Phân hỗn hợp là gì? Phân phức hợp là gì? Phân vi lượng là gì? Đây là loại phân bón cũng có vai trò rất quan trọng cho cây trồng. Đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ các loại phân này nhé.
Mục lục bài viết
1. Phân hỗn hợp là gì?
* Khái niệm:
Nói một cách đơn giản nhất, đây là các loại phân bón chứa ít nhất 2 loại chất dinh dưỡng. Chúng bao gồm 2 nhóm chính: phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng chất dinh dưỡng theo thứ tự là N, P, K trong loại phân bón này được tính theo tỷ lệ phần trăm nồng độ.
Chúng là sự kết hợp của nhiều loại phân bón đơn lẻ với nhau, ở dạng bột hoặc dạng viên. Thành phần và công thức hóa học của loại phân bón này cũng sẽ thay đổi theo tỷ lệ trộn của công ty sản xuất để đáp ứng nhu cầu của một loại cây trồng cũng như loại đất nhất định.
* Thông thường, có 2 loại phân hỗn hợp:
– Phân trộn: Là loại phân bón được tạo ra bằng cách trộn tất cả các loại phân NPK… mà không xuất hiện sự kết hợp hóa học giữa các chất đó. Loại phân này thường rất nhiều màu sắc.
– Phân phức hợp: Là loại phân bón này được tạo ra bằng phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo thành.
– Phân chuyên dụng: Đây là một dạng phân bón hỗn hợp có chứa các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Ưu điểm của chúng là tiện lợi khi sử dụng, góp phần giảm chi phí sản xuất, được tính toán riêng cho từng loại cây trồng để đảm bảo năng suất và chất lượng sau khi trồng.
* Vai trò của phân bón hỗn hợp:
+ Phân bón đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
Phân hỗn hợp chứa nhiều nguyên tố có hàm lượng dinh dưỡng cao, được phân tách rõ ràng cụ thể cho từng loại, từng giống, từng giai đoạn phát triển của từng loại cây trồng.
+ Có thể điều tiết dinh dưỡng đất phù hợp với cây trồng.
Đất trồng vô cùng đa dạng, mỗi loại đất có tính chất khác nhau, đòi hỏi kỹ thuật bón phân khác nhau. Tác dụng của phân hỗn hợp trong việc điều tiết dinh dưỡng đất đã giúp bà con nông dân đỡ vất vả hơn khi chỉ cần xác định đúng chất lượng đất là có thể mua được loại phân bón phù hợp.
+ Dễ dàng vận chuyển, cất giữ
Phân hỗn hợp thường được sản xuất theo dạng phân viên, khô nên rất tiện lợi trong việc bảo quản.
+ Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường
Mọi thứ đều có hai mặt tốt và xấu, chất dinh dưỡng cũng vậy. Điểm tốt là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây độc cho cây trồng. Nhưng loại phân hỗn hợp này sẽ giải quyết đáng kể các hiện tượng không mong muốn trên.
Việc sử dụng phân bón hỗn hợp là một tiến bộ kỹ thuật trong khoa học, thực tiễn, xã hội mà nó mang lại. Không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất lao động mà còn giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
2. Phân phức hợp là gì?
* Khái niệm:
Đây là loại phân bón có chứa hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời nhờ hoạt động học của các chất. Ví dụ, đối với phản ứng của amoniac với axit photphoric, chúng ta tạo ra được phân phức hợp amophot có chứa hỗn hợp của muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, phân bón đơn sẽ khó đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Để cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, mang lại năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt thì phân phức hợp là sự lựa chọn hoàn hảo.
Phân phức hợp không chỉ cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn điều chỉnh dinh dưỡng của đất phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng. Sản phẩm này phù hợp để bón cho đất nhẹ thiếu kali, cũng có sản phẩm phù hợp để bón cho đất phù sa giàu kali…
* Vai trò của phân phức hợp:
Về vai trò của phân phức hợp, điều đầu tiên phải kể đến là việc sử dụng phân bón phức hợp đúng cách giúp cây trồng được cung cấp hàm lượng dinh dưỡng ổn định nhất. Khi mới phát triển, cây trồng cần nguồn dinh dưỡng nền tảng lớn mạnh. Chúng sẽ giúp tránh được các tác nhân gây hại cho cây trồng đồng thời, cũng giúp cây trồng không bị gầy yếu, héo hon.
Không chỉ vậy, việc sử dụng phân bón phức hợp còn giúp cải thiện sức đề kháng của cây trồng. Điều này được thể hiện rõ thông qua khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Ngay cả khi có sâu bệnh gây hại, nhưng việc khắc phục sẽ rất nhanh chóng khi sử dụng các loại phân bón phức hợp.
Ngoài ra, sử dụng phân bón phức hợp còn tạo ra môi trường sinh thái tốt. Chúng giúp đất đai màu mỡ và đất có độ phì nhiêu hơn. Khi đạt được điều này, cây trồng chắc chắn sẽ khỏe mạnh hơn và phát triển tốt hơn nhiều.
Cuối cùng, khi sử dụng phân bón phức hợp theo chế độ hợp lý, nó vẫn mang lại nhiều lợi ích khác cho người nông dân. Đơn giản như việc giúp cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, giúp người nông dân có nguồn thu nhập ổn định và làm giàu bền vững.
3. Phân vi lượng là gì?
* Khái niệm cơ bản về phân vi lượng:
Phân vi lượng được hiểu đơn giản là một loại phân có chứa một hoặc nhiều lượng nguyên tố. Trên thực tế, người ta thường trộn hỗn hợp các chất này với nhau. Có thể bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, đất hiếm hoặc các chất kích thích sinh trưởng cần thiết. Các thành phần như sắt, đồng, kẽm, bo là những chất không thể thiếu để cây phát triển tốt. Mặc dù cây không cần quá nhiều các chất này nhưng nếu thiếu hoặc thừa sẽ ảnh hưởng đến cây.
* Vai trò của một số loại phân vi lượng :
Nhìn chung thì các nguyên tố vi lượng sẽ cung cấp nhiều thành phần góp phần vào cấu tạo, hoạt hóa enzym. Và enzyme là chất xúc tác cực kỳ quan trọng không chỉ ở thực vật mà còn ở các sinh vật sống khác. Với cây trồng đang phát triển thì vi lượng sẽ mang lại sự tăng trưởng ổn định cho cây. Giúp cây phát triển khỏe mạnh và chống chịu được sâu bệnh. Khả năng ra hoa, kết trái cao hơn, dẫn đến năng suất đạt chất lượng. Bên cạnh đó, nó cũng có lợi cho môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường đất. Nhưng với điều kiện phải được sử dụng hợp lý, không sử dụng bừa bãi.
* Một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây:
Nguyên tố vi lượng sắt (Fe): Với vai trò hoạt hóa các enzim liên quan đến quá trình sinh hóa của cây. Thành phần hình thành nên diệp lục, quá trình quang hợp và hô hấp cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Giúp lá không bị vàng sớm, từ đó cây phát triển tốt hơn.
Vi lượng kẽm (Zn): Nguyên tố vi lượng kẽm (Zn) Kẽm là nguyên tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Với vai trò thúc đẩy quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ngoài ra, nó còn giúp cây tăng sức đề kháng, khả năng hấp thụ đạm, lân. Thiếu kẽm lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh nhưng gân lá vẫn xanh. Lá non thường bị xoắn, biến dạng và dần chuyển sang màu trắng.
Nguyên tố vi lượng Mangan (Mn): Mangan có vai trò giúp hạt nảy mầm nhanh, phát triển ổn định và chắc, tăng khả năng ra hoa, đậu quả. Vấn đề thiếu mangan cần lưu ý ở đất kiềm, đất chua, đất úng, nhiệt độ thấp. Khi phát hiện gân lá chuyển sang màu vàng, lá cũng nhạt màu và một số lá có màu vàng thì nên sử dụng phân có chứa vi lượng mangan để bổ sung kịp thời cho cây.
Nguyên tố vi lượng Molypden (Mo): Molypden góp phần thúc đẩy quá trình sử dụng các chất đạm cho cây, quá trình chuyển hóa các dạng vô cơ thành dạng hữu cơ mà cây có thể hấp thụ được. Khi Khi thiếu Mo, lá có màu xanh nhạt, dần vàng đến cam, mặt lá đen, mặt dưới tiết ra nhựa. Thiếu Mo là hiện tượng bình thường ở môi trường đất chua. Có thể sử dụng phân hữu cơ để cải thiện.