dội trong sự nghiệp Tố Hữu, được ví như bản hùng ca và tình ca của cách mạng.

      – Giới thiệu đoạn trích: đoạn trích nằm trong đoạn đầu của bài thơ “Việt Bắc” ( 3 khổ thơ đầu – 20 câu thơ). Đoạn trích thể hiện tâm tình giữa kẻ ở và người đi trong buổi chia tay ở chiến khu Việt Bắc.

      2.2. Thân bài:

      a, Khái quát chung

      – Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:

      Bài thơ “Việt Bắc” được sáng tác năm 1954, sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi và các cơ quan trung ương Đảng cũng như chính phủ dời Việt Bắc trở lại thủ đô. Tố Hữu với những kỷ niệm đã gắn bó cùng các cán bộ ở nơi đây với bà con Việt Nam, ông đã sáng tác “Việt Bắc” ghi lại buổi chia tay đầy tình cảm ấy.

      – Ý nghĩa nhan đề:

      “Việt Bắc”: một cái tên ngắn gọn nhưng súc tích. Việt Bắc không chỉ là một địa danh của Việt Nam gắn với tên gọi “cái nôi của cách mạng Việt Nam” mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm giữa những cán bộ cách mạng và bà con vùng đất này.

      Xem thêm: Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu chọn lọc hay nhất

      b, Phân tích

      – Tám câu thơ đầu:

      Tám câu thơ đầu tiên đã thể hiện tâm trạng bịn rịn, luyến lưu của những người ở lại trong cuộc chia tay này.

      + Bốn câu thơ đầu:

      “Mình về mình có nhớ ta

      Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

      Mình về mình có nhớ không

      Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

      Xem thêm: Cảm nhận bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu hay chọn lọc

      • Điệp cấu trúc câu “mình về mình có nhớ…” → Một lời ướm hỏi, gợi về những kỷ niệm đã trải qua cùng nhau, về một thiên nhiên trữ tình Việt Bắc

      • Cách xưng hô “mình – ta”: cách xưng hô thường dùng của đôi lứa => giúp cuộc nói chuyện thân mật hơn và gợi đến những khúc hát giao duyên đầy sâu lắng.

      + Bốn câu thơ tiếp:

      “Tiếng ai tha thiết bên cồn

      Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

      Áo chàm đưa buổi phân li

      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

      => Đó là nỗi lòng, sự luyến tiếc của người ở lại và người ra đi, đặc biệt qua các từ ngữ như: da diết, bồn chồn, cầm tay nhau…

      – Mười câu thơ tiếp theo:

      “- Mình đi, có nhớ những ngày

      Xem thêm: Tổng hợp những mở bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu siêu hay

      Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

      Mình về, có nhớ chiến khu

      Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

      Mình về, rừng núi nhớ ai

      Trám bùi để rụng, măng mai để già.

      Mình đi, có nhớ những nhà

      Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

      Mình về, còn nhớ núi non

      Xem thêm: Phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất

      Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

      Mình đi, mình có nhớ mình

      Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

      + Điệp từ “nhớ”

      + Hình thức lời nhắn nhủ dưới dạng câu hỏi tu từ

      => Nội dung:

      + Nhớ về thiên nhiên hùng vĩ của Việt Bắc của thời kỳ kháng chiến

      + Nhớ về những gian khổ, thách thức đã cùng nhau trải qua → Thấm đượm ân tình

      Xem thêm: Tổng hợp những kết bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu hay nhất

      + Nhớ về những trận chiến, chiến thắng oai hùng

      + Đại từ xưng hô “mình”: sự gắn bó, thân thiết

      c, Đánh giá

      – Giá trị nghệ thuật: thể thơ lục bát, lối đối đáp dân gian, ngôn từ giản dị…

      – Giá trị nội dung: bản hùng ca và tình ca

      3.3. Kết bài:

      Khẳng định lại vấn đề

      3. Phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu hay nhất:

      Tố Hữu được biết đến là một nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ thi ca hiện đại. Ông được mệnh danh là “ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản”. “Việt Bắc là một trong những tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu, xứng đáng là một bản hùng ca và tình ca về kháng chiến chống Pháp. Đoạn trích nằm trong đoạn đầu của bài thơ “Việt Bắc” ( 3 khổ thơ đầu – 20 câu thơ). Đoạn trích thể hiện tâm tình giữa kẻ ở và người đi trong buổi chia tay ở chiến khu Việt Bắc.

      Tố Hữu được nhớ đến như một người thơ hóa các vấn đề chính trị, vì thế văn thơ của ông men theo những sự kiện cách mạng. Bài thơ “Việt Bắc” lừng danh được sáng tác năm 1954, sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi và các cơ quan trung ương Đảng cũng như chính phủ dời Việt Bắc trở lại thủ đô. Tố Hữu với những kỷ niệm đã gắn bó cùng các cán bộ ở nơi đây với bà con Việt Nam, ông đã sáng tác “Việt Bắc” ghi lại buổi chia tay đầy tình cảm ấy. “Việt Bắc”: một cái tên ngắn gọn nhưng súc tích. Việt Bắc không chỉ là một địa danh của Việt Nam gắn với tên gọi “cái nôi của cách mạng Việt Nam” mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm giữa những cán bộ cách mạng và bà con vùng đất này. Sự kiện chính trị này được chuyển hóa sang văn thơ rất sâu sắc đặc biệt qua 20 câu thơ đầu.

      Xem thêm: Phân tích tính dân tộc trong bài Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất

      Bài thơ “Việt Bắc” mở đầu đầy tình cảm:

      “Mình về mình có nhớ ta

      Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

      Mình về mình có nhớ không

      Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

      Điệp cấu trúc câu “Mình về mình có nhớ… như một lời ướm hỏi của người ở lại dành cho người ra đi, mỗi lần “Mình về mình có nhớ…” được thốt lên là những khung cảnh quen thuộc lại hiện ra. Tố Hữu đã khéo léo khi vận dụng những lời lẽ giã biệt cổ truyền vào cuộc chia tay này. Hơn nữa, đây cũng là một phép ẩn dụ đặc sắc. Cuộc chia tay mang tính thời đại được Tố Hữu gói gọn trong cuộc chia tay của đôi lứa, giữa cô gái Việt Bắc (hay chiến khu Việt Bắc) với anh cán bộ về xuôi (các cán bộ kháng chiến), từ chuyện chung mà hóa chuyện riêng khiến câu chuyện càng thêm sâu lắng và bịn rịn:

      “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

      Thể thơ lục bát được Tố Hữu khai thác triệt để kết hợp với cách xưng hô “mình – ta” đậm chất dân gian – cách hô thường dùng cho đôi lứa, đã giúp cho tình cảm được thể hiện thân mật hơn “chưa xa đã nhớ”. Đến mức tình cảm ấy, nhìn đâu cũng thấy sự nhớ nhung:

      Xem thêm: Phân tích, cảm nhận đoạn thơ từ câu 25 – 42 bài thơ Việt Bắc

      “Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”

      Đến đây tình cảm riêng đôi lứa lại được khái quát lên tình cảm chung dân tộc, đó là ân nghĩa thủy chung của những người con Việt Nam với cội nguồn. Chỉ trong một câu thơ sáu chữ ngắn gọn nhưng từ “mình” được lặp lại tới hai lần, phảng phất tình thương mến không lỡ rời xa. Sự lo âu lớn nhất của những người ở lại và người ra đi lúc này là: liệu rằng sau cuộc chia ly này, người về xuôi còn nhớ đến những khung cảnh quen thuộc nơi chiến khu Việt Nam và cái nôi, cội nguồn của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cái đặc sắc ở đây mà Tố Hữu đưa vào đây hai câu hỏi, một về thời gian, một về không gian. Câu thơ ngắn gọn gói trọn cả một khoảng trời cách mạng, một thời cách mạng từ khi “cách mạng còn trong trứng nước đến khi trưởng thành”.

      Ngay sau đó, người ra đi cũng bộc bạch nỗi lòng:

      “Tiếng ai tha thiết bên cồn

      Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

      Áo chàm đưa buổi phân li

      Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

      Tâm trạng của người ra đi lúc này đầy bồn chồn, lưu luyến. Tâm trạng ấy được diễn tả sâu sắc qua nét đặc sắc của ngôn từ và nhạc điệu câu thơ. Câu thơ với nhịp điệu uyển chuyển, 3/3 và 3/3/2, làm cho cái xuyến xao cho lòng người ra đi thêm phần cồn cào, thể hiện sự ngập ngừng trong lòng người. Âm điệu kết hợp cùng ngôn từ khiến cho cảm xúc càng thêm dồn dập. Hơn nữa, biện pháp hoán dụ cũng được sử dụng đặc sắc, nét “áo chàm” là hoán dụ cho toàn bộ nhân dân Việt Bắc trong buổi chia ly.

      Xem thêm: Liên hệ và so sánh hai tác phẩm Việt Bắc và Từ ấy của Tố Hữu

      Mười hai câu thơ còn lại:

      “- Mình đi, có nhớ những ngày

      Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

      Mình về, có nhớ chiến khu

      Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

      Mình về, rừng núi nhớ ai

      Trám bùi để rụng, măng mai để già.

      Mình đi, có nhớ những nhà

      Xem thêm: Phân tích, cảm nhận đoạn thơ từ câu 31 – 42 bài thơ Việt Bắc

      Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

      Mình về, còn nhớ núi non

      Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

      Mình đi, mình có nhớ mình

      Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

      Tiếp nối lời của các bộ về xuôi là lời của người ở lại, những câu hỏi xoáy sâu vào những kỷ niệm từng gắn bó, mỗi câu hỏi là một hình ảnh tiêu biểu ở chiến khu. Những hình ảnh thân thuộc như mưa nguồn, suối lũ, những mây cùng mù gợi về những khó khăn về thiên nhiên, vừa hoành tráng vừa thơ mộng. Chiến khu còn có những bữa ăn đạm bạc với miếng cơm chấm muối, trám rụng, măng già, cuộc sống tuy vất vả nhưng những con người nơi đây cùng chung chí hướng, đánh bại quân thù và đặc biệt thấm đượm sự sẻ chia: “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”. Tình cảm của những người dân Việt Bắc bày tỏ sâu kín qua cả đoạn thơ. Người đi đã chuẩn bị đi và núi rừng từ đây trở lên hoang vắng, chẳng còn ai nhặt trám, hái măng. Ẩn sau trong đó là những trăn trở về sự cô đơn. Trên nền cảm xúc ấy những dòng kỷ niệm càng ùa về một cách mãnh liệt hơn bao giờ hết:

      “Mình đi, mình có nhớ mình

      Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

      Xem thêm: So sánh hình ảnh đoàn quân qua bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc

      Các từ ngữ xưng hô “mình” liên tục được lặp lại, lòng người ở lại và người ra đi giờ cùng hướng về một phương. Niềm tin thật giản dị làm cho ngôn từ cũng bối rồi theo lòng người: ra đi để gặp lại. Việt Bắc đã là quê hương thứ hai của những người cán bộ cách mạng nơi đây. Trong đoạn thơ này, biện pháp liệt kê mang lại giá trị cao.

      “Việt Bắc” xứng đáng là một bản hùng ca và tình ca về kháng chiến với âm điệu ngọt ngào, thắm thiết và tình cảm gắn bó thiết tha.

        Xem thêm: Giáo án bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu – Giáo án Ngữ văn lớp 12

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Việt Bắc


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

        Việt Bắc là một trong những thành công của thơ ca Tố Hữu. Bài thơ phác họa nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, đồng thời ca ngợi nên vẻ đẹp của con người nơi đây, đặc biệt là đoạn thơ miêu tả về khung cảnh hào hùng, khí thế của đoàn quân ra trận. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc, mời các bạn cùng tham khảo.

        Giáo án bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu – Giáo án Ngữ văn lớp 12

        Việt Bắc của Tố Hữu là một trong những bài thơ tiêu biểu trong phong trào kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây về chủ đề Giáo án bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu - Giáo án Ngữ văn lớp 12.

        Phân tích tính dân tộc trong bài Việt Bắc của Tố Hữu hay nhất

        Trên đây là một số bài mẫu tham khảo phân tích tính dân tộc trong bài Việt Bắc của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ, mời các bạn đọc tham khảo.

        Phân tích, cảm nhận khổ thơ thứ 5 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

        Việt Bắc là một trong những bài thơ xuất sắc của Tố Hữu, tổng kết lại quá trình kháng chiến gian khổ, cũng như tình nghĩa quân dân. Cùng chúng tôi tìm hiểu bài phân tích, cảm nhận khổ thơ thứ 5 của bài thơ Việt Bắc nhé

        Phân tích, cảm nhận đoạn thơ từ câu 25 – 42 bài thơ Việt Bắc

        Việt Bắc là khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng. Hãy cùng chúng tôi Phân tích đoạn thơ từ câu 25 - 42 bài thơ Việt Bắc để tìm hiểu núi rừng, con người Việt Bắc nhé!

        Phân tích, cảm nhận khổ thơ thứ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

        "Việt Bắc" của Tố Hữu chính là một tác phẩm văn học xuất sắc, là "biểu tượng của thời đại" khi viết về bối cảnh đất nước trong những ngày kháng chiến chống Pháp. Dưới đây là  Phân tích, cảm nhận khổ thơ thứ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

        Phân tích, cảm nhận đoạn thơ từ câu 25 – 32 bài thơ Việt Bắc

        Bài thơ Việt Bắc được sáng tác nhân dịp đất nước lập lại hòa bình, với bao nhiêu kí ức, kỉ niệm khi phải chia tay chiến khu Việt Bắc và trở về Thủ Đô, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài Phân tích, cảm nhận đoạn thơ từ câu 25 - 32 bài thơ Việt Bắc nhé

        Phân tích, cảm nhận đoạn thơ từ câu 31 – 42 bài thơ Việt Bắc

        Hãy cùng chúng tôi phân tích, cảm nhận đoạn thơ từ câu 31 - 42 bài thơ Việt Bắc để thấy được giá trị của của bài thơ cũng như những giá trị cũng như tình cảm mà nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm qua bài thơ

        Tóm tắt và Sơ đồ tư duy Việt Bắc của Tố Hữu ngắn gọn nhất

        Việt Bắc là một trong những bài thơ xuất sắc của Tố Hữu, hôm nay hãy cùng chúng tôi tham khảo bài Tóm tắt và Sơ đồ tư duy Việt Bắc của Tố Hữu ngắn gọn nhất để có thể nắm bắt được giá trị của bài thơ nhé

        Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

        Bức tranh xuân, hạ, thu, đông thường được biết đến với tên gọi bức tranh tứ bình một tuyệt phẩm của vẻ đẹp thiên nhiên và không chỉ được vẻ bằng bút mà bức tranh tứ bình còn được khắc họa bởi những vần thơ mà sau đây chúng ta sẽ đi vào phần tích trong bài thơ Việt Bắc

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ