Nhìn chung chúng ta có thể thấy đầu thú và tự thú là những hành động của người phạm tội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trình báo về hành vi phạm tội do mình gây ra và nhận sự khoan hồng của pháp luật. Vậy cùng bài viết hiểu thêm về Tự thú là gì? So sánh, phân biệt giữa tự thú và đầu thú?
Mục lục bài viết
1. Tự thú, đầu thú là gì?
Tự thú là tự bản thân người phạm tội họ nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của họ trước pháp luật, trong khi chưa ai phát hiện được họ phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.
Có thể hiểu đầu thú là khi có một người phạm tội và họ biết có người đã biết họ thực hiện hành vi phạm tội và người phạm tội đó biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý về tội phạm mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.
2. So sánh, phân biệt giữa tự thú và đầu thú:
2.1. Điểm giống nhau giữa đầu thú và tự thú:
2.2. Điểm khác nhau giữa đầu tú và tự thú:
Tiêu chí | Tự thú | Đầu thú |
Căn cứ pháp lý | Tự thú được quy định tại Điểm h, khoản 1 Điều 4 | Đầu thú được quy định tại Điểm i, khoản 1 Điều 4 |
Khái niệm | Tự thú chính là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. | Đầu thú chính là sau khi bị phát hiện, người phạm tội đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình. |
Đặc điểm nổi bật | Khi người phạm tội tự thú khi chưa ai biết mình phạm tội hoặc đã có người biết hành vi phạm tội nhưng chưa xác định được chủ thể thực hiện hành vi. | Người phạm tội đầu thú khi đã có người biết mình thực hiện hành vi phạm tội |
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự | Tự thú thì sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật | Đầu thú thì ngược lại, nó không được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trong quá trình điều tra, xét xử việc xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ tùy thuộc vào quyết định của |
Việc miễn trách nhiệm hình sự | Đối với người phạm tội ra tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu: Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận | Người phạm tội ra đầu thú thì không được miễn trách nhiệm hình sự |
3. Tự thú có được hưởng khoan hồng không:
Khoan hồng được hiểu đó là đối xử độ lượng đối với những người có lỗi và đối với trường hợp này thì người phạm tội nhận sự khoan hồng từ pháp luật và đầu thú sẽ không được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trong quá trình điều tra, xét xử việc xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ tùy thuộc vào quyết định của
Cơ quan có thẩm quyền:
– Sau khi tiếp nhận người phạm tội đầu thú, cơ quan, tổ chức phải
– Cơ quan điều tra tiếp nhận người đầu thú phải kiểm tra xem tội phạm đầu thú có thuộc thẩm quyền điều tra của mình hay không. Nếu thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải
– Đầu thú là trường hợp người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình. Tự thú và đầu thú có điểm khác nhau cơ bản về thời điểm khai báo của người phạm tội (xem tại điểm h, điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự).
– Khi người phạm tội đến đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản về việc tự thú, đầu thú. Trong biên bản phải ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú.
Theo quy định tại
+ Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Kết luận: Theo như trên có thể thấy, pháp luật đề ra những quy định để có thể có chính sách khoan hồng cho người phạm tội để họ sửa chữa lỗi lầm của mình. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận người phạm tội ra tự thú, đầu thú và thực hiện các thủ tục theo quy định mà pháp luật đề ra.
4. Ý nghĩa của việc người phạm tội tự thú, đầu thú:
Pháp luật hình sự có quy định về tự thú theo đó có thể thấy tự thú thể hiện chính sách khoan hồng nhất quán của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những người lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải. Thành tâm tự thú là một hành vi tích cực và là biểu hiện của sự ăn năn muốn hối cải của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm pháp.
Căn cứ dựa trên quy định của Bộ Luật dân sự quy định việc người phạm tội tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Quy định về tự thú còn là quy định mang tính phòng ngừa tích cực trong xã hội và có ý nghĩa rất lớn đối với điều tra vì có thể rút ngắn thời gian. Theo đó mà hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm và ngăn chặn được những hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đến những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội, làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động mà tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình.
Việc người phạm tội tự thú trước pháp luật về tội phạm của mình có ý nghĩa tích cực đó là quá trình truy bắt đối tượng phạm tội được rút ngắn và thời hạn thực hiện các hành vi tố tụng cũng sẽ không tốn nhiều. Vì những ý nghĩa đó, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta, luôn khuyến khích tự thú. Cũng chính vì vậy mà luật cũng quy định những thủ tục tố tụng và các điều kiện pháp lý khác có lợi cho người tự thú.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015.