Công trình đường bộ không chỉ đơn giản là đường đi, công trình về giao thông được xây dựng mà công trình đường bộ còn có những quy định về phân loại, phân cấp loại công trình đường bộ cụ thể và chặt chẽ. Vậy quy định về công trình đường bộ theo quy định pháp luật cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mục đích của việc phân loại, phân cấp loại công trình đường bộ:
Việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ là ở lĩnh vực kinh tế, xã hội mà còn là cả một hệ thống giao thông của quốc gia.
+ Đối với nền kinh tế sẽ giúp cho giao thông qua lại thuận tiện, đường xá lưu thông giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại theo nhu cầu của người dân, đặc biệt ở những vùng có lĩnh vực du lịch đang trong giai đoạn phát triển hoặc đang phát triển thì việc đảm bảo đường xá thuận lợi, giao thông dễ dàng sẽ giúp cho nền kinh tế những vùng có đặc thù phát triển sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.Một ví dụ đơn giản cho thấy khi giao thông thuận tiện dễ dàng cũng sẽ kích thích việc tham quan du lịch của người dân trong nước và ngoài nước trở nên cao hơn. Nền kinh tế sẽ hỗ trợ cho việc phát triển giao thông được cải thiện và ngày càng hiện đại hơn
+ Đối với xã hội thì việc phân cấp, phân loại đường xá sẽ giúp cho việc phân cấp, phân loại khu vực cũng trở nên dễ dàng và nhận biết khu vực dễ dàng hơn. Ở những khu vực trọng điểm, thiết yếu, trung tâm kinh tế chính trị của cả nước thi việc phân cấp, phân loại công trình đường bộ sẽ giúp cho việc nhận biết những khu vực này rõ rệt hơn và dễ dàng hơn
+ Đối với hệ thống giao thông quốc gia việc phân cấp , phân loại công trình đường bộ giúp cho việc quản lý cũng như sử dụng, theo dõi quá trình xây dựng, quá trình sử dụng công trình đường bộ trở nên dễ dàng hơn. Từ quá trình xây dựng việc phân cấp , phân loại công trình đường bộ giúp cho việc mua vật liệu, xác định thời gian sử dụng, thời gian bảo dưỡng cho các loại công trình đường bộ theo cấp phù hợp
2. Phân loại đường bộ theo quy định pháp luật:
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định:
“1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.”
Theo đó, công trình đường bộ bao gồm tất cả đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định về phân loại và phân cấp công trình xây dựng như sau:
“Điều 8. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
1. Căn cứ theo công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:
a) Công trình dân dụng;
b) Công trình công nghiệp;
c) Công trình giao thông;
d) Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật;
e) Công trình quốc phòng, an ninh.
Danh mục chi tiết các loại công trình được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối với công trình không được quy định trong các mục từ mục I đến mục V của Phụ lục I Nghị định này, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình.
3. Công trình, hạng mục công trình được phân cấp căn cứ trên quy mô, loại kết cấu, tầm quan trọng để áp dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau đây:
a) Quản lý phân hạng năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và công bố thông tin năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình;
b) Yêu cầu về cấp công trình phải lập chỉ dẫn kỹ thuật và xác định số bước thiết kế xây dựng công trình;
c) Phân định trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng;
d) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và
đ) Phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
e) Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng; quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng;
g) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
h) Các quy định khác có liên quan.
4. Phân cấp công trình để thiết kế xây dựng công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy định của pháp luật có liên quan.
5. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hướng dẫn phân cấp các loại công trình xây dựng nêu tại Khoản 3 Điều này.”
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 8
3. Phân loại công trình đường bộ:
Theo đó, các công trình đường bộ chính được quy định và phân loại tại mục IV phụ lục I Nghị định 46/2015/NĐ-CP này như sau:
“IV. CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1. Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường trong đô thị; đường nông thôn, bến phà.
3. Công trình cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.
4. Công trình hầm: Hầm đường ô tô; hầm đường sắt; hầm cho người đi bộ.”
Theo đó, các công trình đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ đươc quy định xếp vào nhóm công trình giao thông, theo đó, đối với các công trình đường bộ còn được chia ra làm ba loại là đường ô tô cao tốc; đường ô tô, đường trong đô thị và đường nông thôn. Mỗi loại đường này lại được căn cứ vào các tiêu chí như tốc độ cho phép đói với các phương tiện lưu thông trên đường, lưu lượng xe trung bình đi chuyển qua tuyến đường trong một ngày đêm mà được phân cấp cụ thể hơn nữa. Tương tự như vậy, các công trình cầu đường bộ sẽ được căn cứ theo độ dài nhịp cầu hoặc chiều cao trụ cầu và hầm đường bộ sẽ được căn cứ theo chiều dài hầm, diện tích mặt cắt ngang hoặc kết cấu vỏ hầm.
Ngoài các công trình giao thông đường bộ kể trên, một số công trình đường bộ khác được liệt kê tại nhóm Công trình hạ tầng kỹ thuật như:
“III. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
2. Công trình thoát nước: Tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải; hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn.
4. Công trình chiếu sáng công cộng: mạng lưới điện chiếu sáng, cột đèn.”
Do mục đích sử dụng của các công trình cống thoát nước có quy mô và tính chất khác với các công trình khác như cầu hay đường đi mà công các công trình thoát nước được xếp vào nhóm công trình hạ tầng kĩ thuật. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 46/2015/NĐ-CP cũng có quy định, đối với công trình không được quy định trong các mục từ mục I đến mục V của Phụ lục I Nghị định này, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành xác định loại của công trình.
4. Nguyên tắc xác định cấp công trình, loại công trình:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2. Nguyên tắc xác định cấp công trình ta có thể xác định để phân cấp, phân loại công trình đường bộ phải dựa trên các nguyên tắc và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như sau:
1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:
a) Quy mô công suất, tầm quan trọng: áp dụng cho từng công trình hoặc dây chuyền công nghệ, tổ hợp công trình quy định tại Khoản 3 Điều này được xác định theo Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp công trình không có tên trong Phụ lục 1 Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại Điểm b Khoản này.
b) Loại và quy mô kết cấu: áp dụng cho từng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình, được xác định theo Phụ lục 2 Thông tư này.
2. Cấp của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định trên cơ sở các tiêu chí nêu tại Khoản 1 Điều này.
3. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình chính độc lập hoặc dây chuyền công nghệ chính, tổ hợp công trình chính có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên quy mô, công năng chung của dự án.
4. Cấp công trình quốc phòng, an ninh được xác định theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp công trình quốc phòng, an ninh có tính chất đặc thù, cấp công trình do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.
Như vậy, việc phân cấp, phân loại công trình đường bộ luôn phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên thì việc phân cấp phân loại mới chính xác và đảm bảo yêu cầu của pháp luật Nhà nước. Dựa vào những nguyên tắc nêu trên thì việc phân loại, phân cấp công trình đường bộ phải được dựa trên việc phân loại quy mô và kết cấu , quy mô công suất, tầm quan trọng của loại công trình đường bộ. Ngoài ra để phân loại cấp của một công trình đường bộ độc lập là cấp cao nhất sẽ được xác định dựa trên các tiêu chí nêu tại khoản 1 Điều 2.
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 46/2015/NĐ-CP.