Thực tiễn xét xử tội phần bội Tổ quốc đã đặt ra không ít vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự cần phải nghiên cứu giải quyết như khái niệm Tổ quốc, khái niệm tội phân bội Tổ quốc, hình phạt được áp dụng đối với loại tôi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những khúc mắc trên.
Mục lục bài viết
1. Phản bội tổ quốc là gì?
Phản bội tổ quốc được hiểu là hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm thực hiện mục đích gây hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh và chế độ xã hội chủ nghĩa của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phản bội tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại
Trước khi tìm hiểu khái niệm tội phản bội Tổ quốc, ta cần hiểu rõ khái niệm “an ninh quốc gia” và khái niệm các “tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Khái niệm “an ninh quốc gia được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật An ninh quốc gia năm 2004 tai Khoản 1 Điều 2. Từ khái niệm trên và nghiên cứu thực tiễn áp dụng các qui phạm pháp luật hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm an ninh quốc gia dưới góc độ luật hình sự như sau: An ninh quốc gia là sự ổn định của chế độ Hiên pháp, sự tồn tại và bền vững của hệ thông chính trị và bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương trong một nhà nước, cũng như sự bất khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước đó trên cơ sở một trật tự pháp luật nhất đinh, đồng thời là nhóm khách thể loại được đặc biệt bảo vệ bằng pháp luật hình sự tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm.
Từ khái niêm trên ta có thể nghiên cứu khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hinh sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lôi cô ý trực tiếp, xâm phạm sự ôn định, phát triển bên vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thông nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Như vậy, các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm đến các quan hệ xã hội đặc biệt, tội phan bội Tổ quốc là một trong những tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm đến các quan hệ xã hội.
Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, tội phản bội Tổ quốc là một trong những tội được quy định sớm. Nhưng để hiểu đúng và đủ về tội phản bội Tổ quốc phải có đủ 3 dấu hiệu:
a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội;
b) bình diện pháp lý tội phạm là hành vĩ trái pháp luật hình sự,
c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi Trên cơ sở phân tích các khái niệm trên, chúng tôi xin dưa ra khái niệm tội phản bội Tổ quốc như sau: tội phản bội Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự của công dân Việt Nam có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, câu kết với nước ngoài nhăm gây nguy hại cho các quan hệ xã hội: độc lập, chủ quyên, thông nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng và chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phản bội tổ quốc tiếng anh là “Treason”.
2. Tội phản bội Tổ quốc theo quy định của Bộ luật hình sự:
2.1. Quy định về tội phản bội Tổ quốc:
2.2. Cấu thành tội phạm:
a) Khách thể
Khách thể của tội phản bội Tổ quốc Trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phản bội Tổ quốc là tội nguy hiểm nhất, nó xâm hại đến quan hệ xã hội, có tầm quan trọng đặc biệt đó là độc lập, chủ quyền, thông nhât và toàn ven lành thổ của Tổ quốc, xâm hại đến lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và đến sự tồn tại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam Như vậy, khách thể của tội phản bội chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực Tổ quốc được Nhà nước bảo vệ là “Độc lập, lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa”.
b) Mặt khách quan
Được thể hiện ở hành vi của công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thông nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị cơ sở quốc phòng, sự tôn tại và vững mạnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hành vi cầu kết với nước ngoài được hiểu là quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước ngoài và thường được thể hiện ở một trong những hành vi sau:
– Bàn bạc với nước ngoài về âm mưu chính trị nhằm chống phá Nhà nước hoặc các vấn đề khác như: chủ trương, phương thức, kế hoạch hoạt động trước mắt cũng như lâu dài gây phương hại cho nên độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
– Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài về vật chất như tiên bạc, vũ khí, đạn dược, phương tiện kỹ thuật, và các lợi ích vật chất khác phục vụ cho việc chống phá Nhà nước.
– Hoạt động dựa vào các thể lực nước ngoài, hoặc tiếp tay cho nước ngoài chống lại Tổ quốc như dùng lãnh thổ nước ngoài làm hậu phương, căn cứ địa bàn để hoạt động hoặc tiếp tay, tạo điều kiện cho nước ngoài tiến hành các hoạt động chống lại độc lập chủ quyền, thống nhất toàn ven lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, mặt khách quan của tội phản bội Tô quốc là một yếu tố quan trọng trong cấu thành tội phạm, nhờ đó mà có thể phân biệt được tôi phản bội Tổ quốc với các tội danh khác trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia.
c) Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc
Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc phải là công dân Việt Nam, tức là người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam Người nước ngoài không phải là chủ thể của phản bội Tổ quốc (đây là một trong những điểm khác biệt so với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
d) Mặt chủ quan
Tội phản bội Tổ quốc được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp với mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, khả năng quốc phòng, sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đây là dấu hiệu bắt buộc phải xác định rõ, người thực hiện hành vi nghiêm trọng có thể chỉ nhăm vào một vài mục tiêu nói trên, nhưng nói chung là thay đổi chế độ kinh tế – xã hội của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân, nội dung quan trọng nhất cua mục đích chống chính quyền nhân dân Mục đích phạm tội là chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị kinh tế của đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân. Tuy nhà làm luật không nêu ra dấu hiệu mục đích chống chính quyền nhân dân hoặc chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong điều luật đã thể hiện rõ ràng mục đích chống chính quyền nhân dân
3. Hình phạt đối với tội phản bội Tổ quốc:
Hình phạt là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất, được áp dụng phổ biến và có lịch sử lâu đời. Nhà nước quy định và áp dụng hình phạt để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của công dân và lợi ích chung của xã hội.
Tỉnh chất và mức độ nghiêm khắc của hình phạt được quy định xuất phát từ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, phản ánh sự phân hóa trách nhiệm hình Sự và hình phạt tạo cơ sở để áp dụng pháp luật hình sự một cách hợp lý và công băng, tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm càng cao thì hình phạt tương ứng được quy đình càng nghiêm khắc.
Đối với nước ta, hình phạt quy định đối với tội phản bội Tổ quốc luôn là những hình phạt nặng nhất, nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người phạm tội phản bội Tổ quốc.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);
– Luật Tố tụng hình sự năm 2015.