Giáo viên luôn cố gắng phấn đấu trong sự nghiệp giảng dạy như: Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, cuộc thi phân loại giáo viên cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành phố, .... Phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên là một vấn đề được các thầy cô và xã hội rất quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Chức danh nghề nghiệp là gì?
Theo quy định của
2. Phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên:
Thứ nhất, về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập. Theo quy định tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT- BNV gồm có:
+ Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số: V.07.03.07
+ Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số: V.07.03.08
+ Giáo viên tiểu học hạng IV – Mã số: V.07.03.09
Thứ hai, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở trong các trường trung học cơ sở công lập áp dụng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở trong các trường trung học cơ sở công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
– Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số: V.07.04.10
– Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số: V.07.04.11
– Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số: V.07.04.12
Thứ ba, về chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập – Theo quy định tại Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV – gồm có:
– Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số: V.07.05.13
– Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số: V.07.05.14
– Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số: V.07.05.15
Thứ tư, tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên như sau:
+ Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;
+ Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
+ Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
Thứ năm, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
3. Quy định về cách xếp lương cho giáo viên:
Cũng áp dụng theo quy định của Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về xếp lương
“Điều 9. Cách xếp lương
Các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89).”
Các chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo
+ Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);
+ Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
+ Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Việc thăng hạng viên chức giáo viên THPT được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh giáo viên THPT theo quy định và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
4. Trường hợp nào giáo viên được xét nâng lương:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư, xin luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau: Theo quy định mới về phân hạng giáo viên THCS theo ba cấp yêu cầu bằng cấp và chuyên môn của bộ giáo dục. Tôi xin được tư vấn như tôi đang hưởng lương cao đẳng, biên chế trong ngành năm thứ 9, giờ tôi đã tốt nghiệp thạc sỹ năm 2014 đúng chuyên ngành, có chứng chỉ tiếng anh chuẩn Châu Âu theo khung quy định là B1 của trường đại học Thái Nguyên. Về chuyên môn, tôi là tổ trưởng, có chứng nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Huyện, giải ba cuộc thi tích hợp liên môn thành phố như vậy tôi sẽ được xếp giáo viên hạng mấy? Có được xếp nâng lương không? Nếu có tôi cần làm thủ tục nào? Bao giờ? Ở đâu để được giải quyết? Tôi mong được tư vấn từ hội đồng luật sư. Tôi xin cám ơn!
Luật sư trả lời
Theo nội dung bên bạn đưa ra, bạn đang hưởng lương cao đẳng, biên chế trong ngành năm thứ 9. Đạt được nhiều thành tích trong quá trình giảng dạy, tốt nghiệp thạc sỹ.
Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV để phân hạng giáo viên phải dựa vào các tiêu chí cụ thể:
+ Nhiệm vụ
+ Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
+ Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Phải đảm bảo cả ba nội dung của tiêu chí trên mới có thể phân hạng được giáo viên, nếu dựa vào các tiêu chí luật định và thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể xếp theo hạng III – Mã số: V.07.04.12 vì bạn không đáp ứng được tiêu chuẩn về nội dung có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.
Bạn có thể dựa vào nội dung trên để xác định và yêu cầu cơ quan quản lý trực tiếp của đơn vị giải quyết vấn đề này.
5. Cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp của giáo viên THCS:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư, tôi có một trường hợp cần luật sư tư vấn giúp : Tôi là giáo viên dạy thể dục của một trường THCS công lập ở huyện Ứng Hòa ( Hà Nội). Cách xếp lương theo chức danh nghề nghiệp của giáo viên THCS mới được quy định cụ thể như thế nào?
Luật sư trả lời:
Theo thư bạn viết, chúng tôi có thể hiểu bạn đang quan tâm đến cách xếp lương theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/11/2015.
Theo đó, tại Điều 9 Thông tư này quy định về cách xếp lương như sau:
Các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89
Thứ hai việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP-VC; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Khoản 3 Mục II
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và phần trăm (%) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm;
Việc thăng hạng viên chức giáo viên trung học cơ sở được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.