Phân chia tài sản, tranh chấp tài sản khi đơn phương ly hôn? Trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của vợ chồng khi ly hôn đơn phương? Các quyền lợi về tài sản khi giải quyết ly hôn đơn phương?
Mục lục bài viết
1. Phân chia tài sản khi ly hôn đơn phương
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng em kết hôn từ năm 1994 đến nay đã được 23 năm. Chúng em sinh được 2 người con gái, cháu lớn năm nay 22 tuổi, cháu bé 17 tuổi. Trong quá trình sin sống chúng em có mua được 1 chiếc xe máy mang tên Airblade và 1 căn nhà mái bằng có diện tích 72m2, 1 công trình phụ 20m2. Tuy nhiên căn nhà và công trình phụ lại nằm trên đất đứng tên bố chồng em.
Trước kia bố chồng em có nói sẽ cho vợ chồng em miếng đất này nhưng đến thời điểm hiện tại bố chồng em vẫn chưa sang tên cho chúng em. Năm 2009, chúng em có mua của anh trai chồng 1 thổ đất có giá trị 190 triệu nhưng hiện tại anh trai chồng em vẫn chưa sang tên cho chúng em. Trong quá trình chồng em đi làm ăn xa tại thành phố Lào Cai đã ngoại tình với 1 người phụ nữ khác và có 1 bé trai 3 tuổi. Năm 2016 chồng em có mua 1 miếng đất tại thành phố Lào Cai trị giá 500.000.000 đến 600.000.000.
Hiện tại bây giờ chồng em muốn làm đơn li hôn với em để đến với người phụ nữ kia nhưng em không đồng ý kí đơn và anh ta nói sẽ li hôn đơn phương em. Vậy cho em hỏi luật sư nếu li hôn mẹ con em sẽ được hưởng quyền lợi về tài sản như thế nào và mẹ con em cần làm gì để được hưởng quyền lợi tốt nhất mà không vi phạm pháp luật. Em xin cảm ơn ?
Luật sư
Luật sư tư vấn:
Đối với trường hợp chia tài sản khi đơn phương ly hôn thì cách thức chia và nguyên tắc chia (căn cứ Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014) như sau:
“+ Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014;
+ Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.”
– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Theo nguyên tắc trên, tài sản chung của hai vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến có yếu tố cụ thể. Trong trường hợp này, chồng của bạn có ngoại tình với người phụ nữ khác, lại có cả con nữa. Vì thế, chồng của bạn vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Hậu quả xảy ra ly hôn do lỗi của chồng bạn. Vì thế, trường hợp này không phải là chia đôi nữa mà là bạn sẽ được phần nhiều hơn so với chồng bạn. Để chứng minh chồng bạn ngoại tình trong trường hợp này, bạn cần có bằng chứng như ảnh, băng ghi âm…và AND giữa con riêng của chồng bạn và chồng bạn.
Tất cả những loại tài sản, nếu mỗi bên không chứng minh được đó là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì đó được coi là tài sản chung của vợ chồng. Để chứng minh được tài sản riêng, thì phải có các căn cứ sau: Tài sản có được trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, tài sản hình thành từ tài sản riêng, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu riêng của vợ, chồng và một số loại tài sản pháp luật quy định là tài sản riêng. Ngoài những tài sản đó ra, thì những tài sản còn lại được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với các loại tài sản để chia khi ly hôn:
– Chiếc xe máy Airblade: Căn cứ chứng minh là giấy chứng nhận đăng ký xe.
– Căn nhà 72m2 và công trình phụ 20m2: Căn cứ chứng minh là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Do vợ chồng bạn không đồng thời là chủ sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất thì bạn cần có các loại giấy tờ như hợp đồng thuê đất…Nguyên tắc xử lý căn nhà này được thực hiện như trên. Tuy nhiên, khi các bên định đoạt căn nhà thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi bố bạn là chủ sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất này, bố bạn dù nói miệng là cho nhưng hiện tại về mặt pháp lý, mảnh đất này vẫn chưa thuộc quyền sử dụng hợp pháp của vợ chồng bạn. Giữa bố bạn và vợ chồng bạn cũng không có hợp đồng nào. Vậy nên, bạn phải có căn cứ xác định là tài sản được sang tên thì mới được quyền yêu chia.
– Mua một mảnh đất 190 triệu: về mặt pháp lý mảnh đất này chưa sang tên cho vợ chồng bạn nên chưa thuộc quyền sử dụng của vợ chồng bạn. Do đó, hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với anh trai bạn về việc chuyển quyền sử dụng đất về mặt pháp lý hoặc lấy lại tiền nếu đã chuyển tiền cho anh trai bạn. Số tiền đó hoặc mảnh đất đó sẽ được chia theo nguyên tắc trên. Chứng cứ chứng minh là hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực của hai bên.
– Miếng đất ở Lào cai trị giá từ 500 – 600 triệu: Căn cứ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc là hợp đồng chuyển nhượng có công chứng.
Đối với con cái: Do hai con của bạn đều trên 7 tuổi nên việc giao con cho bên nào thì căn cứ vào nguyện vọng của con.
Ngoài các điều trên, do chồng bạn ngoại tình mà dẫn đến hậu quả hai vợ chồng bạn ly hôn thì bạn có quyền tố cáo hành vi đó đến cơ quan công an. Bởi hành vi chồng bạn và người mà chồng bạn ngoài tình đã vi phạm Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 và hướng dẫn tại khoản 3.2 mục 3 Thông tư 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về phân chia tài sản khi ly hôn, tư vấn luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
2. Phân chia tài sản chung thế nào khi đóng góp nhiều hơn?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn đơn phương xin ly hôn chồng tôi nhưng chúng tôi không thỏa thuận được trong việc phân chia tài sản. Tài sản chung là một ngôi nhà có giá trị khoảng 2 tỷ. Trong đó tôi có đóng góp công sức nhiều hơn. Tôi xin hỏi tôi đơn phương xin ly hôn thì vấn đề phân chia tài sản sẽ như thế nào? Làm thế nào để tôi chứng minh được mình góp công sức nhiều hơn để đươc chia phần tài sản xứng đáng?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về quyền đơn phương ly hôn
Tại Khoản 1 Điều 51
“… Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn…”
Do vậy, bạn hoàn toàn có quyền đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” và trong trường hợp của bạn khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Do đó, khi bạn đơn phương ly hôn thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải, trong quá trình hòa giải tại tòa án mà chồng bạn không đồng ý ly hôn trong khi bạn vẫn giữ quyết định ly hôn hoặc ngược lại thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và xem xét, giải quyết việc ly hôn của bạn.
Thứ hai: việc chia tài sản chung của 2 vợ chồng
Việc chia tài sản chung của 2 vợ chồng sẽ tuân theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Do hai vợ chồng bạn không tự thỏa thuận được về việc chia tài sản nên sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản chung của hai vợ chồng là căn nhà có giá trị 2 tỉ đồng sẽ đươc chia theo quy định tại khoản 3 Điều 59 nếu trên.
Theo đó, trong trường hợp của bạn thì tài sản chung là ngôi nhà sẽ được chia đôi, có tính đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.
Để chứng minh được mình góp công sức nhiều hơn để đươc chia phần tài sản xứng đáng với công sức của mình bạn phải đưa ra các dẫn chứng để chứng minh mình đóng góp công sức nhiều hơn vào ngôi nhà của 2 vợ chồng bạn.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
3. Quyền lợi về tài sản khi đơn phương ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư: Chồng tôi đơn phương ly hôn với tôi mặc dù tôi không đồng ý. Tôi có quyền lợi gì khi chồng tôi đơn phương ly hôn, tôi lập gia đình được 14 năm, trong những năm đó tôi ở nhà nuôi con, nhà tôi ở của bố mẹ chồng, vậy khi ly hôn tôi có được quyền lợi gì không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 85, Luật hôn nhân và gia đình thì chồng bạn sẽ không có quyền đơn phương ly hôn khi bạn đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu không rơi vào những trường hợp đó thì Tòa án vẫn sẽ thụ lý và giải quyết đơn ly hôn của chồng bạn. Khi Tòa án thụ lý đơn vấn đề tài sản của vợ chồng bạn sẽ được giải quyết theo Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình khi quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể được chia tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Ngoài ra, bạn nói bạn đang ở chung với mẹ chồng thì tại Điều 61, Luật Hôn nhân và gia đình thì việc giải quyết tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình như sau:
“1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.
Qua những nội dung nêu trên, mặc dù bạn chỉ ở nhà nhưng bạn vẫn có sức đóng góp trong việc hình thành khối tài sản thì bạn hoàn toàn có thể được hưởng tài sản phù hợp với những gì bạn đã đóng góp vào khối tài sản chung của vợ chồng cũng như công sức trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của gia đình.
→ Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn, tư vấn ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
4. Trách nhiệm thanh toán các khoản nợ khi đơn phương ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư. Tôi đang bị vợ tôi nộp đơn ra tòa đơn phương xin ly hôn, theo thông báo của tòa án, cô ấy đổ lỗi cho tôi rất nhiều thứ, tôi đang đứng trước nguy cơ bi mất hết tài sản. Vì gần đây cô ấy chơi lô đề bị chủ nợ xiết nợ, hai vợ chồng tôi phải vào vay mẹ vợ 800 triệu đồng để trả nợ có viết giấy tờ, bây giờ cô ấy đơn phương ly hôn. Vậy tôi có phải trả khoản tiền trên không?
Luật sư tư vấn:
Bạn có nêu hiện vợ bạn đang nộp đơn đơn phương ly hôn ra Tòa. Vì gần đây vợ bạn chơi lô đề bị chủ nợ xiết nợ, hai vợ chồng bạn phải vay mẹ vợ 800 triệu đồng để trả nợ có viết giấy tờ . Trong trường hợp này, bạn vẫn phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ cho mẹ vợ bạn. Bởi:
Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, gồm:
+ Nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do vợ chồng cùng nhau thỏa thuận xác lập lên hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
+ Nghĩa vụ do một trong 2 bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
+ Các nghĩa vụ phát sinh từ việc vợ, chồng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
+ Nghĩa vụ phát sinh từ việc vợ hoặc chồng sử dụng tài sản riêng song nhằm mục đích duy trì, phát triển khối tài sản chung, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của pháp luật dân sự, cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì nếu nghĩa vụ từ khoản vay từ vợ chồng bạn thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì được xác định là nghĩa vụ chung của cả vợ, chồng, và bạn cũng phải có trách nhiệm trả nợ. Ở đây, cả bạn và vợ đều thỏa thuận vay tiền mẹ vợ và có giấy tờ thì khoản vay này, mặc dù khoản vay này để trả nợ cho việc vợ bạn chơi lô đề. Điều này có nghĩa khoản vay me vợ là nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do vợ chồng bạn cùng nhau xác lập nên được xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng bạn. Do đó, bạn cũng có trách nhiệm thanh toán khoản nợ này cho mẹ vợ.
Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng:1900.6568
Ngoài ra, theo Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng như sau:
“Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”
Như vậy, đối với khoản vay nợ của vợ bạn do nợ nần vì chơi lô đề mà có không được xác định là nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng bạn, mà đó được xác định là nghĩa vụ riêng của vợ bạn. Vì vậy, trong trường hợp này, đối với khoản nợ do vợ chơi lô đề thì bạn không có nghĩa vụ trả nợ cho vợ bạn.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn luật miễn phí, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568