Phân loại các tranh chấp lao động. Các căn cứ để phân loại các tranh chấp lao động dựa vào đặc điểm của từng loại tranh chấp lao động?
Phân loại các tranh chấp lao động. Các căn cứ để phân loại các tranh chấp lao động dựa vào đặc điểm của từng loại tranh chấp lao động?
Căn cứ vào chủ thể khởi kiện của tranh chấp, có thể chia tranh chấp lao động cá nhân thành tranh chấp mà nguyên đơn khởi kiện là cá nhân người lao động và tranh chấp nguyên đơn khởi kiện là người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động cá nhân mà nguyên đơn khởi kiện là người lao động là tranh chấp phát sinh bất đồng về quyền và lợi ích giữa người lao động với chủ sử dụng lao động của mình. Và chính người lao động là người khởi kiện ra tòa án hay nói cách khác là nguyên đơn trong vụ việc này. Trong quan hệ lao động, người lao động đem sức lao động của mình làm việc cho người sử dụng lao động và phải tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động thông qua việc thuê mướn, sử dụng lao động nhằm thu được các giá trị mới và lợi nhuận cho người sử dụng lao động. Nhưng khi đó người lao động lại không có được những quyền và lợi ích nhất định mà họ mong muốn. Do vậy phát sinh mâu thuẫn giữa người lao động với chủ sử dụng lao động của mình. Và tranh chấp lao động xảy ra là điều dễ nhận thấy.
Tranh chấp lao động cá nhân mà nguyên đơn khởi kiện là chủ sử dụng lao động về bản chất phát sinh tranh chấp giống như tranh chấp lao động cá nhân mà người khởi kiện là người lao động chỉ khác nguyên đơn khởi kiện tranh chấp ra tòa án là người sử dụng lao động. Trong số các vụ việc về tranh chấp lao động cá nhân có rất ít vụ nguyên đơn là người sử dụng lao động nhưng không phải không có. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do người lao động không làm hay thực hiện không đúng và đầy đủ các công việc, nghĩa vụ mà mình phải làm đối với người sử dụng lao động trong khi người sử dụng lao động tạo điều kiện và đảm bảo quyền, lợi ích nhất cho người lao động.
Thực chất đa phần các vụ việc về tranh chấp lao động cá nhân được khởi kiện ra tòa nguyên đơn khởi kiện là cá nhân người lao động. Bởi trong nền kinh tế hiện nay, người lao động luôn luôn chiếm thế yếu trong các quan hệ lao động. Quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm và không được đảm bảo. Họ khởi kiện ra tòa án với mong muốn đòi lại các quyền mà mình đáng được hưởng. Họ hy vọng tòa án sẽ là chủ thể thay mặt Nhà nước đưa ra các bản án, quyết định đúng đắn, đúng pháp luật và có tính cưỡng chế cao buộc các bên trong quan hệ lao động phải thực hiện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ vào nội dung tranh chấp có thể chia tranh chấp lao động cá nhân thành tranh chấp về tiền lương, về bảo hiểm xã hội, về thời gian làm việc, kỷ
Việc phân loại các tranh chấp lao động cá nhân trên giúp cho tòa án khi giải quyết vụ việc được nhanh hơn, chính xác hơn, đưa ra bản án, quyết định đúng pháp luật. Bởi với mỗi loại tranh chấp sẽ có các nghị định, thông tư hướng dẫn và luật hay Bộ luật chi phối. Việc phân loại đó tòa án có thể sử dụng các văn bản pháp lý liên quan cho từng loại tranh chấp lao động cá nhân để giải quyết chính những tranh chấp đó. Từ đó, các bên chủ thể trong mối quan hệ lao động đều phải thực thi nếu không sẽ bị cưỡng chế bới cơ quan thi hành án.