Hành vi liên quan đến đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc được điều chỉnh trong luật Hình sự. Vậy làm thế nào để phân biệt tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc và gá bạc:
Nội dung | Tội đánh bạc | Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc |
Căn cứ pháp lý | Điều 321 Bộ luật Hình sự | Điều 322 Bộ luật Hình sự |
Khách thể | Đánh bạc là hoạt động tham gia một trò chơi được tổ chức dưới bất kỳ hình thức nào . Theo đó, các bên tham gia chấp nhận được thua bằng tiền hoặc tài sản; Tội đánh bạc là tội xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội. Vì mức độ ảnh hưởng nêu trên nên tội đánh bạc được coi là một tệ nạn của xã hội. | Tổ chức đánh bạc là hành vi của cá nhân hoặc nhóm người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Gá bạc là chứa chấp, cho phép các đối tượng thực hiện việc đánh bạc tại khu vực mình quản lý hoặc nơi thuộc sở hữu với mục đích là để thu tiền trục lợi. Cũng như đối với tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì cờ bạc nói chung và tổ chức hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn của xã hội. |
Mặt khách quan | – Thực hiện hành vi đánh bạc mà cá nhân sử dụng các hình thức như đánh bài, tổ tôm, sóc đĩa, đánh ba cây, cá độ bóng đá,… – Xét về giá trị tiền, hiện vật dùng đánh bạc: Hành vi đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, có thắng thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng – 50 triệu đồng; tiền hoặc hiện vật có giá trị dưới 5 triệu đồng nhưng trước đó đã vi phạm hành vi tương tự mà chưa được xóa án tích. Tiền và hiện vật dùng để đánh bạc được xác định bằng tiền và hiện vật thu giữ tại chiếu bạc; tiền và hiện vật trên người các con bạc mà có căn cứ sẽ dùng để đánh bạc; tiền và hiện vật thu giữ ở nơi khác mà có căn cứ sẽ dùng để đánh bạc. + Đối với người đánh bạc dưới hình thức cá độ, đánh đề: Tiền và hiện vật được xác định bằng số tiền đã bỏ ra cộng với số tiền thắng được. + Đối với chủ đề, chủ cá độ: Tiền và hiện vật được xác định bằng số họ đã nhận được từ người chơi và số họ đã trả cho người trúng. | – Tội phạm được thể hiện ở hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép. + Đối với tội tổ chức đánh bạc thì người phạm tội phải tổ chức ít nhất từ hai người trở lên đánh bạc, vì việc đánh bạc phải có từ hai người trở lên mới đánh bạc được, không ai đánh bạc với chính mình cả; + Hành vi gá bạc (chứa chấp việc đánh bạc) nhất thiết phải là lầy tiền (tiền hồ) thì mới bị coi là gá bạc |
Chủ thể | Chủ thể của tội phạm không phải chủ thể đặc biệt, bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm này. Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. | |
Mặt chủ quan | Người phạm tội khi tiến hành thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý; nhận thấy được hành vi của mình là hành vi của mình là trái phép, có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. | |
Hình phạt | Khi cá nhân có hành vi đánh bạc trái phép thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong các khung phạt dưới đây, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm. Theo pháp luật hiện hành thì những cá nhân đánh bạc có thể đối diện với một tỏng 2 khung hình phạt, bao gồm: – Khung 1: Bị phạt tiền từ từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; – Khung 2: Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; – Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. | Đối với hành vi được xác định là tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì có thể truy tố trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt thuộc 1 trong 03 Khung hình phạt như sau: – Khung 1: Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 322, Bộ luật hình sự thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; – Khung 2: Được áp dụng đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp theo quy định, có thể sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; – Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
2. Những quy định mới của BLHS 2015 so với BLHS 1999 với tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:
2.1. Nội dung liên quan đến tội đánh bạc:
– Về định lượng: Để đánh giá hành vi của cá nhân có vi phạm tội đánh bạc hay không thì yếu tố định lượng, xác định số tiền đánh bạc là một trong yếu tố cốt lõi, quan trọng. So với quy định tại Điều 248 BLHS 1999 thì Điều 321 BLHS 2015 đã có sự thay đổi về việc nâng mức định lượng số tiền đánh bạc để truy cứu trách nhiệm hình sự với mức khởi điểm từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng đối với người phạm tội lần đầu (khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015).
Ngoài ra, sau khi luật hình sự được sửa đổi thì đã bổ sung thêm tình tiết định tội là “đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này” để tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm cũng như có tính răn đe, kiểm soát chặt hơn tội này. Theo đó, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi đánh bạc mà thu giữ được số tiền dùng để vi phạm dưới 5.000.000đ. Đồng thời, theo ghi nhận mới nhất thì pháp luật đã nâng mức phạt tiền từ 20.000.000đ đến 100.000.000đ tại khoản 1 Điều 321 BLHS so với 5.000.000đ đến 50.000.000đ quy định tại khoản 1 Điều 248 trước đây.
– Liên quan đến tình tiết định khung: Đã có sự bổ sung thêm tình tiết định khung là “Hành vi sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”
– Đối với mức hình phạt khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Trước đây, khung hình phạt đầu tiên của tội này chỉ quy định tại khoản 1 là từ 6 tháng đến ba năm , hiện tại đã nâng mức phạt tù ở khoản 1 từ 6 tháng đến ba năm; Nếu áp dụng khung hình phạt thứ 2 thì đang được áp dụng là ba năm đến bảy năm, trong khi đó, cùng quy định một loại tội phạm như vậy nhưng chỉ áp dụng mức tù từ hai năm đến bảy năm;
Đồng thời, áo dụng mức hình phạt bổ sung cũng có sự điều chỉnh về số tiền, ban đầu từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng sau đó sửa đổi lên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (khoản 3 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).
2.2. Đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:
– Thay đổi nổi bật được nhắc đến liên quan đến tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là bổ sung một số tình tiết được coi dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm, đó là:
+ Thực hiện hành vi tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu và nằm trong sự quản lý của mình để tạo điều kiện cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
+ Khi xem xét, cơ quan điều tra nhận thấy tổng số tiền hoặc hiện vật được các cá nhân dùng đánh bạc trong cùng 01 lần mà giá trị lên tới 20.000.000 đồng, thậm chí cao hơn số này; tiến hành tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc;
+ Để hỗ trợ cho hành vi vi phạm diễn ra suôn sẻ mà đối tượng này lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; Có hoạt động phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc ( khoản 1 Điều 322).
– Có quy định cụ thể hơn về tình tiết “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” tại điểm b khoản 2 Điều 249 BLHS năm 1999 bằng tình tiết “thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên” tại điểm b khoản 2 Điều 322 BLHS năm 2015. Hoạt động sửa đổi này giúp cho bên cơ quan có thẩm quyền định tội cách công bằng, chính xác, nhanh chóng hơn.
– Nâng mức phạt tiền tại khoản 1 từ 10.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng thành từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng”.
– Sửa đổi hình phạt bổ sung Khoản 3 Điều 322 BLHS năm 2015 như sau: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”, thay cho Khoản 3 Điều 249 BLHS năm 1999 là “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
3. Bất cập về quy định liên quan đến xác định số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc:
Hiện nay, để xử lý với các hành vi đánh bạc tổ chức đánh bạc, gá bạc được quy định tại Điều 321 của Bộ Luật Hình sự 2015 đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22 tháng 10 năm 2010. Tuy nhiên văn bản hướng dẫn này vẫn tồn tại những bất cập nhất định liên quan đến việc xác định số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc, cụ thể: Theo khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 01 hướng dẫn như sau:
– Nội dung 1: Tiền hoặc hiện vật thu thập trưcj tiếp tại chiếu bạc sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu giữ;
– Nội dung 2: Tiền hoặc hiện vật mà cơ quan có thẩm quyền thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định số tiền này đã được sử dụng hoặc sẽ được dùng để đánh bạc;
– Nội dung 3: Tiền và các hiện vật thu giữ ở những địa điểm và khu vực khác mà có đủ căn cứ xác định đã được sẽ được dùng đánh bạc;
Với hướng dẫn nêu trên, nội dung một được trình bày trong bài viết nếu sử dụng trên thực tế còn có tính khả thi phù hợp và dễ áp dụng. Còn đối với các nội dung 2 và 3 sẽ gặp những vướng mắc bất cập như sau:
Thuật ngữ “có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc” được ghi nhận trong văn bản hướng dẫn nhưng nếu thực hiện theo đúng quy định này thì vấn đề xác minh tội phạm mang tính chất định tính, không có tính khách quan dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc xử lý các vụ án đánh bạc. Sở dĩ, để chứng minh một người có hành vi vi phạm cần có chứng cứ, chứng minh cụ thể rõ ràng về việc thu giữ từ các con bạc, trên chiếu bạc.
Không thể nào chỉ dựa trên lời khai của người đánh bạc để coi số tiền thu giữ trong người con bạc hoặc thu giữ ở các nơi khác đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc. Nếu người đánh bạc thừa nhận là số tiền đó thì sẽ được sử dụng làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu không thừa nhận số tiền thu giữ được thì cơ quan cũng không có thể định lượng truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy việc định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự khi căn cứ vào lời nhận tội của bị can, bị cáo là đang không phù hợp với quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Vì, theo quy định tại Điều 98
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
–
–