Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp những thông tin về phân hữu cơ, đặc điểm và cách sử dụng loại phân bón này.
Mục lục bài viết
1. Phân bón hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thông thường, phân hữu cơ được hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp.
Phân bón hữu cơ có nguồn gốc đa dạng, được chia thành 5 nhóm chính là: nhóm nguồn gốc từ động vật, nhóm nguồn gốc từ thực vật, nhóm vi sinh vật, nhóm sinh vật biển và nhóm hỗn hợp. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường phân bón hữu có rất nhiều loại và được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng thông thường, hai lại được biết chủ yếu là phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ được chế biến công nghiệp.
Trong đó, phân hữu cơ truyền thống bao gồm các loại phân rác, phân xanh, phân chuồng… hình thành từ các vi sinh vật sống chủ yếu từ chất thải. Còn phân hữu cơ chế biến công nghiệp bao gồm các loại phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ, phân bón lá hữu cơ… được nuôi cấy.
2. Phân loại phân bón hữu cơ và đặc trưng từng loại:
Hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp có 2 loại phân hữu cơ phổ biến là hữu cơ công nghiệp và hữu cơ truyền thống
2.1. Nhóm phân hữu cơ công nghiệp:
Phân như cơ công nghiệp là những loại phân bón được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau được sản xuất theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, và việc sản xuất này áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, và lượng dưỡng chất của phân bón này so với nguồn nguyên liệu đầu vào và so với các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân hữu cơ được dùng khá phổ biến trong nông nghiệp, thành phần có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích như cách nhóm: vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,… Chúng giúp bổ sung dưỡng chất giúp hệ sinh vật đất phát triển, thúc đẩy quá trình phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng đa phần là đạm, khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, gia tăng hiệu quả hấp thu phân bón để nuôi dưỡng cây.
Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý, phân bón vi sinh chỉ cung cấp một lượng vừa đủ hoặc đôi khi không cung cấp các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật giải lân, vi sinh vật cố định đạm,…) cho cây trồng, do đó, chúng có thể không có khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Phân hữu cơ sinh học: Với thành phần phân chỉ có trên 22% là các chất hữu cơ, được chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men cộng với một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi nhằm nâng cao và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng phát triển. So với các loại phân bón khác, phân hữu cơ sinh học có giá thành thường cao hơn nhưng bù lại chất lượng tốt hơn sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản cũng như tốt cho mùa vụ.
Phân hữu cơ vi sinh: là loại phân hữu cơ với hàm lượng các chất hữu cơ đạt trên 15%, chế biến với nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau theo quy trình công nghiệp hiện đại và được lên men với từ một hay nhiều chủng vi sinh vật có lợi chứa các bào tử sống. Loại phân bón này giúp cải tạo độ phì nhiêu, độ tơi xốp cho đất, bổ sung đủ các yếu tố dinh dưỡng đa trung vi lượng cho cây trồng, ngoài ra, nó còn cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành dễ hấp thu, ký sinh, vi sinh vật đối kháng,… Tuy nhiên, so với phân bón hữu cơ sinh học, nó có hàm lượng thành phần các chất hữu cơ thấp hơn.
Phân hữu cơ khoáng: Là loại phân bón hữu cơ phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ như N, P, K khoảng từ 8-18% tổng các chất vô cơ (hóa học N,P,K) và chứa ít nhất 15% thành phần là các chất hữu cơ. Do vậy, uu điểm của loại phân bón này là có hàm lượng dưỡng chất khoáng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón thời gian lâu sẽ không tốt cho đất và hệ sinh vật đất.
2.2. Phân hữu cơ truyền thống:
Phân hữu cơ truyền thống là những loại phân bón có nguồn gốc từ phân gia súc gia cầm, rác thải, phân xanh, thụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản,… được chế biến bằng các kỹ thuật ủ phân truyền thống để vi sinh vật phát triển. Nhìn chung, các loại phân bón hữu cơ truyền thống thường có thời gian xử lý dài, tuy nhiên, tính hiệu quả khá chậm chậm và hàm lượng chất dinh dưỡng khá thấp
Phân xanh: là phân bón có nguồn gốc từ lá cây tươi và thân cây, được chế biến bằng phương pháp ủ hoặc vùi trong đất để cho nó tự phân hủy và làm thành phân bón cho cây trồng. Do vậy ưu điểm của Phân xanh là có tác dụng hạn chế xói mòn, bảo vệ, cải tạo đất đai tươi tốt. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng hiệu quả của phân xanh khá chậm, chỉ có thể dùng để bón lót và đôi khi, chúng có thể gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ khi vùi thân và lá cây trong đất nhằm phân hủy các chất hữu cơ và sinh ra các chất độc hại như CH4, H2S,…
Phân rác: là loại phân bón có nguồn gốc từ rơm, rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp được chế biến bằng biện pháp ủ phân truyền thống, do vậy, phân rác giúp chống hạn cho cây, hạn chế hiện tượng xói mòn, rửa trôi của đất, giúp tăng độ tơi xốp và ổn định kết cấu đất. tuy vậy, quá trình chế biến phức tạp, mất thời gian nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng mang lại không cao và có thể mang mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại cho cây (tàn dư cây trồng ủ để làm phân rác) nếu chế biến không đúng hoặc không kỹ lượng.
Ngoài ra, còn có một số loại phân khác như: phân chuồng, than bùn,…
3. Vai trò của phân bón hữu cơ:
Vai trò của phân bón hữu cơ là quan trọng trong việc cải tạo đất trồng và đảm bảo sự phát triển hiệu quả của cây trồng. Sử dụng đều đặn và kéo dài thời gian, phân bón hữu cơ giúp nâng cao chất lượng đất bằng cách làm cho nó mềm mịn, tăng khả năng giữ nước và duy trì độ ẩm. Điều này có thể giúp giảm tần suất tưới nước, tiết kiệm chi phí và công sức cho người nông dân, đồng thời cây trồng vẫn có sự phát triển cân đối.
Phân bón hữu cơ cung cấp một nguồn dinh dưỡng đa dạng, cân đối và bền vững cho cây trồng. Chúng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như Nitơ (N), Phốtpho (P), Kali (K) cùng các nguyên tố vi lượng, giúp cây phát triển cân đối. Sự khác biệt quan trọng là khi sử dụng phân bón hữu cơ, sự cân bằng dinh dưỡng được duy trì và không gây ra tình trạng thiếu hoặc thừa như khi sử dụng phân bón hóa học.
Một lợi ích khác là phân bón hữu cơ giúp thải từ từ các chất dinh dưỡng, cung cấp nguồn dinh dưỡng liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Loại phân này thường chứa vi sinh vật có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại.
Khi áp dụng phân bón hữu cơ, các chất hữu cơ sẽ phân hủy thành axít humic và axít fulvic, thúc đẩy sự phát triển của rễ cây và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Điều này dẫn đến năng suất và chất lượng cây trồng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Hơn nữa, phân bón hữu cơ còn giúp duy trì sự cân bằng vi sinh vật trong đất, hỗ trợ vi sinh vật có lợi phát triển và giảm thiểu vi sinh vật gây hại.
Môi trường cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng phân bón hữu cơ. Các chất hữu cơ trong phân bón giúp cải thiện hàm lượng dinh dưỡng trong đất theo thời gian, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, phân bón hữu cơ giúp tạo kết cấu đất tơi xốp và khả năng giữ nước, cung cấp môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật.
Một ưu điểm quan trọng khác của phân bón hữu cơ là khả năng hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất. Các chất hữu cơ tương tác với các chất khoáng dinh dưỡng để tạo thành phức hệ hữu cơ-khoáng, giúp duy trì dinh dưỡng trong đất và ổn định kết cấu đất. Việc này ngăn chặn hiện tượng mất mát dinh dưỡng do mưa nước hoặc sự xói mòn đất.
Như vậy, việc sử dụng phân bón hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tăng năng suất và bảo vệ môi trường. Sử dụng phân bón hữu cơ có thể giúp nâng cao chất lượng nông sản và đảm bảo an toàn cho người sử dụng và người tiêu dùng.
4. Cách bón phân hữu cơ cho cây:
Có 2 phương pháp bón phân chính được sử dụng cho hầu hết mọi loại cây tuy nhiên, mỗi phương pháp được áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố chính như loại phân bón, lượng phân sẽ bón, thời điểm bón phân.
+ Bón lót: phương thức này nên được thực hiện trước khi trồng cây, nó được sử dụng trong giai đoạn tăng cường chất dinh dưỡng nhằm cải tạo đất màu mỡ cho cây. Trong giai đoạn này, bón phân hữu cơ và các loại phân bón NPK là lựa chọn tốt nhất cho giai đoạn này
+ Bón thúc là kỹ thuật bón phân được áp dụng cho thời kỳ sinh trưởng của cây, trong giai đoạn cây phát triển các bộ phận cành lá, khi ấy, chúng cần hấp thu chất dinh dưỡng nhanh nên các loại phân bón dễ phân giải được lựa chọn tốt nhất.