Quyết định hành chính là một trong những cụm từ pháp luật không còn xa lạ gì với cuộc sống thường ngày cũng như trong lĩnh vực luật pháp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm và hiểu được chính xác về khái niệm cũng như đặc điểm và các loại quyết định hành chính hiện có.
Mục lục bài viết
1. Quyết định hành chính là gì?
Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc hàng ngày của tổ chức, cơ quan.
Ví dụ: Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý cho các đơn vị và cá nhân cụ thể của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ;hay như các quyết định cấp đất, quyết định thu hồi đất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh….
Quyết định hành chính là những quyết định được xác lập trong lĩnh vực quản lý hành chính để thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền , của người có chức vụ , tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền, được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính.
Ví dụ về một số quyết định hành chính như :
2. Đặc điểm của quyết định hành chính:
Vì quyết định hành chính vẫn có yếu tố cơ bản của một quyết định nên quyết định hành chính sẽ có những đặc điểm chung của một quyết định như sau:
+ Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước:
Quyền lực Nhà nước được thể hiện thông qua việc các cơ quan Nhà nước ban hành ra các văn bản. Tính quyền lực thể hiện rõ nhất ở nội dung của văn bản mà các cơ quan Nhà nước ban hành ra. Nội dung của quyết định thể hiện rõ tính mệnh lệnh, đảm bảo nội dung của quyết định phải được thi hành kể cả là bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần.
Ngoài mặt nội dung thì tính quyền lực của Nhà nước của quyết định hành chính còn được thể hiện qua hình thức của quyết định. Bởi lẽ theo quy định của
+ Quyết định hành chính mang tính pháp lý:
Tính pháp lý là những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý của quyết định bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội. Đây là tính bắt buộc từ các quyết định do Nhà nước ban hành. Khi các quyết định được ban hành sẽ có tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, là phương thức được dùng để đưa rá các phương pháp, các hướng giải quyết những trường hợp, những vấn đề cụ thể chưa có cách giải quyết. Cũng từ đó, làm phát sinh những quy phạm pháp luật mới có hiệu lực pháp lý từ thời điểm ban hành, hoặc là thay thế những quyết định cũ đã không còn có hiệu lực, hoặc là sửa đổi bổ sung những quyết định có nội dung tương tự trước đó.
Ngoài hai đặc điểm chung nêu trên thì quyết định hành chính còn có những đặc điểm riêng biệt, chỉ quyết định hành chính mới có như sau:
+ Quyết định hành chính mang tính dưới luật:
Nguồn gốc của quyết định hành chính được xuất phát từ các cơ quan mang tính quyền lực Nhà nước, do vậy khi các chú thể tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc soạn thảo, nghiên cứu và ban hành ra các văn bản quyết định hành chính thì các văn bản quyết định hành chính được ban hành này sẽ được coi là các văn bản dưới luật và được tiến hành đưa ra thực hiện nhằm thực thi các quy định pháp luật.
+ Quyết định hành chính được ban hành bởi nhiều chủ thể
Thông thường các chủ thể trong cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được ban hành các quyết định hành chính là các chủ thể tại các đơn vị hành chính các cấp trung ương, địa phương… các chủ thể có thẩm quyền chung cũng như thẩm quyền riêng về vấn đề, nội dung mà quyết định hành chính được ban hành.
+ Quyết định hành chính có nhiều nội dung và mục đích phong phú, đa dạng
Đặc điểm này của quyết định hành chính xuất phát từ chính những đặc điểm thực tế mà các quyết định hành chính quản lý. Đó là các vấn đề trong xã hội, trong việc quản lý, điều khiển các vấn đề xã hội. Không chỉ phong phú về mặt nội dung mà các quyết định hành chính còn đa dạng cả về mặt hình thức. Các quyết định hành chính có những loại hình thức tiêu biểu như: nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ định, công văn….
3. Phân loại quyết định hành chính:
Việc phân loại quyết định hành chính là một việc vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành hệ thống pháp luật hành chính của Nhà nước Việt Nam. Việc phân loại sẽ giúp cho các chủ thể ban hành quyết định hành chính cũng như các chủ thể, đơn vị tổ chức, cá nhân áp dụng thực hiện sẽ không gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi các quyết định hành chính này.
Cũng chính vì quyết định hành chính có nhiều đặc điểm tính chất nên việc phân loại các quyết định hành chính cũng sẽ phải căn cứ vào các đặc điểm tính chất này của quyết định hành chính.
+ Căn cứ và tính chất pháp lý thì quyết định hành chính được chia làm ba loại đó là:
Thứ nhất quyết định hành chính chủ đạo
Thứ hai quyết định hành chính quy phạm
Thứ ba quyết định hành chính cá biệt.
+ Căn cứ vào chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định thì quyết định hành chính được ban hành thành năm loại quyết định hành chính như sau:
Thứ nhất quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành ;
Thứ hai quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ thuộc thẩm quyền của các bộ và cơ quan ngang bộ ban hành;
Thứ ba quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành;
Thứ tư quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân ban hành;
Thứ năm quyết định hành chính liên tịch.
Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến nội dung khái niệm, đặc điểm và phân loại về quyết định hành chính mà Luật Dương Gia cung cấp cho bạn đọc. Hi vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp cho bạn học có được những thông tin hữu ích liên quan hành chính nói chung và các quy định pháp luật về hành chính nói riêng.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Phân loại quyết định hành chính căn cứ vào tính chất pháp lý. Có phải chỉ có cơ quan hành chính mới được ban hành các quyết định hành chính không? Tại sao? A Chị giúp em với.?
Luật sư tư vấn:
Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, chính sách, những xử sự chung từ đó giải quyết công việc cụ thể trong đời sống,
Là các biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định.
Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2010 giải thích quyết định hành chính như sau:
” Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể “
Các quyết định hành chính căn cứ vào tính chất pháp lý như sau:
+ Thứ nhất, quyết định chủ đạo:
Là loại quyết định đề ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ… có tính chất chung, là công cụ định hướng chiến lược trong thực hiện chức năng lãnh đạo của quản lý hành chính. Các quyết định chủ đạo là cơ sở ban hành các quyết định quy phạm và cá biệt
+ Thứ hai, quyết định quy phạm:
Là quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành các quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực.
+ Thứ ba, quyết định cá biệt:
Là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của bản thân cơ quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần.
Theo quy định của pháp luật, chủ thể ban hành quyết định hành chính rất rộng, không chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, mà còn các cơ quan, cá nhân khác, như