Trong bối cảnh xã hội đang vươn lên trong việc phát triển nên kinh tế thì việc đầu tư đang được trú trọng vì nguồn lợi kinh tế do đầu tư mang lại sẽ giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu đến lĩnh vực đầu tư cụ thể đó chính là lĩnh vực đầu tư công. Kế hoạch đầu tư công là gì? Phân loại kế hoạch đầu tư công?
Mục lục bài viết
1. Quy định về Kế hoạch đầu tư công:
1.1. Kế hoạch Đầu tư công là gì?
Căn cứ dựa trên
– Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.
– Dự án đầu tư công khẩn cấp là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
– Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.
– Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.
– Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.
1.2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm:
Tại Điều 48. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm quy định như sau:
– Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
– Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.
– Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.
– Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.
– Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
– Kế hoạch đầu tư công hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.
1.3. Triển khai kế hoạch đầu tư công:
Tại Điều 66. Triển khai kế hoạch đầu tư công quy định:
1. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Lập kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật này;
e) Bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí;
g) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ Tài chính bảo đảm thanh toán đủ vốn ngân sách trung ương theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Như vậy, việc Triển khai kế hoạch đầu tư công được thuc hiện theo quy định trách nhiệm Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính và lưu ý các quy định của Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công như đã nêu trên. Và việc triển khai kế hoạch đầu tư công phải thực hiện dựa trên quy định của pháp luật.
2. Phân loại kế hoạch đầu tư công:
Căn cứ vào
2.1. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch:
– Kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm;
– Kế hoạch đầu tư công hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm và cân đối vốn đầu tư công hằng năm.
2.2. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý:
– Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;
– Kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương;
– Kế hoạch đầu tư công của các cấp chính quyền địa phương.
2.3. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư:
– Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực của bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan, tổ chức khác và các chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương cho bộ, ngành và địa phương;
– Kế hoạch đầu tư vốn cân đối ngân sách địa phương;
– Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước;
– Kế hoạch đầu tư vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;
– Kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
– Kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;
– Kế hoạch đầu tư vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Như vậy dựa trên việc phân loại các kế hoạch đầu tư công để có thể dễ dàng thực hiện việc đầu tư trong các trường hợp khác nhau như Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch, Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý và Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư. Việc phân loại đó mang lại các lợi ích như dễ dàng thực hiện và cũng dễ dàng quản lý các kế hoạch đầu tư công để mang lại kết quả cao hơn trong việc thực hiện
3. Đánh giá kế hoạch đầu tư công:
– Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch.
– Kế hoạch đầu tư công hằng năm được đánh giá định kỳ hằng quý và hằng năm
– Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công bao gồm:
+ Mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tác động của kế hoạch đầu tư công trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết quả phát triển kinh tế – xã hội;
+ Tính khả thi của kế hoạch đầu tư công;
+ Tình hình quản lý đầu tư công;
+Tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các giải pháp xử lý.
Việc đánh giá kế hoạch đầu tư công là rất cần thiết vì nó quy định các nội dung Mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, Tác động của kế hoạch đầu tư công trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết quả phát triển kinh tế – xã hội để có sự rút kinh nghiệm cho các kê hoạch sau, Tính khả thi của kế hoạch đầu tư công đối với thời điểm hiện tại Tình hình quản lý đầu tư công để có những chính sách và kế hoạch đúng đắn và chính xác nhất dựa trên việc đánh giá đó.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Đầu Tư Công 2019.