Một số quy định về phân chia di sản theo pháp luật? Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới?
Phân chia di sản thừa kế hiện nay đã trở thành một trong số những chế định có ý nghĩa và vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự. Khi người để lại di sản mất đi thì những chủ thể được hưởng di sản sẽ tiến hành phân chia tài sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho những người được hưởng di sản. Đối với những chủ thể là người được hưởng di sản được hưởng tài sản thừa kế theo pháp luật thì cần xác định rõ tài sản thừa kế gồm những gì, xác định những người thuộc hàng thừa kế gồm những ai để tiến hành phân chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp trên thực tế, khi các chủ thể đã tiến hành phân chia xong di sản thì lại có người thừa kế mới xuất hiện. Pháp luật Việt Nam đã dự liệu trước trường hợp này và có những quy định cụ thể. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về phân chia di sản theo pháp luật:
1.1. Nguyên tắc phân chia di sản theo pháp luật:
Việc phân chia di sản theo pháp luật cho những chủ thể được hưởng thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật, cụ thể như là phải phân chia đều nhau, theo thứ tự hàng thừa kế, phân chia cho những những người nằm trong diện thừa kế.
Hiện nay, phương thức phân chia gồm có phân chia theo hiện vật và theo giá trị hiện vật, nếu các bên có quyền hưởng thừa kế mà không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Như vậy, ta nhận thấy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà pháp luật nước ta đã ban hành các quy định về người thừa kế, điều kiện áp dụng, trường hợp áp dụng và thực hiện phân chia di sản.
1.2. Phân chia di sản theo pháp luật:
Quy định về phân chia tài sản theo hàng thừa kế:
– Trường hợp 1: Trong trường hợp khi các chủ thể là người để lại di sản thừa kế mất và những người thừa kế ở hàng thứ nhất vẫn còn thì phần di sản thừa kế sẽ chia cho người ở hàng thừa kế thứ nhất theo quy định sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Những người ở hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng các phần di sản bằng nhau.
– Trường hợp 2: Trong trường hợp khi các chủ thể là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất chết hết hoặc họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hoặc những người hàng thừa kế thứ nhất từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ hai.
Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Những người ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp 3: Trong trường hợp khi các chủ thể là người thừa kế hàng thừa kế thứ hai chết hết hoặc họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hoặc những người hàng thừa kế thứ hai t từ chối nhận di sản thì di sản thừa kế sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ ba.
Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người ở hàng thừa kế thứ ba sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Việc phân chia di sản theo pháp luật được quy định tại Điều 660
– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì người thừa kế là các cá nhân và phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc được sinh ra hay còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết.
Cũng cần phải lưu ý đối với trường hợp thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự có nội dung cụ thể như sau:“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Sau khi xác định rõ về tài sản thừa kế và những người thuộc hàng thừa kế, thì các chủ thể là người được hưởng thừa kế cần thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng theo đúng quy định của pháp luật dân sự và các quy định khác có liên quan.
Nếu người được hưởng di sản là người duy nhất theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó thì yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
Sau khi các chủ thể đã thực hiện công chứng
2. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới:
2.1. Người thừa kế mới:
Người thừa kế mới được hiểu là nhưng người thừa kế của người để lại di sản xuất hiện sau khi di sản đã được phân chia ( đối với phàn di sản được giải quyết theo pháp luật), bao gồm những người sau đây:
- Con của người để lại di sản sinh ra và còn sống sau thời điểm di sản thừa kế được phân chia ( trong trường hợp thai đôi, thai ba .. nhưng thời điểm phân chia di sản chỉ xác định thai một)
– Người được
– Con hoặc cha, mẹ của người để lại di sản đã bị tòa án tuyên bố là đã chết trước thời điểm người để lại chết có tin tức xác thực là còn sống hoặc đã trở về sau thời điểm phân chia di sản.
Nếu di sản được chia cho hàng thừa kế thứ hai và thứ ba, thì người thừa kế mới ở các hàng thừa kế này được xác định như trên.
2.2. Phân chia di sản khi có người thừa kế mới:
Theo Điều 662
“1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Quy định này là hợp lý, tạo sự dễ dàng, thuận lợi trong việc phân chia di sản thừa kế khi người thừa kế mới xuất hiện sau thời điểm phân chia di sản thừa kế. Trên thực tế có nhiều trường hợp, các hiện vật đã phân chia cho người thừa kê, nếu yêu cầu chia lại sẽ rất phức tạp và khó thực hiện.
Việc thỏa thuận giữa người thừa kế mới và những người thừa kế khác sẽ được ghi thành văn bản theo các căn cứ và nguyên tắc luật định.
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 có nội dung cụ thể như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, theo quy định pháp luật, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền của người khác.
Vì thế đối với các trường hợp người thừa kế mới là con hoặc cha mẹ của người để lại di sản nhưng được tòa án quyết định sau thời điểm phân chia di sản hoặc con, cha , mẹ của người để lại di sản trở lại sau thời điểm phân chia di sản thì phải căn cứ vào thời hiệu khởi kiện thừa kế để nếu có tranh chấp xảy ra thì vẫn được hưởng di sản thừa kế của mình.