Bài viết dưới đây là tổng hợp các mẫu phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay chọn lọc hay nhất. Chúc các bạn có thêm nhiều tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ Bếp lửa ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm Bếp lửa
Giới thiệu và khái quát nội dung 2 khổ thơ cuối
1.2. Thân bài:
– Những câu thơ thể hiện những suy ngẫm sâu sắc của cháu về cuộc đời của bà. Đó không chỉ là những vần thơ mà còn là những tình cảm sâu nặng, chan chứa của người cháu đối với bà của mình.
– Khổ thơ cuối là lúc cháu đã lớn lên và giờ đây cháu đã được sống trong môi trường mới với cuộc sống mới thật vui thật đẹp, thế nhưng cháu vẫn luôn nhớ về bà và những kỉ niệm thời thơ ấu bên bà, bên bếp lửa đơn sơ mà vô cùng ấm áp. Mỗi ngày những kỉ niệm về bà đều hiện lên trong tâm trí cháu, là những kỉ niệm không thể nào lãng quên.
Cuối bài là một câu hỏi cũng là một lời khẳng định rằng cháu sẽ không bao giờ quên bà và chiếc bếp lửa bởi vì đó chính là tuổi thơ, là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn, là nơi cháu lớn lên.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của bản thân về 2 khổ thơ cuối.
2. Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt hay chọn lọc:
Bằng Việt là một nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành thời kháng chiến chống Mỹ. Trong thơ ông người đọc luôn cảm nhận được những điều giản dị, gần gũi và nhỏ nhặt nhưng ẩn chứa bên trong lại chứa đựng những tình cảm tha thiết, chân thành và thiêng liêng, đặc biệt trong số đó phải kể đến bài thơ “Bếp lửa”.
Bài thơ đã gửi gắm những kỷ niệm xúc động về người bà, đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn của người cháu đối với bà, với gia đình, với quê hương, đất nước. Những tình cảm, kỷ niệm về người bà được khơi dậy từ hình ảnh quen thuộc của chiếc bếp lửa trong vô vàn ký ức tuổi thơ. Chiếc Bếp lửa đã để lại ấn tượng sâu sắc trong suy nghĩ của Bằng Việt.
Xuyên suốt bài thơ là vô vàn kỷ niệm tuổi thơ về người bà, những kỉ niệm khi bà chăm sóc, dạy dỗ, bà là người chứng kiến từng bước trưởng thành của đứa cháu như một thước phim quay chậm. Tất cả những ký ức ùa về trong tâm trí tác giả, ông xúc động:
”Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
Những cảm xúc của tác giả được lặp lại xuyên suốt những câu thơ. Phải chăng đó là sự nhấn mạnh những sự vất vả trong cuộc sống của bà, suốt những ngày cháu còn thơ ấu, bà chăm lo mọi thứ cho cháu không quản ngại nắng mưa. Bao nhiêu khó khăn, gian khổ, bao nhiêu mưa nắng bà vẫn âm thầm chịu đựng để có thể lo lắng, chăm sóc cháu. Bà luôn giữ thói quen thức khuya dậy sớm, cuộc đời bà luôn vất vả tưởng chừng không bao giờ chấm dứt. Nhưng cũng chính nhờ có bà, những ngọn lửa yêu thương đã được thắp sáng trong gia đình.
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
Từ “nhóm” được nhắc lại nhiều lần trong khổ thơ như lời khẳng định rằng bà là người thắp lên ngọn lửa tình yêu và sự hy sinh cao cả trong trái tim người cháu. Khi thắp lên ngọn lửa, bà đã dạy cháu biết yêu thương những người thân ruột thịt. Bên cạnh đó bà cũng nhắc nhở cháu đừng bao giờ quên những năm tháng tình cảm, gian khổ mà hai người đã trải qua. Bà không chỉ thắp lên ngọn lửa ấm áp, cháy bỏng trong trái tim mỗi người, bà còn là người khơi dậy tình yêu thương, giáo dục và bù đắp cho cháu những thiếu thốn trong tâm hồn và xây dựng những ước mơ thật đẹp.
Bài thơ sử dụng dấu câu đặc biệt như gợi mở lời dạy dỗ của bà giành cho người cháu. Đó là những bài học đạo đức sâu sắc về lối sống trung thực, nhân hậu, biết ơn, đối xử tử tế với gia đình, tử tế với quê hương. Từ hình ảnh người bà và cháu, bài thơ dần nảy nở tình yêu quê hương, đất nước, hình ảnh ngọn lửa tượng trưng cho những kỷ niệm ấm áp, trở thành niềm tin thiêng liêng sâu thẳm trong tâm hồn tác giả.
3. Phân tích 2 khổ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt nâng cao:
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những kỷ niệm riêng về một thời thơ ấu trong sáng. Những kỷ niệm đó là những điều thiêng liêng và thân thiết nhất. Những kỉ niệm đó như nguồn động lực giúp con người có thêm tự tin và sức mạnh trong suốt hành trình dài của cuộc sống. Bằng Việt cũng có những kỷ niệm riêng, đó là những năm tháng sống cùng bà và bếp lửa thân quen trong gian bếp. Không chỉ là điều in sâu trong tâm trí Bằng Việt, mà còn là tình cảm sâu sắc giữa bà và cháu qua bài thơ “Bếp lửa”, đặc biệt là hai khổ thơ cuối.
Bếp Lửa được tác giả sáng tác vào năm 1963 khi ông mới 19 tuổi và đang du học tại Liên Xô. Bài thơ đã viết lại những kỷ niệm đầy xúc động về bà và mối quan hệ bà cháu, đồng thời thể hiện sự kính trọng, biết ơn của người cháu đối với bà, đối với gia đình, quê hương, đất nước. Những tình cảm và kỷ niệm về bà được gợi lên qua hình ảnh bếp lửa, nơi đất khách quê người, lấy hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về những kỉ niệm với bà thời thơ ấu.
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây gi
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”
Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ cho ngọn lửa ấm áp, tỏa sáng trong mỗi gia đình. Từ “ấp iu nồng đượm” gợi tả công việc nhóm lửa và ngọn lửa luôn rực sáng bởi đôi bàn tay khéo léo, cẩn thận của bà. Bà nhóm lửa mỗi sáng cũng thắp lên tình yêu thương, sự sẻ chia và những niềm vui của tuổi cháu. Ở đây, hành động nhóm lửa của bà không chỉ đơn giản là hành động nhóm lửa bình thường, mà qua ngòi bút tài hoa của nhà thơ, nó đã trở thành hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho ý nghĩa cuộc sống. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho thế hệ sau hơi ấm của tình yêu thương, sự sẻ chia với mọi người và từ hình ảnh ngọn lửa, bà cũng gợi lại những ký ức tuổi thơ trong lòng đứa cháu để cháu luôn nhớ về nó, và đó cũng là sự ghi nhớ sâu sắc tới cội nguồn quê hương dân tộc mình, từ đó hình ảnh bếp lửa trở nên thật thiêng liêng, cao đẹp.
“Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Việc dùng từ cảm thán kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ một cách khéo léo, nhà thơ đã thể hiện sự ngạc nhiên khi phát hiện ra một điều tưởng chừng bình dị nhưng lại là chân lí của cuộc sống.
Khổ cuối bài thơ là mong muốn chân thành của đứa cháu khi đã trưởng thành, dù khoảng cách về thời gian và không gian có xa đến đâu nhưng đứa cháu vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh người bà thân thương cùng chiếc bếp lửa thời thơ ấu. Đó là những kỉ niệm không thể nào quên trong tâm trí người cháu.
“Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”
Sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại, giữa ngọn lửa của cuộc sống hiện đại và chiếc bếp lửa giản dị, đơn sơ của bà đã cho độc giả thấy được sức sống bất tử của ngọn lửa mà bà thắp lên mỗi buổi chiều, luôn hiện hữu và sống mãi trong lòng cháu. Ngọn lửa đã trở thành ký ức tuổi thơ của cháu với những kỉ niệm về bà, một người truyền lửa và cũng là người truyền sự sống, truyền tình yêu thương và niềm tin vĩnh cửu cho thế hệ sau. Chính vì vậy, nhớ bà là nhớ bếp lửa , và cũng chính là nỗi nhớ về cội nguồn dân tộc.
Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt là bài thơ giàu cảm xúc và chân thực. Dưới ngòi bút tài hoa của tác giả, cùng giọng điệu tâm tình, nhịp thơ linh hoạt, tất cả đã khiến cho nỗi nhớ bà và nhớ bếp lửa thân thương hiện ra rõ nét. Qua đó khiến cho người đọc hình dung được nỗi nhớ da diết và những kỉ niệm xúc động thời thơ ấu.