Phân chia di sản khi thừa kế theo pháp luật? Không có di chúc chia di sản thừa kế như thế nào là đúng?
Phân chia di sản khi thừa kế theo pháp luật? Không có di chúc chia di sản thừa kế như thế nào là đúng?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Ông nội tôi chết để lại một mảnh đất cho ba tôi mà không có di chúc có trước thời gian 1965 (Do trước đây không làm). Ông nội tôi có 02 người con là Bác tôi đã chết từ lâu (trước năm 1965), cũng có vợ và có duy nhất 01 người con trai sinh sống ở trên đất vợ của Bác. Ba tôi cũng có 02 con trai và 06 người con gái nay cũng đã lớn và có gia thất. Bữa nay ba tôi đã lớn tuổi nên định sang sổ đỏ cho em trai tôi, người em này đã làm nhà (trên đất đó) ở cạnh bên nhà ba tôi. Thì anh trai con Bác tôi về đòi chia đất để làm một chỗ thờ cha (Theo câu nói của anh tôi). Tôi muốn hỏi: Có chia hay không ? Nếu chia thì chia thế nào? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Vì bạn không xác định thời điểm chết của ông bạn nên áp dụng văn bản tại thời điểm hiện tại là “
Căn cứ theo khoản 1 Điều 675 “Bộ luật dân sự 2015” thì thừa kế theo pháp luật áp dụng trong các trường hợp sau:
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản
Như thế, trong trường hợp ông bạn không để lại di sản thừa kế thì việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Khi con của người để lại di sản thừa kế chết trước người để lại di sản thừa kế thì giải quyết theo Điều 677 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Như thế, trong trường hợp này khi ông bạn chết không để lại di chúc và bác (tức con của ông) chết trước ông thì những người được hưởng di sản thừa kế bao gồm bố bạn và con trai của bác bạn. Như thế, yêu cầu chia đất của con trai bác bạn hoàn toàn có cơ sở. Phần mà con của bác bạn được hưởng bằng với phần của cha bạn được hưởng. Việc phân chia di sản thừa kế thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Nếu như có tranh chấp thì có thể khởi kiện phân chia di sản thừa kế theo theo Mục 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP như sau:
“Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”
>>> Luật sư tư vấn thủ tục phân chia di sản thừa kế: 1900.6568
Còn nếu như không thuộc trường hợp trên, thì thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế về nguyên tắc là 10 năm. Bố bạn chỉ có thể thực hiện dưới cách thức thỏa thuận hoặc khởi kiện với nội dung pháp luật khác.