Hình ảnh cuộc sống thường nhật được Hồ Chí Minh miêu tả sống động trong bài thơ Chiều tối. Bài viết dưới đây là một số bài phân tích 2 câu thơ cuối bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu để ôn tập. Cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu bài thơ “Chiều tối”, bài thơ được trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù” – Hồ Chí Minh
Khái quát 2 câu thơ cuối bài thơ “Chiều tối”
1.2. Thân bài:
Hai câu thơ miêu tả rất cụ thể cảnh sinh hoạt đời thường. Đó là cảnh cô gái thôn quê xay ngô, bếp than hồng tỏa ra ánh lửa và người qua đường dường như quên hết những khó khăn vất vả của chặng đường gian khổ, hòa mình vào trong không khí lao động nhộn nhịp của làng quê.
– Điểm nhìn của tác giả thu hẹp lại hiện ra khung cảnh của cô gái trẻ đang làm công việc xay ngô tối. Đó là hình ảnh nổi bật được nhà thơ ghi lại trong bức tranh chiều tà.
– Giây phút đó dường như Bác đã quên hết những vất vả khổ cực suốt chặng đường dài di chuyển, để cảm nhận nét đẹp của cuộc sống xung quanh. Bác như hòa mình cùng với không khí lao động nơi đây, thấu hiểu với những vất vả khó khăn của người lao động thôn quê.
– Hình ảnh cô gái xay ngô, bếp than hồng gợi lên khung cảnh về một gia đình đầm ấm hạnh phúc, đó cũng là nỗi niềm thầm kín, mơ ước của người tù nơi đất khách quê người về cuộc sống tự do.
Con người trong bài thơ của Bác vừa khỏe mạnh, vừa mang lại niềm vui cho cuộc sống lao động. Làm vơi đi nỗi cô đơn của người qua đường. Trong phút chốc nhà thơ cũng cảm nhận được hơi ấm của cuộc sống xung quanh, của sự tự do.
1.3. Kết bài:
Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của 2 câu thơ cuối bài thơ “Chiều tối”
2. Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối của Hồ Chí Minh siêu ấn tượng;
Nhật kí trong tù (1942 – 1943) làm sáng bừng tâm hồn đẹp đẽ của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Tâm hồn ấy trong những ngày đen tối luôn hướng về sự tự do, về ánh sáng, về cuộc sống và tương lai. Trên con đường bị áp giải sang nhà tù khác, người tù chợt cảm thấy ấm áp, phấn khởi, vui mừng trước thiên nhiên tươi đẹp xung quanh và hình ảnh cuộc sống ấm no, bình đẳng. Với cảm xúc đó nhà thơ đã sáng tác bài thơ “Chiều tối”.
Chỉ bằng mấy câu thơ gọn, nhờ thơ đã vẽ nên hai bức tranh riêng biệt: hai câu đầu là cảnh hoàng hôn, hai câu cuối là cảnh sinh hoạt thường ngày.
Không gian thay đổi từ chiều sang tối, cảnh sinh hoạt thường ngày của một vùng thôn quê miền núi được hiện lên một cách tự nhiên qua hai câu cuối bài thơ:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hình ảnh cô gái trẻ đang xay ngô bên bếp lửa và khi xay xong bếp lửa cũng đã rực hồng, gợi lên bức tranh lao động ấm cúng giản dị, yên bình nơi thôn quê. Dù đang trong cảnh tù đày mệt mỏi, không được tự do, nhưng khi chứng kiến vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đó, người tù dường như trở nên phấn chấn hơn hẳn. Chỉ những ai đã từng trải qua những khó khăn, những giông bão cuộc đời mới có thể thấu hiểu và cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp của bức tranh đó. Vì vậy trước bức tranh tươi đẹp của cuộc sống thôn quê, nhà thơ đã có sự rung động manh liệt trong tâm hồn và trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho nhà thơ.
Bếp lửa hồng là hình ảnh trung tâm của bài thơ, làm nổi bật hình ảnh cô gái trẻ đang hăng say làm việc. Bếp lửa hồng đã sưởi ấm bức tranh thiên buổi tối nơi núi rừng lạnh lẽo, hoang vu. Như vậy, hình ảnh cuộc sống lao động của con người nơi đây trở thành điểm sáng trung tâm của bức tranh, tỏa sáng rực rỡ. Bếp lửa hồng với ánh sáng tỏa ra gợi lên vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của con người nơi đây. Qua đó bộc lộ sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ, thể hiện lòng yêu đời, tinh thần lạc quan và niềm tin về tương lai của Bác.
Như vậy, hai câu thơ là sự quan sát của một người qua đường nhưng là góc nhìn của một người đang khao khát tìm kiếm cuộc sống thanh bình và giản dị. Vì vậy, khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con người nơi miền thôn quê, tình yêu và niềm vui đã tràn ngập trong lòng tác giả. Không phải hoàn cảnh bên ngoài tác động đến con người mà chính là những cảm xúc bên trong con người bao trùm lên mọi thứ xung quanh. Dù khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng chưa đủ mang đến niềm vui cho nhà thơ. Nhưng khi thấy được vẻ đẹp của cuộc sống con người nơi đây, đã mang đến cho tác giả niềm vui chứa chan. Qua điều đó thể hiện sự cao đẹp và nhân văn trong ngòi bút của tác giả.
Bài thơ Chiều tối có sự giao hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại, giữa thiên nhiên và tâm hồn con người. Qua bài thơ đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp cho người đọc về thiên nhiên và con người nơi miền thôn quê, đồng thời qua đó ta cũng thấy được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả. Thể hiện tinh thần lạc quan của Người, dù trong hoan cảnh gian khổ và đầy khó khăn của ngục từ nhưng luôn hướng về một tương lai tươi sáng với tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống.
3. Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối của Hồ Chí Minh siêu ý nghĩa:
Hồ Chí Minh không chỉ là một người anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà văn hóa với kiến thức phong phú mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Người để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp văn chương phong phú với đa dạng các thể loại và phong cách, sâu sắc về tư tưởng truyền đạt. Nổi bật nhất trong đó phải kể đến bài thơ “Chiều tối” của Bác. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên đẹp buổi chiều tà mà qua đó ta còn thấy được tinh yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết của Người trong cảnh tù đày. Điều đó được tái hiện rõ nét nhất qua 2 câu thơ cuối bài thơ.
Thời gian đã chuyển từ buổi chiều muộn sang tối dần. Cảm xúc của người tù cũng không còn buồn bã mà trở nên vui vẻ hơn. Không gian xung quanh cũng bừng sáng lên với màu “rực hồng” của bếp than:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Dưới ngòi bút của tác giả, hình ảnh cô gái xay ngô buổi tối hiện lên và trở thành hình ảnh trung tâm của bài thơ, tỏa sáng với sự trẻ trung, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Bức tranh đẹp của buổi chiều tối cũng được thể hiện qua nét đẹp của người lao động thôn quê. Qua đó ta cũng thấy được tâm hồn của Bác dù trong hoàn cảnh gian khổ vẫn luôn hướng về ánh sáng, hướng về tương lai với niềm tin tuyệt đối.
Câu thơ mang đậm chất hiện đại. Nhà thơ đã rất thanh công trong việc sử dụng cấu trúc lặp liên hoan: “Ma bao túc”,”bao túc ma”, đó chính là hành động xay ngô theo được lặp lại liên tục như một vòng tuần hoan.
Trong giờ phút đó, con người chợt nhận ra nhịp điệu chảy của thời gian, nhưng kì diệu là giờ đây nhịp điệu thời gian dường như đã hòa vào nhịp điệu của cuộc sống. Không gian buổi chiều giờ đây đã kết thúc và thay vào đó là đêm tối. Nhưng nhờ có ảnh lửa rực hồng của bếp than mà đêm tối đã không còn âm u và lạnh lẽo nữa.
Chỉ trong hai câu thơ ngắn ngủi nhưng cảnh vật đã có sự chuyển tiếp từ chiều sang tối, từ nỗi buồn sang niềm lạc quan của nhà thơ, hay chính là từ bóng tối hướng ra một tương lai tươi sáng.
Hai câu thơ là niềm vui được thể hiện qua hình ảnh ngọn lửa đỏ rực. Ngọn lửa đỏ chính là niềm vui của con người, xua tan đi nỗi cô đơn, mệt mỏi của buổi chiều nơi núi rừng vắng vẻ quạnh hiu. Đó cũng là một nét cổ điển rõ nét nhưng vẫn hiện đại của bài thơ.
Sự chuyển động của hình ảnh thơ từ thiên nhiên hoang vắng đến những người lao động, từ cuộc sống đến ánh sáng và tương lai, tất cả đều được thể hiện hết sức tự nhiên chân thực dưới ngòi bút tài hoa của tác giả. Đó cũng chính là tư tưởng xuyên suốt trong các tập thơ của Hồ Chí Minh nằm trong tập “Nhật kí trong tù”.
Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng” chính là nhãn tự nắm bắt được linh hồn và sức sống của toàn bộ bài thơ. Toàn bộ bức tranh toát lên vẻ đẹp tươi sáng vì chữ ”hồng”đó. Nó thể hiện niềm tin vào ý chí và sức mạnh của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.