Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc. Chia thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật.
Phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc. Chia thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một thắc mắc về Luật Hôn nhân & Gia đình và luật thừa kế xin phép trình bày vấn đề của mình như sau:
Tôi 22 tuổi, ở Long An, mẹ tôi có sở hữu một mảnh đất được ông ngoại tôi trao lại vào khoảng thời gian sau hôn nhân với ba tôi (khoảng năm 1979), thời điểm cho là cho miệng, không giấy tờ, ông ngoại tôi chỉ cắt đất và cho bà (ông ngoại có 8 người con và đều chia đất như thế này, bằng khoán lớn của ông gia đình bên ngoại vẫn còn giữ). Đất này sổ đỏ đứng tên một mình mẹ tôi, ba tôi cũng có một mảnh đất khác được mua sau hôn nhân và đứng tên ông, trên 2 mảnh đất này có 2 căn nhà cấp 4 riêng, và một dãy 6 căn nhà trọ trên đất của mẹ tôi tất cả đều được xây dựng và hoàn thành vào năm 2008. Tiền thu nhập từ 6 căn nhà trọ này từ thời điểm xây đều do ba tôi nhận tất cả tiền. Mẹ tôi mất năm 2015 có di chúc tất cả tài sản của bà cho tôi. Thời gian gần đây ba tôi dở lại thói cũ: cặp bồ và khát tiền, ông đòi phân tài sản với tôi. Tuy nhiên ông lại liệt kê tài sản chung chưa phân chia của hai người như sau: Phần tài sản chung bao gồm: phần đất của mẹ tôi thừa kế kể trên, phần nhà trọ 6 căn và phần tiền trong tài khoản ngân hàng cá nhân đứng tên một mình mẹ tôi. (Không có phần đất của ông và căn nhà của ông).
Một luật sư làm giấy cho ba tôi và bảo rằng trong phần tài sản của mẹ tôi phải chia làm 3 phần: 1 cho ngoại, 1 cho mẹ, 1 cho tôi. Luật sư này tư vấn cho ba tôi và ba tôi là người không biết mẹ tôi có di chúc tài sản cho tôi. Luật sư này soạn thảo một văn bản theo định hướng đó yêu cầu tôi thuyết phục bà ngoại tôi (bà đã 95 tuổi, sống với người dì thứ 7, đã hơi đãng trí) chấp thuận chuyển toàn bộ quyền sở hữu 1/3 trong 1/2 của mẹ tôi cho tôi (dĩ nhiên trong biên bản này không ghi là 1/2 của mẹ tôi). Ba tôi chỉ đặt văn bản này lên bàn tôi và tôi chỉ đọc qua, không có động thái gì. Dì tôi cũng khuyên tôi như vậy. Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống phải ra tòa phân định tài sản.
Như vậy xin hỏi luật sư là trong trường hợp chia tài sản thì định hướng tòa sẽ chia như thế nào? Xin nói thêm là trên phần hộ khẩu của mảnh đất mẹ tôi chỉ có duy nhất tôi là con 1 và là chủ hộ, sổ hộ khẩu chỉ có mỗi tôi, ba tôi không có tên từ trước đến nay. Tuy nhiên khi ông ngoại cho đất không có giấy tặng cho như trên thì đất đó có thuộc thừa kế của một mình mẹ tôi hay không? Và phần tài sản còn lại sẽ được chia như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình 1959
Xem thêm: Di sản thừa kế là gì? Quy định mới nhất về các loại di sản thừa kế?
– Luật hôn nhân và gia đình 1986
– Luật hôn nhân và gia đình 2000
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn có sở hữu một mảnh đất được ông ngoại trao lại vào khoảng thời gian sau hôn nhân với ba bạn (khoảng năm 1979 ), sổ đỏ đứng tên một mình mẹ bạn. Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 1959 quy định như sau:
"Điều 15
Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới."
Do đó, mảnh đất này sẽ được xác định là tài sản chung của bố mẹ bạn (sau đây gọi là Mảnh đất 1) bởi việc tặng cho không có giấy tờ do đó mẹ bạn không có căn cứ chứng minh đây là tài sản được tặng cho riêng.
Ba bạn cũng có một mảnh đất khác đứng tên ba bạn và hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, bạn không nói rõ tài sản đó được mua vào năm nào mà chỉ nêu rõ trên hai phần đó được xây dựng và hoàn thành năm 2008 nên nếu áp dụng nguyên tắc xác định tài sản chung của vợ chồng trên mảnh đất đó (sau đây gọi là Mảnh đất 2) như sau:
Xem thêm: Đã lập di chúc, có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không?
+ Theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 1959, mảnh đất đó được xác định là tài sản chung của ba mẹ bạn.
+ Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp được tặng cho riêng, thừa kế riêng,…
Đồng thời, toàn bộ tài sản gắn liền trên đất bao gồm 2 căn nhà cấp 4 riêng và một dãy 6 căn nhà trọ được xây dựng xong vào năm 2008 và có được trong quá trình hôn nhân của ba mẹ bạn thì sẽ được xác định là tài sản chung của bố mẹ bạn.
Năm 2015, mẹ bạn mất và có để lại di chúc phần tài sản thuộc sở hữu của bà cho một mình bạn. Toàn bộ tài sản bao gồm: 2 mảnh đất cùng với tài sản gắn liền trên đất (bao gồm 2 căn nhà cấp 4 riêng và một dãy 6 căn nhà trọ) sẽ được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp một bên chết như sau:
"Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
…"
>>> Luật sư tư vấn phân chia di sản thừa kế khi mẹ qua đời để lại di chúc: 1900.6568
Như vậy, khi mẹ bạn mất, khối tài sản này sẽ được chia làm 02 phần bằng nhau.
Xem thêm: Đất chưa có sổ đỏ có được lập di chúc thừa kế không?
Mẹ bạn để lại toàn bộ di sản của bà cho một mình bạn nhưng bạn không nói rõ di chúc đó có hợp pháp hay không? Do đó sẽ chia các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Mẹ bạn để lại di chúc hợp pháp.
Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
"Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."
Như vậy, trường hợp này mẹ bạn để lại toàn bộ phần di sản của bà cho một mình bạn mà không có phần của bố và bà ngoại bạn. Theo quy định trên, bố và bà ngoại bạn vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
– Trường hợp 2: Di chúc mẹ bạn để lại không hợp pháp.
Nếu di chúc mẹ bạn để lại không hợp pháp thì phần di sản của mẹ bạn sẽ chia theo pháp luật. Chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005:
"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
…"