Bảo lãnh ngân hàng là gì? Phân loại bảo lãnh ngân hàng? Quy trình bảo lãnh ngân hàng?
Hiện nay, nhiều người có suy nghĩ rằng bảo lãnh ngân hàng là một công cụ thanh toán. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm bởi bảo lãnh là cách thức bảo đảm của tổ chức tín dụng với người được yêu cầu bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là cách thức mà tổ chức tín dụng, cụ thể là các tổ chức được quy định Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2015/TT-NHNN thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh (không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) khi các tổ chức này cam kết với bên nhân bảo lãnh.
Sau khi tổ chức tín dụng thực hiện thanh toán các khoản tài chính này, Bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên bảo lãnh các khoản nợ trên.
Bảo lãnh ngân hàng được xem là một loại bảo đảm từ một ngân hàng về việc đảm bảo trách nhiệm của người đi vay. Điều này có nghĩa là, nếu người đi vay không thể thanh toán được khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nó trong phạm vi số tiền được ghi rõ trong giấy bảo lãnh.
Trong dịch vụ bảo lãnh ngân hàng sẽ gồm 3 bên:
- Bên bảo lãnh: Ngân hàng
- Bên được bảo lãnh: Khách hàng đi vay
- Bên nhận bảo lãnh: là bên sẽ được Ngân hàng hoàn trả tiền trong trường hợp bên được bảo lãnh không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ
Dịch vụ này thường áp dụng cho các mục đích mua hàng hóa, thiết bị hoặc rút tiền vay để mở rộng kinh doanh của khách hàng hoặc trong các hợp đồng đấu thầu…. Dịch vụ được cam kết bằng văn bản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng.
Bảo lãnh ngân hàng – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Bank guarantee.
Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng trong tiếng Anh như sau:
The Law on Credit Institutions 2010 stipulates: “Bank guarantee is a form of credit extension whereby a credit institution commits to the obligee that the credit institution will perform its financial obligations instead to customers when customers fail to perform or inadequately perform their committed obligations; customers must accept debts and repay them to credit institutions as agreed. “
Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.
Điều kiện đối với khách hàng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
– Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật.
– Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
– Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Phân loại bảo lãnh ngân hàng:
*) Bảo lãnh ngân hàng phân theo mục đích
Ở loại hình bảo lãnh này có 5 loại hình cơ bản cụ thể như sau:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất hiện nay có ưu điểm đó là khả năng thực hiện độc lập bảo lãnh trong quá trình mua bán hàng hoá hoặc dự thầu xây dựng. Loại hình này được tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết.
Bảo lãnh dự thầu
Thực chất mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu. Trong trường hợp khách hàng vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
Bảo lãnh thanh toán
Ứng dụng: Trong các
Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho người mua như đã cam kết.
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
Ứng dụng: Trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình hoặc các hợp đồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất lượng máy móc thiết bị.
Trách nhiệm: Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoản thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.
Tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ khi: Khách hàng bị phạt theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh.
Bảo lãnh hoàn lại thanh toán
Ứng dụng: Cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh.
Trong trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả số tiền cung ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện chức năng của mình.
*) Bảo lãnh ngân hàng theo hình thức phát hành
Bảo lãnh trực tiếp
Đây là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ không cần qua ngân hàng trung gian. Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng được phép truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh
Bảo lãnh gián tiếp
Đây là loại hình người được bảo lãnh có quyền hạn yêu cầu ngân hàng chỉ thị đề nghị ngân hàng phát hành đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng thông qua một cam kết đối ứng do chính ngân hàng đưa ra. Sau đó, ngân hàng chỉ thị truy đổi từ người được bảo lãnh.
Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất 4 thành phần tham gia là: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người hưởng thụ bảo lãnh.
Ứng dụng: Trong trường hợp người thụ hưởng là người nước ngoài và ngân hàng phát hành ở ngay tại quốc gia của người thụ hưởng.
*) Bảo lãnh ngân hàng phân loại theo đối tượng
Bảo lãnh trong nước
Ứng dụng: Đối tượng tham dự bảo lãnh trong cùng một quốc gia.
Các hình thức áp dụng cho loại bảo lãnh này là: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước… được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.
Bảo lãnh ngoài nước
Ứng dụng: Một trong hai bên tham dự bảo lãnh khác quốc gia. Loại hình này thường sử dụng 1 trong các hình thức bảo lãnh sau:
- Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm.
- Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài.
- Phát hành thư bảo lãnh.
- Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ.
Ngoài những hình thức phân loại bảo lãnh ngân hàng quen thuộc như trên thì còn một số yếu tố khác quyết định đến loại hình bảo lãnh như: Hình thức sử dụng được chia ra thành bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện.
3. Quy trình bảo lãnh ngân hàng:
Bước 1: Khách hàng ký kết hợp đồng với đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng
Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng. Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:
- Giấy đề nghị bảo lãnh
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ mục đích
- Hồ sơ tài chính kinh doanh
- Hồ sơ tài sản đảm bảo (TSĐB)
Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như:
- Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh
- Năng lực pháp lý của khách hàng
- Hình thức bảo đảm cũng như tình hình tài chính của khách hàng xin bảo lãnh
Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh. Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng.
Nội dung cơ bản của hợp đồng quy định về số tiền và thời hạn bảo lãnh, các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế của khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác, các hình thức bảo lãnh cũng như: Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về TSĐB.
Bước 4: Ngân hàng
Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh. Tuy nhiên, nó nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Ngoài ra, nó còn quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ.
=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng (bên được bảo lãnh). Thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho đối tác (bên nhận bảo lãnh)
Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nếu nghĩa vụ xảy ra.
Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)
Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại TSĐB, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…
Đặc điểm của dịch vụ Bảo lãnh ngân hàng
Đây thực chất là một hình thức giao dịch thương mại mang tính đặc thù. Hoạt động này do một chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng thực hiện, tổ chức này không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có nghĩa vụ như một nhà kinh doanh ngân hàng.
Việc giao dịch có mục đích tạo lập 2 hợp đồng gồm có hợp đồng dịch vụ và hợp đồng bảo lãnh. Hai hợp đồng có mối quan hệ nhân quả nhưng lại độc lập về phương diện chủ thể cũng như quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.
Hay nói cách khác thì đây là hình thức giao dịch kép chứ không phải là hình thức giao dịch 2 bên hay 3 bên. Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên các chứng từ, văn bản pháp lý rõ ràng.
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng) thực hiện.
Kết luận: Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ quan trọng đối với cả ngân hàng, doanh nghiệp và đối với nền kinh tế. Nó không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần tăng mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia.