Nhật Bản được thế giới biết đến vì có nền kinh tế rất phát triển mặc dù nước này với điều kiện tự nhiên không nhiều thuận lợi, nhiều thiên tai bão lũ, núi lửa, kèm theo đó là động đất, sóng thần… Có được thành công này phải nói đến con người Nhật Bản. Vậy cư dân Nhật Bản tập trung chủ yếu tại đâu và có gì đặc biệt, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau!
Mục lục bài viết
1. Phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở:
A. Các thành phố ven biển
B. Các vùng nông thôn
C. Vùng đất trung tâm các đảo lớn
D. Đảo Hô-cai-đô, trung tâm đảo Hôn-su
Chọn A: Các thành phố ven biển
2. Lý do dân cư Nhật Bản tập trung nhiều ở ven biển:
Dân cư tại Nhật Bản phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển, tới 49% dân số cả nước sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya và một số thành phó lân cận, mật độ dân cư ở đây lên tới 1350 người/km2 trong khi ở đảo Hokkaido mật độ chỉ là 64 người/km2.
Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, theo thống kê năm 2007 tuổi thọ của nữ giới là 88,99 và của nam giới 79,19. Nhật Bản có tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp và có xu hướng giảm dần chỉ còn 0,1% năm 2005. Nhật Bản đang đối mặt về sức ép dân số trong khi dân số đang bị già hóa đi, một bộ phận sắp nghỉ hưu nhưng số lượng người thay thế lại giảm. Tuy là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhưng tỷ lệ sinh tại Nhật lại ở mức rất thấp. Dân số Nhật Bản là có xu hướng già hóa, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng tăng, tỷ lệ dân cư từ 65 tuổi trở lên chiếm đến 19,2% năm 2005, so với năm 1995 là 15,7% trong khi đó tỷ lệ dân cư trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi năm 2005 là 66,9%, so với năm 1995 tỷ lệ này là 69%. Chính phủ Nhật Bản cho rằng tỷ lệ người cao tuổi này sẽ lên đến 40% trước năm 2050.
Giới trẻ Nhật Bản ngày nay cũng như xu hướng của giới trẻ một số quốc gia khác là muốn kết hôn muộn và sinh con ít, thậm chí ko muốn lập gia đình, vì các lý do về công việc, tính thích độc lập hay nhu cầu hưởng thụ của bản thân. Do đó việc cải thiện tình hình dân số của nước này sẽ gặp nhiều khó khăn. Người Nhật Bản vốn lao động cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao do đó năng suất lao động cao, với một tác phong rất công nghiệp trong công việc. Họ luôn tận tâm tận lực trong công việc, coi công việc của cơ quan tập thể như công việc của mình, nhiều khi họ làm việc không phải vì quyền lợi cá nhân của riêng mình. Người Nhật Bản vốn nổi tiếng về sự chăm chỉ. Thời gian làm việc trung bình một ngày của họ là 9 tiếng. Tuy vậy tỷ lệ thất nghiệp của Nhật chỉ 5,3%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) là 8,1%. Các công ty Nhật luôn đề cao lòng trung thành và sự chăm chỉ của nhân viên.
Thêm nữa người Nhật có tinh thần tập thể rất cao. Họ đặt tập thể lên trên và gạt cái tôi riêng trong công việc. Điều tối kỵ của họ là làm mất danh dự của tập thể. Tinh thần này tạo nên sức mạnh của xứ sở hoa anh đào như ngày nay. Con người Nhật rất ham học hỏi, quan sát từ những cái nhỏ nhất, sự cầu tiến cùng với sự sáng tạo đã giúp họ bắt kịp rất nhanh với các nước phát triển, từ khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến bậc nhất của thế giới đến nền văn hóa hiện đại nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của mình. Mức sống của người dân cao, theo báo cáo của IMF cho thấy GDP bình quân đầu người trong năm 2009 của Nhật Bản là 39.573 USD. Nhật Bản có chỉ số phát triển con người (HDI – Chỉ số đánh giá một cách tổng quát về sự phát triển con người và sự phát triển của quốc gia) xếp thứ 8 trong 10 nước dẫn đầu thế giới và là nước dẫn đầu ở Châu Á tính cho năm 2007. Dân cư của Nhật Bản có những đặc điểm đáng chú ý về cơ cấu dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân thành thị và đa dạng về dân tộc và tôn giáo.
Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của người Nhật. Trong xã hội phong kiến Nhật Bản, việc tôn trọng cha mẹ, người bề trên và các quan lại là điều rất có lợi cho giai cấp thống trị. Tư tưởng này đã góp phần tạo nên sự thống trị của các võ sĩ đạo (samurai) và cho đến thời Minh Trị thì sự kết hợp của tư tưởng Nho giáo và đạo đức hiện đại của châu Âu đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức của người Nhật cận đại. Có 90% dân số là người Nhật gốc thuộc cùng chủng tộc và nói cùng một ngôn ngữ nên họ có lòng tự hào dân tộc rất cao và mang một sắc thái rõ ràng, tính cách đặc trưng, đồng nhất.
3. Đặc điểm dân cư Nhật Bản:
Nhật Bản được thế giới biết đến vì có nền kinh tế rất phát triển chỉ trong một thời gian ngắn, mặc dù đất nước này với điều kiện tự nhiên không nhiều thuận lợi, nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản, địa hình chủ yếu là đồi núi, thêm nữa thiên tai bão lũ, núi lửa, kèm theo đó là động đất, sóng thần… Được thuận lợi phát triển kinh tế như vậy phải nói đến con người Nhật Bản, con người Nhật Bản cũng có những đặc điểm nổi bật so với con người những quốc gia khác.
Mật độ dân số trung bình ở Nhật Bản khoảng 228 người/km2. Tổng số dân năm 2020 là 126,2 triệu người với tỉ lệ tăng dân số thấp và có xu hướng giảm. Nhưng dân cư của Nhật Bản có những đặc điểm đáng chú ý. Cơ cấu dân số của Nhật Bản đang dần trở nên già hóa, với số lượng người ở nhóm tuổi 0-14 chiếm 12% dân số, trong khi số lượng người ở nhóm tuổi trên 65 chiếm 29% dân số. Điều này dẫn đến sự gia tăng đáng kể về tuổi thọ trung bình trong quốc gia. Năm 2020, tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản là 84 tuổi, cao nhất trên thế giới.
Mặc dù mật độ dân số trung bình ở Nhật Bản không quá cao, nhưng phân bố dân cư không đều trên khắp đất nước. Nhiều đô thị tại Nhật Bản đã nối với nhau để tạo thành những dải đô thị lớn như Ô-xa-ca, Kô-bê và Tô-ky-ô. Tỉ lệ dân thành thị đang tăng nhanh và đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với Nhật Bản. Sự tăng nhanh dân thành thị đang gây ra nhiều áp lực về kinh tế, môi trường và hạ tầng cho các thành phố lớn của Nhật Bản. Với nhu cầu tăng trưởng kinh tế và sự phát triển ở các thành phố lớn, nhu cầu về nhà ở, giao thông và các dịch vụ công cộng đang tăng cao. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh cũng đang gây ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm ô nhiễm môi trường, áp lực về năng lượng và tài nguyên và sự phân hóa kinh tế và xã hội.
Ở dân cư của Nhật Bản, có các dân tộc như Ya-ma-tô (chiếm 98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính của Nhật Bản là đạo Shin-tô và đạo Phật. Ngoài ra, giáo dục cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển dân cư của Nhật Bản. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá là một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, với sự tập trung vào giáo dục cơ bản và giáo dục phổ thông. Ngoài ra, các chính sách và hoạt động của Nhật Bản cũng tập trung vào việc tăng cường sức khỏe của dân cư và bảo vệ môi trường sống.
Dân cư của Nhật Bản có những đặc điểm đáng chú ý về cơ cấu dân số, mật độ dân số, tỉ lệ dân thành thị và đa dạng về dân tộc và tôn giáo. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của dân thành thị đang gây ra nhiều vấn đề khác nhau và việc giải quyết những vấn đề này sẽ là một trong những khó khăn mà Nhật Bản phải giải quyết.
THAM KHẢO THÊM: